TP.HCM sắp xếp lại điểm bán ở chợ truyền thống
Để tăng điểm cung ứng thực phẩm, mặt hàng tươi sống như rau, củ, Sở Công Thương đề nghị chính quyền các địa phương xem xét sắp xếp chỗ bán phù hợp tại các chợ đang dừng hoạt động.
Ngày 13/7, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương ký công văn hỏa tốc, hướng dẫn tổ chức hoạt động chợ truyền thống nhằm gia tăng điểm cung ứng hàng hóa ở thành phố khi áp dụng Chỉ thị 16.
Sở Công Thương đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, căn cứ tình hình thực tế, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch.
Chính quyền các địa phương có trách nhiệm tổ chức, đánh giá phương án phòng, chống dịch tại chợ; nghiên cứu rà soát các tiêu chí chưa đạt, hoặc không đủ điều kiện để sớm khắc phôi phục, đưa chợ hoạt động trở lại.
Để giảm tải lượng khách đến siêu thị, tăng điểm cung ứng lương thực, thực phẩm và mặt hàng tươi sống như rau, củ, quả, Sở Công Thương lưu ý chính quyền TP Thủ Đức và các địa phương một số đề nghị.
Việc xem xét tổ chức, thí điểm các điểm bán trong chợ truyền thống nhằm giảm tải lượng khách đổ về siêu thị. Ảnh: Chí Hùng.
Trong đó, Sở Công Thương đề nghị các địa phương chỉ đạo đơn vị quản lý chợ đang đình chỉ hoạt động trên địa bàn chọn vị trí, tổ chức các điểm bán phù hợp tại khu vực chợ. Khu vực sạp, tiểu thương bố trí đảm bảo giãn cách; tận dụng các diện tích trống trong chợ như khu kinh doanh thức ăn, sân chợ để tổ chức kinh doanh.
Trước mắt, các địa phương rà soát, thí điểm từ 2 đến 10 tiểu thương tùy theo mô hình hoạt động chợ, kinh doanh rau, củ, quả.
Trong trường hợp nhiều tiểu thương có chung nhu cầu kinh doanh, đơn vị quản lý chợ sắp xếp, tổ chức cho các tiểu thương này bán theo hình thức luân phiên. Tiểu thương tại chợ phải chủ động nguồn hàng, phân chia sẵn, đóng gói sản phẩm theo quy cách đồng giá để thuận tiện, nhanh chóng cho cả người bán và mua.
Chính quyền các địa phương thông tin qua khu phố, tổ dân phố về các điểm bán này trước để người dân nắm. Ngoài ra, đơn vị quản lý cần phát thẻ ra vào chợ để kiểm soát số lượng, phân bổ số người đến theo khung giờ; khống chế lượng khách ra vào chợ.
Đến ngày 12/7, thành phố đang có 63/234 chợ truyền thống hoạt động. 171 chợ còn lại phải tạm đình chỉ để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết 3 chợ đầu mối và 4 siêu thị lớn phải tạm ngưng hoạt động do liên quan tới ca nhiễm nCoV. Các chợ truyền thống phải tạm ngưng phục vụ vì hai lý do: Liên quan ca nhiễm nCoV; hoặc địa phương đánh giá hoạt động của chợ chưa đảm bảo theo bộ tiêu chí an toàn của thành phố.
TP.HCM: Tiểu thương chợ truyền thống phải lấy tên, số điện thoại khách để phòng... truy vết
Chiều 26.6, Sở Công thương TP.HCM có công văn hỏa tốc về vấn đề tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ truyền thống.
TP.HCM "siết" chợ truyền thống bằng việc triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng để có dữ liệu cách ly, truy vết chống dịch Covid-19 . ẢNH: NG.NG
Để đảm bảo hàng hóa lưu thông liên tục, không bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19 tại một số chợ truyền thống, nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25.6, Sở Công thương đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp tại các chợ truyền thống.
Bản tin Covid-19 ngày 26.6: Dốc toàn lực chặn đứng dịch bệnh "leo thang"
Cụ thể, Sở chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thực hiện đúng hướng dẫn hoạt động kinh doanh với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm, tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ hàng hóa không thiết yếu. Đồng thời, thông báo cụ thể thông tin hàng hóa lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm hoạt động và khu vực tổ chức kinh doanh tại chợ để khách hàng, người dân được biết.
Ngoài thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, Sở Công thương yêu cầu các chợ triển khai tiểu thương thực hiện ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ thông tin: họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng, thời điểm giao dịch trong ngày... để phục vụ việc truy vết, cách ly khi cần thiết.
Ngoài ra, các chợ truyền thống phải được phong tỏa cửa phụ, lối đi phụ của chợ để phân luồng lối ra - vào và tập trung nhân lực kiểm soát khu vực chính nhằm đảm bảo việc giám sát thương nhân, người lao động và khách ra vào chợ thực hiện đủ các biện pháp phòng chống dịch; triển khai phương án phân luồng, di chuyển một chiều, điều tiết lượng khách vào chợ bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,5 mét cho người dân khi mua sắm.
Chợ truyền thống vẫn hẩm hiu dù TP.HCM đã dẹp chợ tự phát phòng Covid-19
Với chợ có mật độ mua sắm đông, nguy cơ lây nhiễm cao, tùy thuộc tình hình thực tế, các đơn vị quản lý chợ cần rà soát tổng thể để có phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu thực hiện phương án phát phiếu và chợ, tổ chức cho thương nhân kinh doanh xen kẽ, luân phiên nhằm giảm sự tập trung...
TP.HCM: Xuất hiện 19 ca nhiễm Covid-19, chợ đầu mối Hóc Môn ngừng hoạt động trực tiếp Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (H.Hóc Môn, TP.HCM) dừng tập kết hàng hóa trực tiếp tại chợ trong vòng 6 ngày để doanh nghiệp quản lý chợ hoàn chỉnh phương án phòng chống dịch Covid-19. Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm ở một khu chợ truyền thống sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 . ẢNH: KHÁNH TRẦN Ngày...