TP.HCM rốt ráo chuẩn bị khởi công xây dựng đường Vành đai 3
Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ được dự kiến khởi công vào quý III/2021 sau thời gian dài ngưng trệ vì giải phóng mặt bằng và huy động vốn…
Đường Vành đai 3 giải quyết các điểm nghẽn giao thông từ TP.HCM đi Long An, Bình Dương, Đồng Nai
Tổng công ty Cửu Long (chủ đầu tư) đã có báo cáo Sở GTVT TP.HCM về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.
Hiện tại, trong tổng số 98,54km tuyến Vành đai 3 đi qua TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, hiện chỉ có 16,3km (đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng với quy mô 6 làn xe cơ giới, chiếm 17% tổng chiều dài Vành đai 3), còn lại 82,24km chưa được đầu tư xây dựng.
Video đang HOT
Theo Tổng công ty Cửu Long, đoạn đường Vành đai 3 đi trên địa phận TP.HCM có tổng chiều dài 53,89km (chiếm 55% tổng chiều dài tuyến) và được chia làm 3 phân đoạn.
Đoạn 1 (Tân Vạn – Nhơn Trạch) dài 20,81km, quy mô 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, bao gồm 2 dự án thành phần: Dự án thành phần 1A: Dài 8,75 km được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Hàn Quốc ( Bộ Tài chính đang đàm phán hiệp định vay với Chính phủ Hàn Quốc) và vốn đối ứng (Ngân sách Thành phố chi trả giải phóng mặt bằng đoạn trên địa bàn TP.HCM dài 2,45km với kinh phí GPMB khoảng 148,91 tỷ đồng)
Dự án thành phần 1B dài 8,96km theo hình thức hợp đồng BOT (trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng do Nhà đầu tư BOT chi trả là 1.053,08 tỷ đồng).
Đối với Đoạn 3 (Bình Chuẩn – QL 22) dài 10,87km; Đoạn 4 (QL 22 – Bến Lức) dài 22,21km, ngày 13/12/2019, Tổng công ty Cửu Long đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất thay đổi phương án đầu tư dự án thành phần đoạn Bình Chuẩn – QL 22 và dự án thành phần đoạn QL 22 – Bến Lức thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 3 TP.HCM sang hình thức đầu tư công sử dụng vốn vay ODA của ADB và EDCF. Bộ GTVT đang xem xét.
Về tiến độ dự kiến triển khai các phân đoạn trong thời gian tới, Tổng công ty Cửu Long dự kiến lựa chọn xong nhà đầu tư và khởi công vào quý III năm 2021 đối với dự án thành phần 1A và 1B thuộc Đoạn 1 (Tân Vạn – Nhơn Trạch) dài 20,81km.
Đối với các đoạn 3 (Bình Chuẩn – QL22) và đoạn 4 (QL22 – Bến Lức) sẽ triển khai công tác GPMB để đẩy nhanh tiến độ dự án khi có nguồn vốn.
Trong đó, phía Tổng công ty Cửu Long đề xuất cần ưu tiên tập trung nguồn lực để xây dựng trước 4,7km đoạn Vành đai 3 nối từ nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đến nút giao giữa Vành đai 3 với QL 22 (thuộc phân đoạn Bình Chuẩn – QL 22) nhằm nhanh chóng phát huy hiệu quả của tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2025 để giảm tải cho tuyến QL.22 hiện hữu đã quá tải.
Chuyên gia kiến nghị sớm có sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô
Chuyên gia đề nghị chỉ phát triển sân bay Nội Bài 50 triệu khách/năm và sớm xây sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô ở phía nam Hà Nội để năm 2045 đón khách dự kỷ niệm 100 năm thành lập nước, thay vì năm 2040 mới nghiên cứu vị trí sân bay này.
Chuyên gia đề nghị chỉ nên nâng công suất sân bay Nội Bài lên 50 triệu khách thay cho 100 triệu khách/năm và sớm làm sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô, thay vì đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - đề xuất như vậy tại Hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 3-3.
Theo ông Chính, sân bay Nội Bài (công suất hiện tại 25 triệu khách/năm) nên phát triển đến 50 triệu khách/năm như quy hoạch cũ. Nếu nâng công suất Nội Bài lên 100 triệu khách/năm sẽ phải làm thêm metro tới sân bay, đường vành đai 3,5, làm thêm đường trên cao ở đường Võ Nguyên Giáp..., phá vỡ quy hoạch trục đô thị, tập trung giao thông quá dày đặc vào khu vực bắc sông Hồng trong khi quy hoạch thủ đô tính toán cả phía nam sông Hồng.
Ông Chính đề xuất có sân bay thứ 2 ở phía nam Hà Nội để có cơ sở kết nối các tuyến giao thông từ Hà Nội về, không bỏ quên khu vực phía nam để khu vực này phát triển bền vững hơn.
"Dự thảo quy hoạch đề cập sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí, nhưng nên làm sớm để năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước khách quốc tế sẽ đến dự lễ qua sân bay thứ 2 hiện đại ở phía nam thủ đô.
Chúng tôi đề xuất vị trí ở Ứng Hòa (Hà Nội), Thanh Miện (Hải Dương), Phủ Lý (Hà Nam). Không nên so sánh các vị trí này với Tiên Lãng (Hải Phòng) vì chúng tôi đề nghị Tiên Lãng là sân bay thứ 2 của Hải Phòng thay cho sân bay Cát Bi quá tải", ông Chính bày tỏ.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Bách Tùng - phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) - đồng tình việc xem xét vị trí sân bay thứ 2 của vùng thủ đô.
"Tìm một vị trí sân bay rất nan giải, chứ không phải khoanh 2.000 - 3.000ha là làm được sân bay. Sân bay Long Thành chúng tôi được giao nghiên cứu từ năm 1997. Sân bay làm trên vùng bằng phẳng nhưng chúng tôi phải tìm luận chứng từ năm 1997 đến 2003 mới được Thủ tướng phê duyệt vị trí, nay mới khởi công là gần 25 năm", ông Tùng dẫn chứng.
Thêm biển báo, dải phân cách ngăn xe quay đầu tại cầu Thăng Long Sở GTVT TP Hà Nội yêu cầu bổ sung biển báo và dải phân cách mềm để ngăn xe cộ quay đầu tại lối lên cầu Thăng Long. Các hạng mục phải xong trước 23/1. Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông TP bổ sung một số hạng mục để...