TP.HCM rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư BT
UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT nếu phát hiện vi phạm để kịp thời thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát.
Ngày 8-3, UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu các sở ngành khẩn trương rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư theo hình thức BT ( xây dựng – chuyển giao ).
Theo UBND TP, việc rà soát, điều chỉnh này thực hiện theo Nghị quyết 160 của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện các dự án theo hình thức BT.
Theo đó, UBND TP yêu cầu đối với hợp đồng BT nằm trong các dự án đã ký kết trước ngày 1-1-2018 chưa hoàn thành việc thanh toán thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu, đề xuất việc thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Việc thanh toán đảm bảo đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai…
Đối với hợp đồng BT ký từ ngày 1-1-2018 (trong đó có điều khoản sử dụng tài sản công để thanh toán), UBND TP giao các Sở đã được phân công ký kết hợp đồng, rà soát lại nội dung của hợp đồng đã ký. Trường hợp nội dung hợp đồng BT phù hợp với quy định thì đề xuất UBND TP quyết định tiếp tục thanh toán theo quy định.
Riêng nội dung chưa phù hợp với các quy định thì phải đàm phán điều chỉnh lại nội dung hợp đồng BT theo đúng với Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước…
Đối với các dự án BT đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật trước ngày nghị quyết số 160 có hiệu lực nhưng chưa ký hợp đồng BT, UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất việc đàm phán, ký kết hợp đồng BT đảm bảo tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
UBND TP cũng giao Giám đốc Sở Tư pháp rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện nhằm đảm bảo các hợp đồng được ký kết công khai, minh bạch, đúng quy định, không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.
Video đang HOT
UBND TP cũng giao Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất điều chỉnh lại Hợp đồng BT, nếu phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước; đề xuất điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT nếu phát hiện vi phạm để kịp thời thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Đồng thời tham mưu, đề xuất xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm theo đúng qui định của pháp luật.
Trên địa bàn TP hiện có nhiều dự án được triển khai đầu tư theo hình thức BT, trong đó phải kể đến như dự án chống ngập do triều khu vực TP.HCM có xét tới yếu tố biến đổi khí hậu tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Theo Tá Lâm
Pháp luật Thành phố HCM
Lo thất thoát, lãng phí trong đầu tư công
Nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn về tình trạng đầu tư công còn dàn trải, nhiều dự án chưa cấp thiết nhưng vẫn được xây dựng
Ngày 29-10, Quốc hội (QH) dành cả ngày thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kê hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm, từ 2019-2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng của năm 2017.
6 đồng đầu tư mới tạo ra 1 đồng tăng trưởng
Đại biểu (ĐB) QH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết về cân đối ngân sách vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất đai, tài nguyên và bán tài sản nhà nước, tức là phụ thuộc vào các khoản thu 1 lần và không có tính bền vững. Nhưng hiệu quả đầu tư là vấn đề còn đáng lo lắng hơn. Việc phải tốn hơn 6 đồng đầu tư mới có 1 đồng tăng trưởng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn còn rất thấp.
Theo chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vẫn còn nhiều dự án chưa có tính cấp thiết hay có giá trị sử dụng không cao như tượng đài hay quảng trường... đang được xây dựng. Việc phân bổ vốn đầu tư theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa, mỗi địa phương, mỗi bộ, ngành một ít chứ không dựa trên cơ sở hiệu quả tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Số lượng các dự án đầu tư bị đội vốn, bị chậm tiến độ có thể kể ra rất nhiều. Đầu tư kém hiệu quả và lãng phí còn thể hiện ở vô số dự án không bảo đảm chất lượng, vừa hoàn thành đã phải sửa chữa. Ví dụ gần đây nhất là dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
"Nếu những ràng buộc trách nhiệm đối với những người ra quyết định và tổ chức thực thi không được xác định rõ, e rằng càng giải ngân nhiều, càng giải ngân nhanh thì thất thoát, lãng phí và nợ công sẽ ngày càng lớn hơn" - ông Lộc quan ngại và đề nghị QH xem xét, cân nhắc kỹ khi thông qua dự án Luật Đầu tư công sửa đổi lần này.
Còn theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM), nợ phải trả tiền lãi vay và nợ gốc đến hạn đang cao dần. Dù duy trì nợ công dưới trần là 61,4%, nợ Chính phủ là 52%, nợ nước ngoài sát trần nhưng số nợ đến hạn đang ngày một tăng nên Chính phủ và QH cần thận trọng lựa chọn, ưu tiên dự án nào để bảo đảm đầu tư theo kế hoạch.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo xây dựng và công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư. Làm như vậy thì sẽ không còn tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhấn mạnh những bất cập trong chi tiêu công chậm được khắc phục và đang tiếp tục duy trì ở mức cao Ảnh: TTXVN
Phân bổ vốn dàn trải
ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho biết việc sử dụng ngân sách tài sản công và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả. Điển hình như dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) đang có khoảng trống pháp lý trong sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư. Theo ĐB này, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước công bố gần đây có đến 90% dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư qua chỉ định thầu dù pháp luật có quy định cả hình thức đấu thầu công khai. Bên cạnh đó, quy định thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không bảo đảm nguyên tắc. Không ít dự án BT đang bị biến tướng thành cuộc "giao dịch ngầm" theo cơ chế xin-cho giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, gây thất thoát nguồn đầu tư công và tài sản công rất lớn.
ĐB Mai Sỹ Diến nhấn mạnh qua kiểm toán 30 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỉ đồng, trong đó có dự án tỉ lệ xử lý tài chính lên đến 27% tổng giá trị dự án được kiểm toán. Nhiều dự án giao nhà đầu tư thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn đến có thể không bảo đảm khách quan; gây thất thoát trong quá trình thi công.
"Điều này cho thấy việc thực hiện dự án BT chưa thực sự giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách. Vậy có nên tiếp tục thực hiện các dự án BT như thời gian vừa qua hay không? Đề nghị Chính phủ cân nhắc và báo cáo QH" - ĐB này nêu.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng khi đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công thì cụm từ "đầu tư dàn trải" dường như quen thuộc. Theo ĐB Mai, tổng mức đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỉ đồng, tương đương với đó là 9.620 dự án. Với nguồn trái phiếu Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, mỗi địa phương đều được phân bổ một dự án trong số 260.000 tỉ đồng. "Hiếm quốc gia nào có phương pháp phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án như chúng ta" - bà Mai nói và cho rằng trong hàng ngàn công trình hoàn thành có bao nhiêu là hiệu quả cao, hiệu quả thấp hay chưa hiệu quả? Hiện chưa có câu trả lời chính xác. Do đó, trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, nợ công vẫn ở mức cao, bội chi lớn, lãi suất ngày một tăng, bắt buộc chúng ta phải có sự lựa chọn theo hướng tập trung, tránh dàn trải.
"Công bằng là nguyên tắc quan trọng được đề cập ở hầu hết các nghị quyết về phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, công bằng không có nghĩa là cào bằng, mà thực sự cần có một trật tự ưu tiên phù hợp với tính cấp thiết tại từng thời điểm, có lộ trình thích hợp" - ĐB Vũ Thị Lưu Mai nói.
Hôm nay, 30-10, QH bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài 3 ngày. Mở đầu, QH sẽ nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của QH về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 QH khóa XIV. Nghe chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của QH về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 QH khóa XIV... Điểm mới trong chất vấn lần này là không chất vấn theo nhóm vấn đề, không lựa chọn danh sách "cứng" người ngồi "ghế nóng" mà chất vấn tất cả thành viên Chính phủ. Những bộ trưởng, trưởng ngành nào có nội dung liên quan đều phải trả lời nếu ĐB chất vấn.
"Tiền chùa"?
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đặt vấn đề: Tại sao những bất cập trong chi tiêu công được đặt ra từ rất nhiều năm qua nhưng chậm được khắc phục và vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao? Đây là một trong những nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
ĐB Mai Hoa nhấn mạnh cử tri rất bức xúc việc sử dụng ngân sách một cách lãng phí do tư duy coi ngân sách là "tiền chùa", do chi sai mục đích, chi để phục vụ bệnh thành tích như tổ chức rất nhiều sự kiện, những lễ kỷ niệm, lễ đón nhận danh hiệu một cách hoành tráng, rầm rộ; các hoạt động thăm hỏi rình rang và xây dựng các trụ sở nhiều hơn việc thực hiện các chính sách dân sinh.
Đã không còn "duyệt dự án mà không biết vốn ở đâu"
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận trước đây kế hoạch đầu tư công còn dàn trải, quyết định đầu tư ồ ạt nhưng không biết tiền ở đâu, rồi mới đi xin vốn, không đủ vốn phải xin ứng trước gây kéo dài dự án, nợ đọng không hiệu quả. Tuy nhiên, đây là hiện tượng của giai đoạn trước và giai đoạn 2016-2020 đang phải xử lý. Sau khi Luật Đầu tư công đi vào thực hiện, không còn tình trạng quyết định dự án mà không biết vốn ở đâu, bởi trong Luật Đầu tư công quy định "phê duyệt dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn cũng là hành vi vi phạm pháp luật".
Văn Duẩn
Theo nld.com.vn
Giải mã sức hút dự án tiềm năng của BIMGroup tại Phú Quốc Phú Quốc đang trở thành cái tên được nhiều người yêu thích trên bản đồ du lịch Đông Nam Á với bãi biển tuyệt đẹp và tiềm năng đầu tư bất động sản lý tưởng. Dự án Sailing Club Villas Phu Quoc do BIMLand (Thuộc Tập đoàn BIMGroup) là một trong những dự án nổi bật thu hút nhiều sự quan tâm của...