TP.HCM phát hiện thêm 2 ổ dịch mới ở quận 1 và quận 5, còn hơn 7.200 mẫu chưa có kết quả
Trong ngày 13-8, TP.HCM ghi nhận 2 ổ dịch dân cư mới tại quận 1 và quận 5 với 237 ca mắc COVID-19. Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 13-8, TP đã lấy hơn 1,2 triệu mẫu xét nghiệm, hiện còn 7.217 mẫu chưa có kết quả.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân ngụ quận Tân Phú, TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, hai ổ dịch mới này nằm ở khu vực dân cư, đã đưa vào theo dõi.
1. Ổ dịch tại đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 (còn gọi là khu Chợ Gà, Chợ Gạo):
Ca bệnh đầu tiên phát hiện vào ngày 8-7 qua khám sàng lọc tại bệnh viện. Chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa khu nhà trọ của bệnh viện và mở rộng xét nghiệm sàng lọc cho các hộ dân có nguy cơ cao, phát hiện thêm 101 ca.
Ngày gần nhất ghi nhận ca mắc mới là ngày 12-8 gồm 2 ca thuộc tuyến đường Yersin (cụ thể, 1 ca khám sàng lọc tại bệnh viện và 1 ca sàng lọc test nhanh) và 6 ca test nhanh thuộc tuyến đường Nguyễn Công Trứ.
Tổng cộng ổ dịch này đến nay có 175 ca xác định mắc COVID-19.
2. Ổ dịch 48 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5:
4 ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 24-7 qua diện tầm soát cộng đồng. Chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa hẻm và lấy 46 mẫu tầm soát vào ngày 1-8 và 102 mẫu ngày 6-8.
Đến ngày 2-8 phát hiện thêm 28 ca dương tính. Ngày 7-8, phát hiện thêm 29 ca thuộc khu phong tỏa. 3 ngày sau (ngày 10-8), ghi nhận 1 ca dương tính qua tầm soát bệnh viện.
Tổng cộng ổ dịch này đến nay có 62 ca xác định mắc COVID-19.
Video đang HOT
Ngoài 2 ổ dịch mới này, TP còn 18 ổ dịch đang diễn tiến, gồm 2 ổ dịch chợ, 15 ổ dịch khu dân cư, 1 ổ dịch thuộc cơ sở y tế.
Trong đó, ổ dịch liên phường 13, 15, quận 10 nhiều nhất trong 18 ổ dịch đang diễn tiến, với tổng số ca mắc COVID-19 là 912 ca. Theo đó, ca chỉ điểm phát hiện qua tầm soát chợ Hòa Hưng ngày 29-6. Ngày gần nhất ghi nhận ca bệnh là ngày 12-8 với 33 ca.
Cũng theo Sở Y tế, từ đầu đợt dịch thứ 4 (ngày 27-4) đến hết ngày 13-8, TP đã lấy 1.215.069 mẫu, trong đó có 720.850 mẫu đơn và 494.219 mẫu gộp, với 4.503.043 người được lấy mẫu. Tổng số mẫu chưa có kết quả là 7.217 mẫu (trong đó có 6.838 mẫu đơn và 397 mẫu gộp).
Tính đến 6h ngày 14-8, TP có 143.014 trường hợp mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố, trong đó có 142.618 ca nhiễm trong cộng đồng. Riêng từ 18h ngày 12-8 đến 18h ngày 13-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP ghi nhận 3.399 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 997 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện.
Hiện các bệnh viện đang điều trị 32.293 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 2.237 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Hà Nội cách ly 7.500 dân tại 5 phường ở quận Đống Đa
Người dân trong khu vực phong tỏa ở phường Văn Chương, quận Đống Đa xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm – Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 14-8, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết quận quyết định thiết lập khu vực cách ly y tế 7.550 nhân khẩu ở địa bàn 5 phường: Văn Chương, Hàng Bột, Thổ Quan, Khâm Thiên và Văn Miếu. Thời gian từ 19h ngày 13-8 đến 19h ngày 27-8.
Cụ thể, khu vực cách ly y tế tại phường Thổ Quan gồm: ngách 85 ngõ Trung Tả, nhà số lẻ từ 43 đến số 73; số nhà chẵn từ 28 đến 72. Hẻm 43/85 ngõ Trung Tả, nhà số lẻ từ 03 đến 45; số nhà chẵn từ 02 đến số 10. Hẻm 47/85 ngõ Trung Tả, nhà số lẻ từ 03 đến 09; số nhà chẵn từ 02 đến số 10. Phố Hồ Văn Chương, từ số nhà 3 đến 45. Tổng số có 106 hộ gia đình với 378 nhân khẩu.
Cách ly y tế tại phường Văn Chương gồm: khu vực 1 gồm toàn bộ khu dân cư số 3 và một phần khu dân cư số 6 và số 8. Khu vực 2 gồm một phần khu dân cư số 5 và 9. Khu vực 3 gồm một phần khu dân cư số 7 và 9. Tổng số 1.460 hộ gia đình với 4.750 nhân khẩu.
Cách ly y tế tại phường Văn Miếu gồm: tại ngõ 221 Nguyễn Khuyến, gồm toàn bộ hộ dân thuộc ngõ 221 Nguyễn Khuyến. Điểm phong tỏa tại 40 Nguyễn Khuyến, từ số nhà 38 đến số nhà 42. Điểm phong tỏa tại 26 Quốc Tử Giám, từ số nhà 4 đến số nhà 34 Quốc Tử Giám. Điểm phong tỏa tại 18 Ngô Tất Tố gồm: số nhà 61, 63, 65, 67, 69, 71 ngõ 38 Ngô Sĩ Liên; toàn bộ tập thể 18 Ngô Tất Tố; số nhà 35 Ngô Tất Tố. Tổng số dân tại 4 điểm phong tỏa là 492 nhân khẩu.
Cách ly y tế tại phường Khâm Thiên gồm: khu dân cư ngõ 1 phố Khâm Thiên, dãy chẵn từ số nhà 60 đến số 64, dãy lẻ từ số nhà 129 đến số 133. Tổng số 9 hộ gia đình với 50 nhân khẩu.
Khu vực cách ly y tế tại phường Hàng Bột gồm: toàn bộ ngõ 163 Tôn Đức Thắng; từ ngách 69 đến cuối ngõ giáp ranh phường Văn Chương và khu dân cư số 14. Tổng số hộ là 511 với 1.880 nhân khẩu.
Việc cách ly y tế 14 ngày để đảm bảo yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận Đống Đa.
Cùng ngày, ông Nguyễn Quốc Hoàn, phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết quận quyết định tiếp tục thực hiện cách ly y tế phường Chương Dương thêm 14 ngày, tính từ 0h ngày 14-8 đến 0h ngày 28-8.
Song song với việc thực hiện cách ly y tế phường Chương Dương, các lực lượng chức năng của quận, phường sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, sàng lọc các F0 trong cộng đồng.
Trước đó, sau khi phát hiện một dân quân tự vệ trực chốt kiểm soát dịch mắc COVID-19, quận Hoàn Kiếm quyết định phong tỏa toàn bộ phường Chương Dương từ ngày 31-7.
Khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh liên quan quán ăn tại Hải Dương
Ngày 14-8, lãnh đạo Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương xác nhận đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người xảy ra tại xã Kim Xuyên.
Trước đó, vào tháng 7-2021, bà N.T.N. (46 tuổi, trú tại thôn Phương Duệ, xã Kim Xuyên) là chủ quán ăn Nguyệt Vương nằm ven quốc lộ 5 đã ký cam kết với chính quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh ăn uống của quán. Tuy nhiên ngày 27-7, lực lượng chức năng phát hiện bà N. vẫn mở quán bán hàng ăn tại chỗ cho nhiều người.
Ngày 31-7, anh T.V.T. (36 tuổi, trú tại thôn Quỳnh Khê 1) là một trong số những người từng ăn tại quán của bà N. có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 1-8, bà N. cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.
Qua truy vết, xác định có 26 F1 liên quan đến bà N.. Theo tính toán sơ bộ, vụ việc đã gây thiệt hại hơn 118 triệu đồng ngân sách chi phí cho xét nghiệm, tiền ăn, sinh hoạt, phí rác thải sinh hoạt đối với 26 F1.
Nhiều bệnh nhân COVID-19 tại Cần Thơ xuất viện, trong đó có trẻ em
Các bé xuất viện vẫy tay chào y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY
Ngày 14-8, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho hay đã làm thủ tục xuất viện cho 77 bệnh nhân COVID-19, những bệnh nhân này đã khỏi bệnh và được đưa về địa phương cách ly tại nhà theo quy định.
Trong các trường hợp được xuất viện, có 12 trẻ em, trong đó có bé 12 tháng tuổi. Các bé điều trị cùng cha mẹ cũng là bệnh nhân COVID-19. Tất cả các bệnh nhân đều quê tại TP Cần Thơ.
Sau khi hoàn thành các thủ tục, bệnh nhân xuất viện được xe chuyên dùng của bệnh viện cùng đội taxi của thành phố đưa về quê miễn phí, tất cả sẽ được bàn giao cho địa phương để tiếp tục quản lý cách ly tại nhà.
Trước đó, từ ngày 1-8, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã được UBND TP quyết định chuyển đổi một phần công năng để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bệnh viện được chia thành 2 khu riêng biệt, khu điều trị bệnh nhân COVID-19 có quy mô 450 giường bệnh, trong đó có 50 giường dành cho hồi sức bệnh nhân nặng. Hiện bệnh viện đang tiếp nhận cấp cứu, phân loại và điều trị cho trên 400 bệnh nhân COVID-19 của TP Cần Thơ.
75 xe máy bị cháy tại Công an TP Thủ Đức do chập điện
75 xe máy đã bị thiêu rụi trong vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT Công an TP Thủ Đức.
Đến ngày 9-4, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT khiến 75 xe máy bị thiêu rụi.
Hiện trường 75 xe máy vi phạm bị cháy rụi
Theo đó, qua công tác khám nghiệm hiện trường giữa Công an TP Thủ Đức và các phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM, bước đầu nguyên nhân vụ việc được xác định là do chập điện.
Nguồn tin của PLO cho biết, các xe bị cháy chủ yếu là xe đã cũ nát, đã có quyết định tịch thu và đang trong quá trình thanh lý.
Trước đó, vào khoảng 22 giờ ngày 30-3, một ngọn đã bùng cháy tại bãi giữ xe vi phạm thuộc Đội CSGT TP Thủ Đức. Lực lượng PCCC đến dập ngọn lửa nhưng rất nhiều xe máy đã bị thiêu rụi.
Nữ tiếp viên xe buýt "từ chối" phục vụ người khuyết tật giải trình gì? Nữ tiếp viên xe buýt được cho từ chối phục vụ người khuyết tật đã có báo cáo giải trình đến đơn vị quản lý xe buýt về vụ việc. Trạm chờ xe buýt nơi xảy ra sự việc. Ngày 9-4, nữ tiếp viên xe buýt được cho là từ chối phục vụ người khuyết tật gây xôn xao trên mạng xã hội...