TP.HCM: Người từ 60 tuổi trở lên, có bệnh nền sẽ được khám bệnh tại nhà
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP.HCM sẽ tổ chức khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người có bệnh nền nhằm hạn chế lây nhiễm.
Ngày 17/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp trực tuyến bàn về công tác ứng phó dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết: “ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục duy trì biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế để hạn chế tối đa lây nhiễm trong cơ sở y tế và bảo vệ nhân viên y tế. Đồng thời, tập huấn cập nhật kiến thức chẩn đoán, điều trị dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, huy động các y, bác sĩ giỏi để điều trị cho các ca nhiễm, không để xảy ra tử vong, không để lây nhiễm chéo cho cán bộ y tế. Tổ chức khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh và công khai danh sách các bệnh viện khám tại nhà“.
Trước đó, ngày 1/4, Sở Y tế TP.HCM có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM, triển khai khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19.
Đối tượng được áp dụng là người bệnh từ 60 tuổi trở lên mắc các bệnh thông thường, bệnh lý mãn tính ổn định có thể được khám và cấp phát thuốc tại nhà.
Đối với người cao tuổi mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch đang theo dõi và điều trị định kỳ, nếu số lượng người bệnh đông, người bệnh ở xa… thủ trưởng đơn vị phân công bác sĩ bệnh viện có thể thăm khám, trao đổi trực tiếp qua điện thoại cùng người bệnh.
Video đang HOT
Bệnh nhân 65 tuổi ở TP.HCM cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì nhồi máu cơ tim.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo: “ Các bệnh viện phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân về phòng chống dịch COVID-19 khi đến cơ sở khám chữa bệnh, người dân đi khám bệnh trừ trường hợp cấp cứu cần đặt lịch hẹn với bệnh viện. Đặc biệt, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, Viện Tim TP.HCM, khoa Cấp cứu các bệnh viện phải thực hiện tốt công tác chống dịch, để không bùng phát dịch trong môi trường bệnh viện“.
Ông Nguyễn Thành Phong lưu ý ngành y tế cần có kế hoạch bảo vệ người bệnh nặng đang phải điều trị như ung thư, tim mạch.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, đến nay thành phố có 76 ca nhiễm COVID-19 và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (BN278). Trong đó, 62 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh. Hiện đang cách ly điều trị 15 bệnh nhân gồm 8 trường hợp phát hiện trong cộng đồng (liên quan ổ dịch tại Đà Nẵng) và 7 trường hợp người nhập cảnh (trong đó 1 trường hợp nhập cảnh trái phép). Tất cả các bệnh nhân đang có sức khỏe ổn định.
Hiện thành phố có 182 người có triệu chứng viêm hô hấp nghi nhiễm COVID-19 đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện. Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, trong đó 159 trường hợp đã có kết quả âm tính, 23 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.
Thành phố hiện có 1.284 trường hợp cách ly tập trung trong đó 858 người cách ly tại các khu cách ly tập trung của thành phố, 103 người cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện, 323 trường hợp cách ly tại khách sạn cho các chuyên gia người nước ngoài.
Thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa dịch
Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa dịch, ngoài việc thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc tăng cường hệ thống miễn dịch với các thành phần thực phẩm nhất định có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch người cao tuổi mùa dịch
Theo PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: "Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi có nhiều khác biệt so với trẻ em, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Một chế độ dinh dưỡngcân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người cao tuổi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như táo bón, vấn đề về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cholesterol... Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch".
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín. Trong đó, cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật..., đặc biệt là dầu ôliu.
Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt...) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim; Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ... Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nếu có thể, nên bổ sung 1 viên đa vitamin khoáng chất/ngày để nâng cao miễn dịch. Uống sữa, sữa chua 1-2 ly/ngày cũng cung cấp thêm protein, canxi, vi chất cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người cao tuổi nên tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 - 2 lít/ngày để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định. (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm cho người cao tuổi
Với món ăn riêng cho người cao tuổi, nên nấu mềm, dễ tiêu như súp, cháo thịt, các món hầm...
Khi ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ 2-3 bữa phụ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ.
Nhiều người cao tuổi thường có thói quen uống rượu gừng, rượu ngâm thuốc để chống lạnh, tuy nhiên, các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu có thể gây giãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm. Nếu cần thiết bổ sung, chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ, dưới 30ml/ngày. Tuyệt đối nên hạn chế rượu bia theo khuyến cáo dành cho người cao tuổi.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, người cao tuổi nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh.
Tập thể dục vừa sức khoảng 60 phút mỗi ngày. Buổi tối không ngủ muộn sau 22h nhưng cũng không nên đi ngủ quá sớm để có được giấc ngủ sâu từ 11h đêm đến 3 giờ sáng, đây là thời gian cho các cơ quan bộ phận nghỉ ngơi đồng thời cũng là thời gian cơ thể thải độc, tái tạo tế bào sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định, tăng tuổi thọ.
Phòng, chống lây nhiễm Covid-19 đối với người cao tuổi, có bệnh lý nền Chiều 3-8, Bộ Y tế có Công điện số 1212/CĐ-BYT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao. Ảnh minh họa Thời gian qua, dù tích cực phòng, chống nhưng tình...