TP.HCM nâng cấp giãn cách: Cần chuẩn bị gì để tăng hiệu quả chống dịch?
Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ (ĐHQG TP.HCM) đánh giá việc tăng cường các biện pháp thực hiện chỉ thị 16 là cần thiết với TP.HCM.
Tuy nhiên, TP cần chuẩn bị cho các nhu cầu thiết yếu của người dân và tái tổ chức tuyến đầu chống dịch.
Đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM những ngày giãn cách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Sau 15 ngày thực hiện chỉ thị 16, số ca F0 ở TP.HCM vẫn tăng nhanh. Quan trọng không kém, số ca nhiễm phát hiện trong khu phong tỏa rất cao, số ca nhiễm được tầm soát trong cộng đồng còn ở mức cao và mức độ di chuyển của người dân phản ảnh (qua Apple Mobility và Google Mobility) chưa giảm hẳn.
Trước tình hình này, lãnh đạo TP.HCM đã thống nhất tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách theo chỉ thị 16 với biện pháp mạnh hơn.
Vũ Hán và Ấn Độ từng áp dụng thành công
TP.HCM không phải là trường hợp duy nhất phải đứng trước quyết định khó khăn như vậy. Vũ Hán vào giữa tháng 2-2020 và Ấn Độ vào giữa tháng 4-2020 cũng đã trải qua tình trạng tương tự.
Thậm chí, sau 3 tuần phong thành (Ấn Độ là giãn cách toàn quốc) với các quy định tương tự chỉ thị 16, số ca nhiễm còn tăng mạnh. Vũ Hán tăng từ 495 ca nhiễm và 23 ca tử vong vào ngày 23-1-2020 (ngày đầu phong thành) lên 32.994 ca nhiễm và 1.036 ca tử vong vào ngày 12-2-2020. Ấn Độ tăng từ 627 ca nhiễm và 12 ca tử vong vào ngày 25-3-2020 (ngày đầu giãn cách) lên 12.371 ca nhiễm và 428 ca tử vong vào ngày 15-4-2020.
Vũ Hán và Ấn Độ đều đã chọn nâng cấp giãn cách, và trong vòng 5-6 tuần sau đó, các biện pháp này đã cho thấy hiệu quả. Số ca lây nhiễm ở Vũ Hán giảm về 0, Ấn Độ thì giảm tốc độ lây nhiễm về mức thấp ở 5,56%. Ấn tượng nhất là bang Kerala (Ấn Độ) với 34,6 triệu người, nhưng chỉ có 20 ca nhiễm bệnh sau 5 tuần nâng cấp giãn cách.
Khi xem xét cụ thể vào hai trường hợp này, có nhiều quy định tương đồng với nhau và được nhận định là giúp giãn cách đạt hiệu năng trong thời gian nhất định.
So sánh các quy định nâng cấp giãn cách của Vũ Hán và Ấn Độ:
Đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho dân, tổ chức lại tuyến đầu chống dịch
Việc tăng cường các biện pháp thực hiện chỉ thị 16 là cần thiết đối với tình hình của TP.HCM hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cấp giãn cách có hiệu quả, ngoài việc tăng cường biện pháp và thực thi nghiêm túc, còn cần phải có sự chuẩn bị cho các nhu cầu thiết yếu của người dân, cùng với việc tái tổ chức lực lượng tuyến đầu.
Video đang HOT
Thứ nhất là cần đảm bảo nhu cầu lương thực thiết yếu (bao gồm gạo, thịt, cá, rau, trứng…) cho người dân, tối thiểu là 70% so với bình thường. Hiện giờ một số chợ đã được mở lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lương thực – thực phẩm thiết yếu, cung cấp suất ăn cho những tổ chức tiếp tục được phép hoạt động, ngành giao thông cũng đã cấp luồng xanh cho đường bộ lẫn đường thủy để vận chuyển lương thực từ các tỉnh về thành phố. Với những gia đình có ca F0/F1 đang cách ly tại nhà, lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được cung cấp tận cửa.
Thứ hai là cần đảm bảo đầy đủ nhu cầu về thuốc men và dụng cụ y tế để ứng phó với dịch bệnh. Có hai việc cần làm. Một là huy động thêm nhân lực và nguồn lực từ các tỉnh, địa phương khác, ví dụ Vũ Hán đã có sự giúp sức của 20.000 nhân viên y tế từ các tỉnh khác để hỗ trợ chống dịch. Hai là xây dựng cơ chế phản ứng nhanh cho các cơ sở y tế quận huyện và tổ chức xã hội để tiếp nhận hỗ trợ cả vật chất lẫn nhân lực từ cộng đồng, nhà hảo tâm, doanh nghiệp.
Những quy trình tương tự dù đúng với thời điểm thông thường, nhưng lại không phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh. Vì vậy chiến lược phải tập trung, nhưng tổ chức thực hiện cần phải phân cấp, phân quyền, phân luồng, phân tuyến.
Thứ ba, hệ thống y tế đang quá tải. Vì thế, giảm tải cho hệ thống y tế và bảo vệ lực lượng phòng chống dịch tuyến đầu đang là mục tiêu quan trọng.
Tỉ lệ phát sinh F0 trong khu cách ly F1 giảm nhanh trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên, do quy mô F1 tập trung khá lớn nên đòi hỏi nguồn nhân sự và hạ tầng rất lớn. Vì vậy, cần đẩy nhanh xét nghiệm các F1 trong khu cách ly tập trung để cho phép F1 âm tính có điều kiện được trở về nhà tự cách ly.
Việc phân loại F0 theo nguy cơ để có cách ứng xử phù hợp đang triển khai, nhưng với sức ép số ca tăng hiện nay cần đẩy nhanh hơn nữa, nhất là xu hướng trang bị những “phòng tuyến” cho F0 nhẹ, không triệu chứng được cách ly ở nhà.
Tự chăm sóc, bác sĩ chia theo cụm dân cư và công nghệ giám sát là bạn đồng hành để mỗi người quản lý rủi ro bệnh tật của mình một cách tối ưu nhất. Thực hiện các bước trên sẽ tạo điều kiện tổ chức lại chiến lược điều trị, phân công công việc để lực lượng y tế được nghỉ ngơi, tái tạo sức khỏe cho một cuộc chiến lâu dài.
Áp dụng chỉ thị 16 đến ngày 1-8: TP.HCM kiểm soát nghiêm ngặt giãn cách
Chiều 23-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì hội nghị sơ kết 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và quyết định TP tiếp tục thực hiện chỉ thị đến ngày 1-8 với nhiều biện pháp siết mạnh hơn.
TP.HCM yêu cầu phải triệt để tuân thủ giãn cách, riêng với người trong khu phong tỏa không được tiếp xúc với người xung quanh. Trong ảnh: đường phố trong khu phong tỏa trên đường Nguyễn Thượng Hiền (đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3) không bóng người theo đúng yêu cầu chống dịch của TP - Ảnh: Q.Đ
Tham dự cuộc họp có Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Trước đó, trong sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã ký ban hành chỉ thị khẩn về tăng cường một số biện pháp về thực hiện chỉ thị 16.
Để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cần thiết tăng cường một số biện pháp quyết tâm thực hiện chỉ thị 16.
Chỉ thị của Thành ủy TP.HCM
Thu hẹp, siết chặt nhiều hoạt động
Với quyết định tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến 1-8 với các giải pháp mạnh hơn nữa, TP hy vọng sẽ kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao với mục tiêu hạ thấp số ca nhiễm mới và tập trung điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỉ lệ tử vong.
Theo đó, TP sẽ thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động, tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách. Đồng thời siết chặt hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp không phải dịch vụ thiết yếu chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng chống dịch (xem đồ họa).
Đồ họa: TẤN ĐẠT
Mục tiêu cao nhất: bảo vệ tính mạng người dân
Trước đó, trong nội dung chỉ thị khẩn do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên ký xác định phải thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cần thiết tăng cường một số biện pháp quyết tâm thực hiện chỉ thị 16.
Việc tăng cường chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện triệt để phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách, bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; nhất là tại các khu phong tỏa.
Test nhanh ở "vùng đỏ" tìm F0
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng TP.HCM cần xác định mục tiêu chính vẫn là test nhanh ở "vùng đỏ" tìm F0 để không tiếp tục lây lan, những vùng an toàn phải giữ vững sự an toàn; truy vết, xét nghiệm nhanh có trọng tâm, trọng điểm. Phó thủ tướng thường trực cũng cho rằng hiện nay các F0 không có triệu chứng, F1 cũng có thể cách ly tại nhà. Nếu đưa hết F0 không có triệu chứng đi điều trị thì năng lực không đáp ứng nổi.
Do đó, Phó thủ tướng thống nhất với phương pháp phân tầng F0, tổ chức cách ly phù hợp, không để F0 và F1 cùng một chỗ dẫn đến xảy ra lây nhiễm chéo. Tăng cường năng lực, nhân lực ở tuyến huyện để "chia lửa" cho các tuyến trên.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong:
Tăng cường biện pháp để giảm F0 và giảm tử vong
Tại cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính tối 23-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết hai nhiệm vụ chính trong công tác phòng, chống dịch của TP là giảm số ca F0 và nâng cao năng lực điều trị, giảm thiểu tử vong.
Theo đó, TP thay đổi quản lý khu phong tỏa không để xảy ra lây nhiễm chéo. Khoanh vùng không quá hẹp mà bỏ sót F0 nhưng cũng không quá rộng. Đồng thời kịp thời gỡ phong tỏa từng phần khi đã đủ điều kiện an toàn.
TP cũng sẽ quyết liệt kiểm soát nghiêm việc giãn cách, không để người dân trong khu phong tỏa tiếp xúc với nhau, theo nguyên tắc "nhà cách ly với nhà, người cách ly với người". Ngoài ra, các khu cách ly tập trung tiếp tục quản lý tốt các trường hợp F1, không để phát sinh lây nhiễm chéo.
TP cũng tập trung nâng cao năng lực điều trị và giảm thiểu tử vong qua việc làm tốt công tác đánh giá, luân chuyển người bệnh từ các cơ sở cách ly, điều trị về quản lý, theo dõi tại nhà đối với người không có triệu chứng và ngược lại. Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ F0, F1 cách ly tại nhà theo quy định. Đồng thời theo dõi các F0 tại tầng 1, tầng 2 theo hệ thống 5 tầng điều trị. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm cấp cứu 115 trong công tác điều phối và vận chuyển bệnh nhân kịp thời, giảm tử vong.
Ngoài ra, TP cũng sẽ tổ chức đánh giá, đề xuất lộ trình từng bước mở lại hoạt động chợ an toàn. Tiếp tục thực hiện phương châm "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" để đảm bảo sản xuất an toàn.
THẢO LÊ
CSGT quận Tân Bình kiểm tra nghiêm ngặt những người ra đường không có lý do chính đáng theo chỉ thị 16 - Ảnh: TỰ TRUNG
Bác sĩ Lương Trường Sơn (nguyên phó viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM - Bộ Y tế):
Không giữ khoảng cách, còn lây lan dịch bệnh
Các quy định mới mà TP.HCM áp dụng mục đích cuối cùng là giữ khoảng cách giữa người với người, nhằm giảm tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Trước dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp với hàng ngàn ca mỗi ngày, trong đó có nhiều ca nhiễm phát hiện trong cộng đồng, việc tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 với các biện pháp mạnh hơn hy vọng sẽ "cô lập" nguồn lây nhiễm tại TP.
Con đường lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 chủ yếu là qua giọt bắn khi tiếp xúc gần với người nhiễm (dưới 2m) hoặc tiếp xúc với bề mặt đồ vật có chứa virus... Vì thế nguyên tắc cách ly trong khu vực phong tỏa phải thực hiện nghiêm túc: người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, tuyệt đối không tiếp xúc với người xung quanh. Đối với người đang cách ly trong khu cách ly không được ra khỏi phòng.
Ngành y tế TP từng lên kịch bản ứng phó 5.000 ca nhiễm vào tháng 5 nhưng đến chiều 23-7 số ca mắc đã lên hơn 50.000 ca. Vì vậy, nếu không cách ly, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà sẽ gia tăng áp lực hệ thống y tế. Điều này có thể dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hơn.
Tôi khuyến cáo người dân nên chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Nếu có nguy cơ lây nhiễm phải cách ly tại nhà nghiêm túc. Cách ly là biện pháp số 1 và là biện pháp vàng để giảm thiểu tối đa lây cho cộng đồng, gia đình.
Đồng thời, trong thời gian thực hiện giãn cách cần ăn uống đầy đủ, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, thể dục thể thao để tinh thần thoải mái; tránh tích trữ thực phẩm, thuốc men nhiều quá trong lúc này.
XUÂN MAI ghi
Bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM được xuất viện sáng 22-7 - Ảnh: TỰ TRUNG
UBND TP nhận định sau 15 ngày giãn cách
Theo UBND TP.HCM, sau 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, tình hình dịch bệnh tại TP vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến 23-7 là hơn 46.000 trường hợp. Trong đó, từ ngày 9-7 đến 6h ngày 23-7 phát hiện 40.255 ca nhiễm; các ca nhiễm hiện nay được ghi nhận phần lớn là tại khu cách ly, khu phong tỏa. Số ca khi tầm soát cộng đồng, mở rộng khu vực xét nghiệm, sàng lọc tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh vẫn ở mức thấp.
Hiện TP đang điều trị hơn 36.000 trường hợp dương tính mới, trong đó có 562 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân can thiệp ECMO, có 441 trường hợp tử vong từ đầu năm đến nay. Trong ngày 22-7 có 2.046 bệnh nhân xuất viện. Nhân lực ngành y tế đang tham gia chống dịch trên địa bàn TP là 14.129 nhân sự. Trong đó, trung ương và các tỉnh thành hỗ trợ 4.107 người.
UBND TP cũng cho rằng việc quản lý tại các khu phong tỏa còn chưa chặt chẽ. Triển khai các giải pháp theo chỉ thị 16 có nơi có lúc chưa hiệu quả, thống nhất, chưa đủ mạnh.
Mở lại chợ truyền thống với 3 điều kiện Tổ công tác được lập và có mặt tại TP.HCM từ chiều 17.7, tập trung vấn đề hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM, các tỉnh phía nam và bắt đầu công việc từ hôm nay 18.7. Bộ Công thương khuyến cáo giải pháp cho mở lại chợ truyền thống nếu đáp ứng 3 điều kiện về: bán hàng thiết yếu, bảo đảm giãn...