TP.HCM lên kế hoạch hỗ trợ đợt 3, không phân biệt thường trú, tạm trú
Đối tượng của đợt hỗ trợ lần 3 sẽ gồm người lao động bị mất việc, không có thu nhập, gặp khó khăn đang có mặt tại TP, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú.
Cán bộ phường, xã đến các khu trọ chi hỗ trợ đợt 2 cho người dân tại TP.HCM – Ảnh: VŨ THỦY
Thân nhân của người lao động bị mất việc làm (cha, mẹ, vợ, chồng, con bao gồm cả người già, trẻ em, người ở nhà nội trợ, không có khả năng làm việc hoặc sống phụ thuộc) đang có mặt tại phường, xã, thị trấn tại thời điểm khảo sát, lập danh sách cũng được xem xét hỗ trợ.
Đây là thông tin được nêu ra trong kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lao động tự do, hộ nghèo, cận nghèo, hộ lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Việc lập danh sách chi tiết số người hỗ trợ sẽ dựa trên danh sách thực chi đợt 2 (hộ nghèo, cận nghèo, hộ lao động gặp khó khăn và lao động tự do) và các quận, huyện phải rà soát, bổ sung thêm.
Đối với các trường hợp lưu trú tạm thời, UBND phường, xã, thị trấn sẽ phải lập các tổ công tác bao gồm cán bộ phường/xã/thị trấn, công an khu vực, trưởng ban điều hành khu phố/ấp, tổ trưởng tổ dân phố đi đến từng khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, học sinh, sinh viên, xóm nghèo để rà soát, đối chiếu từ danh sách người dân đã đăng ký để lập danh sách chi tiết theo mẫu.
Video đang HOT
Không thống kê các trường hợp đã về quê hoặc đang sinh sống ở các địa phương khác.
Danh sách của đợt hỗ trợ lần 3 dự kiến sẽ được tổng hợp để tích hợp vào với phần mềm quản lý dân cư của Bộ Công an.
Việc tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc: phường, xã, thị trấn hoàn tất danh sách chi hỗ trợ đến đâu thì gửi cho Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM đưa lên hệ thống, để từ đó làm cơ sở tham mưu cho đợt hỗ trợ lần 3 sau ngày 15-9.
Đặc biệt, kết luận của ông Võ Văn Hoan cũng chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch hỗ trợ chi tiết ngay khi có chủ trương của TP, trong đó nêu rõ cách thức, tiến độ, đối tượng ưu tiên chi hỗ trợ đợt 3 và phải công khai, minh bạch danh sách tại địa phương và hệ thống quản lý an sinh xã hội.
Đợt hỗ trợ lần 3 sẽ ưu tiên giải quyết trước cho đối tượng bổ sung phát sinh mới trong đợt 3, người lao động đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân.
Đồng thời, trong gói hỗ trợ đợt 3, ông Hoan yêu cầu chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn chủ động thẩm định, phê duyệt để bổ sung vào danh sách các trường hợp phát sinh ngoài danh sách được duyệt để nhanh chóng chi hỗ trợ.
Các phường, xã, thị trấn phải khẩn trương hoàn thành hỗ trợ đợt 2
Về tình hình chi hỗ trợ đợt 2, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan yêu cầu UBND một số quận, huyện đang chậm trễ trong việc rà soát, lập danh sách và chi hỗ trợ phải khẩn trương thẩm định, phê duyệt danh sách do phường, xã đề xuất.
Đồng thời yêu cầu UBND phường, xã, thị trấn phải cử cán bộ phối hợp với lực lượng công an, quân sự đi đến từng địa bàn để chi tiền hỗ trợ, phát kịp thời các gói an sinh cứu trợ, gạo (nếu có) để an dân.
Địa phương phải giải quyết dứt điểm các phản ảnh, kiến nghị của người dân với các gói hỗ trợ, tránh tình trạng người dân bức xúc, bức bách, tập trung đông người…
Mất việc, dừng, hoãn hợp đồng lao động trong dịch, người lao động được BHXH hỗ trợ thế nào?
Đến đầu tháng 9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác nhận danh sách trên 795.160 người lao động của trên 29.300 đơn vị hưởng các chính sách hỗ trợ, gồm 613.170 người tạm hoãn hợp đồng lao động, hàng trăm ngàn người phải ngừng việc, mất việc.
Hàng loạt xe buýt trợ giá của nhà xe Quảng An 1, Đà Nẵng, phải nằm bãi thời gian TP tạm dừng hoạt động vận tải, tài xế phải ngừng việc - Ảnh: TẤN LỰC
Trong danh sách trên 795.160 người lao động của trên 29.300 đơn vị được hưởng các chính sách hỗ trợ tính đến đầu tháng 9 này, gồm 613.170 người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương; gần 80.160 người ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Trên 45.800 lao động bị ngừng việc do dịch COVID-19 được vay vốn trả lương ngừng việc; trên 35.500 lao động được đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất.
Ở các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cũng có gần 19.500 lao động được đề nghị vay vốn, trả lương, chuẩn bị quay trở lại hoạt động.
Khó có thể tính toán hết số người lao động phải ngừng việc, mất việc trong dịch COVID-19, nhưng trong số này những người lao động có bảo hiểm xã hội đã được nhận những sự hỗ trợ như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ngừng việc, cho người sử dụng lao động vay vốn trả lương để phục hồi sản xuất; hỗ trợ nâng cao tay nghề để chuyển đổi công việc...
Để người lao động hiểu thêm các chính sách hỗ trợ người lao động, điều kiện tham gia và nhận các hỗ trợ, các mức trợ cấp và điều kiện nhận trợ cấp... của các quỹ ngắn hạn, dài hạn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, báo Tuổi Trẻ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp - điểm tựa cho người lao động", từ 9h-11h sáng 10-9.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi về các chính sách kể trên, có thể gửi tới các khách mời:
- Ông Đào Duy Hiện - phó trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Bà Nguyễn Thị Hồng Nga - phó trưởng phòng chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
Câu trả lời sẽ được cập nhật trên tuoitre.vn từ 9h sáng 10-9, mời bạn đọc đón xem.
Tiền Giang khẩn trương hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, toàn tỉnh đã lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho 41.035 đối tượng là người lao...