TP.HCM lấy ý kiến về việc đi lại và ra vào TP sau ngày 1-10
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa gửi văn bản tới sở ngành và đơn vị về việc góp ý dự thảo phương án tổ chức giao thông từ ngày 1-10, trong đó phương án đi lại của người dân ở các khu vực TP và người có nhu cầu đến TP.HCM.
Phương án trở lại TP.HCM làm việc từ 1-10, người lao động cần điều kiện gì? TP.HCM: Kiến nghị cho phép cơ sở thẩm mỹ hoạt động trở lại từ 1-10 Từ 1-10, quận 7 mở lại câu lạc bộ thể thao, sân bóng đá, công viên an toàn
Người dân lưu thông trên đường Hòa Bình, quận Tân Phú, TP.HCM, ngày 16-9 – Ảnh: TỰ TRUNG
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc xây dựng phương án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xe chở hàng hóa và vận chuyển một số đối tượng cần thiết, có nhu cầu lưu thông thường xuyên giữa TP.HCM và các tỉnh để áp dụng từ ngày 1-10.
Về nguyên tắc tổ chức giao thông sau 1-10, người ngồi trên xe phải đảm bảo các điều kiện được phép lưu thông của ngành y tế, tuân thủ quy định 5K, khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn (hoặc ứng dụng VNEID) và đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch theo quy định.
Đối với vận tải bằng xe ôtô, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo dự thảo, việc tổ chức giao thông sau ngày 1-10 được chia thành 3 khu vực: phong tỏa, nguy cơ và bình thường mới, mỗi khu vực có một quy định cụ thể.
Video đang HOT
Đối với khu phong tỏa: chỉ cho phép các loại xe sau được hoạt động: xe công vụ, xe chống dịch, xe chở hàng hóa (lương thực; thực phẩm, gas; dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị hỗ trợ ngành y tế; điện, nước; xe xử lý sự cố hệ thống hạ tầng đô thị; xe tang lễ; xe vận chuyển (có giấy phép), nhân viên y tế, người phục vụ phòng chống dịch, người kết thúc thời gian cách ly, người bệnh COVID-19, người xuất viện về nơi cư trú.
Trường hợp khu vực phong tỏa có những tuyến đường liên quận lưu thông cắt ngang, bắt buộc có lộ trình cho tất cả các loại xe quá cảnh đi ngang qua và không được dừng đỗ xe trên đoạn đường qua khu phong tỏa.
Đối với khu vực nguy cơ: ngoài các xe được phép hoạt động tại khu vực phong tỏa, bổ sung thêm: shipper, xe chở hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán; bưu chính; viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa; khám chữa bệnh.
Xe chở thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật được phép thi công; dịch vụ bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư…; xe taxi được cấp phép hoạt động (có mã QR).
Xe đưa người dân TP về quê và xe đón người dân trở lại TP theo kế hoạch; xe vận chuyển công nhân, chuyên gia được cấp phép hoạt động. Trường hợp khu vực nguy cơ có những tuyến đường liên quận cắt ngang, bắt buộc có lộ trình cho tất cả các loại xe quá cảnh đi qua.
Khu vực bình thường mới: Ngoài các loại xe được phép đi lại tại khu vực nguy cơ, bổ sung thêm xe buýt và xe khách hợp đồng; bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và tuyến du lịch đường thủy. Đối với xe khách hợp đồng sẽ được cấp phép hoạt động (có mã QR) để kiểm soát số lượng. Đối với xe buýt sẽ được hoạt động trên từng tuyến cụ thể qua các thông báo của Sở Giao thông vận tải TP.
Về hoạt động hàng hóa, đối vớikhu vực nguy cơ, bình thường mới: xe tải nhẹ chở hàng hóa được phép hoạt động 24/24h cho đến khi có thông báo mới. Xe tải nặng hoạt động theo quyết định số 23/2018/QĐ-UBND năm 2018. Việc vận chuyển hàng hóa từ các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa vào các điểm phân phối phải tuân thủ theo phương án điều phối của Sở Công thương TP, Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp theo thẩm quyền quản lý.
Về hoạt động vận tải khách: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng đến 9 chỗ (xe công nghệ), xe hợp đồng và xe du lịch phục vụ hoạt động du lịch được phép hoạt động với số lượng, tần suất hoạt động phù hợp với thực tế theo công bố của Sở Giao thông vận tải và được kiểm soát thông qua mã QR.
Xe vận chuyển công nhân, chuyên gia phải được Sở Giao thông vận tải cấp giấy nhận diện có mã QR thông qua các đơn vị đầu mối.
Cho phép trạm thu phí đường bộ hoạt động trở lại đối với khu vực bình thường mới.
Đối với đi lại giữa TP.HCM và các tỉnh: tổ chức cho một số đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa TP và các tỉnh như tạo điều kiện cho xe chở hàng hóa (có mã QR) đi, đến TP và đi qua TP có mã QR.
Xe đưa rước công nhân, chuyên gia được hoạt động với điều kiện: người trên xe đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 đủ 14 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 có xác nhận của cơ quan y tế, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định.
Người dân từ các tỉnh vào TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực 72 giờ. Đồng thời, phải đảm bảo một trong các điều kiện: có giấy chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám; xác nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) về cho phép di chuyển đến TP để khám chữa bệnh. Giấy xác nhận có thể hiện đầy đủ thông tin về: người đi khám bệnh, người chạy xe và phương tiện.
Về hoạt động đi, đến sân bay Tây Sơn Nhất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải đã công bố trước đó.
Cùng với việc lấy ý kiến dự thảo về tổ chức giao thông tại TP.HCM, cùng ngày Sở Giao thông vận tải TP cũng gửi dự thảo về phương án tổ chức giao thông cho một số đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa TP.HCM và các tỉnh thành đến các đơn vị tại TP để có ý kiến góp ý. Trên cơ sở hoàn thiện dự thảo, UBND TP sẽ gửi dự thảo này tới UBND các tỉnh, thành góp ý, thống nhất.
Hàng hóa gặp khó tại chốt kiểm dịch, Bộ GTVT ra công điện khẩn tháo gỡ
Ngày 24/9, Bộ Giao thông vận tải có công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, xử lý vướng mắc trong tổ chức giao thông, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân trong giai đoạn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cho hay, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, công điện và chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân trong tình hình dịch COVID-19.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong một số thời điểm, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, việc kiểm soát phương tiện đi lại, hàng hóa vận chuyển tại nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn; có hiện tượng ùn tắc cục bộ do quy định chưa phù hợp như: yêu cầu thay thế lái xe của địa phương; quy định giá trị hiệu lực của giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 ngắn hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế là 72 giờ; giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 còn giá trị nhưng vẫn yêu cầu lái xe xét nghiệm lại, bắt xe quay đầu lại nơi xuất phát...
"Để hạn chế tình trạng nêu trên, đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã rà soát quy định do địa phương ban hành chưa đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ, đặc biệt tại tuyến tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã; chủ động bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp", công điện của Bộ Giao thông vận tải nêu.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các địa phương, đơn vị chỉ đạo các chốt kiểm dịch (cấp tỉnh, huyện, xã, phường) thống nhất phương án tổ chức giao thông, nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch.
Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn cấp huyện, cấp xã không để ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa. Những quy định thực hiện không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần xử lý nghiêm.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố cần giao giám đốc Sở Giao thông vận tải trực tiếp chủ trì làm việc với các sở liên quan như Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện và các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan kịp thời xử lý các khó khăn, đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, an toàn. Đồng thời giao thủ trưởng các cơ quan chủ trì nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho hoạt động vận tải trên địa bàn địa phương.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải nhằm giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông;
Mặt khác, phối hợp với các Tổ kiểm tra hiện trường thuộc Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra, nắm bắt tình hình diễn biến trên địa bàn các địa phương để kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền đưa ra phương án xử lý...
Phát hiện F0 là công nhân xây dựng ở Hoài Đức, Hà Nội Thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Hà Nội trong tối nay, trong đó có một ca tại cộng đồng, một ca tại khu phong tỏa. Như vậy, trong ngày Thủ đô ghi nhận 6 F0. Phân bố các F0 theo chùm ca bệnh: chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (một ca); chùm sàng lọc ho...