TP.HCM lập thêm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng
Sáng 17-7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong – Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết TP đang điều trị 20.800 trường hợp dương tính, trong đó 306 ca đang thở máy, 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Theo ông Phong, quan tâm lớn nhất của TP hiện nay là tập trung điều trị F0 nặng và ngăn chặn tử vong. TP đã làm việc với Sở Y tế chỉ đạo rà soát và hoàn thiện tiếp nhận F0 và chuyển bệnh nhân về bệnh viện điều trị COVID-19.
Theo ông Phong, do số F0 tăng nhanh gây áp lực cho ngành y tế, TP đã thiết lập bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng với 1.000 giường tại TP Thủ Đức. Hiện TP cũng đang có cơ sở điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với 300 giường và Bệnh viện Chợ Rẫy với 300 giường.
Tuy nhiên, Sở Y tế cũng ý kiến với TP.HCM đề nghị Bộ Quốc phòng và báo cáo Chính phủ xin phép thiết lập thêm bệnh viện chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện 175. Đến sáng 17-7, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận việc này.
Ông Phong cho biết hiện nay có tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, người dân vẫn còn giao lưu với nhau. TP đã kiên quyết yêu cầu các địa phương giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời phải tăng cường năng lực của tổ COVID-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát tại khu vực này.
TP cũng đã tiếp nhận chi viện từ các tỉnh thành với 172 y, bác sĩ từ Hà Nam, Thái Bình…
Đến nay, TP đã lấy 1,9 triệu mẫu xét nghiệm PCR tại khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp, có 250.000 mẫu đang chờ kết quả. Test nhanh đã thực hiện khoảng 1,2 triệu test.
Về cung ứng hàng hóa, sức mua tại chợ truyền thống ngày 16-7 giảm 10%, do người dân ít ra ngoài, giá chợ cao hơn so với siêu thị. Mãi lực tại các siêu thị cũng giảm 5-10%, không còn tình trạng xếp hàng ùn ứ như các ngày trước.
Hiện nay Sở Công thương đang kết hợp các quận huyện tổ chức lại chợ với hình thức phân ô kẻ vạch.
Đến ngày 16-7, TP đã chi hỗ trợ cho 220.000/232.000 người với 330 tỉ đồng cho người lao động gặp khó khăn, lao động tự do. Các quận huyện cũng chủ động vận động nguồn lực xã hội với hơn 100 tỉ đồng để chăm lo kịp thời cho người dân.
Về đảm bảo an toàn trong sản xuất, ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện quy định “3 tại chỗ” và “2 địa điểm 1 cung đường”. Hiện nay TP chỉ còn 586/440.000 doanh nghiệp hoạt động với 70.000 công nhân. Riêng tại khu chế xuất, khu công nghiệp có 680 doanh nghiệp hoạt động với khoảng 85.000 công nhân.
Cách chức hoặc đề nghị cách chức người không thực hiện nghiêm chỉ đạo
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Nên – bí thư Thành ủy TP.HCM – cho biết tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Số ca F1, F0 ngày càng tăng, không chỉ ở nơi phong tỏa mà còn ở ngoài cộng đồng, khu công nghiệp có đông công nhân.
Hệ thống y tế nhiều nơi đã quá tải, thiếu nhân lực, trang bị y tế. TP cũng đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Bộ Y tế để tăng cường nguồn nhân lực, chuẩn bị bệnh viện dã chiến và trang thiết bị.
Ông Nên cũng đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia có cơ chế mua và nhập nhanh nhất các trang thiết bị vì một số thiết bị trong nước không đủ cung ứng, nhất là khâu hồi sức cấp cứu.
Bí thư Thành ủy TP cũng yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP phân công cụ thể cho hệ thống chính trị, giao cho các cấp ủy tăng cường xuống các cơ sở để giám sát, cùng lực lượng thực hiện phòng, chống dịch.
Hiện tại, nhiều nơi còn xuất hiện người dân tụ tập bất chợt như người dân tụ lại phân phối thực phẩm. Việc chia sẻ, phân phối này sẽ tạo điều kiện cho việc lây lan dịch.
“Chúng ta rà soát, truy vết, xét nghiệm để tìm F0 nhưng những nơi khác lại lây nhiễm thì công tác chống dịch sẽ khó kết thúc như thời gian đề ra”, ông Nên nói.
Việc này dù khó quản lý nhưng phải phân công nhân lực tự quản, giảm sát từng địa bàn để kịp thời ngăn chặn việc tụ tập, nhất là những nơi có nguy cơ cao.
Nếu nơi nào không thực hiện nghiêm thì xử lý nghiêm khắc. Thậm chí là cách chức, đề nghị cách chức người không chấp hành, thực hiện đúng quy định, chỉ đạo phòng, chống dịch.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ, 'trưng cầu' ý kiến chuyên gia dịch tễ
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết các ý kiến của chuyên gia dịch tễ sẽ giúp TP.HCM có những thay đổi, bổ sung kịp thời trong phương án phòng chống dịch để sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM trao đổi với các chuyên gia tại buổi gặp gỡ. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Trưa 10.7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi trao đổi, lắng nghe góp ý của một số chuyên gia dịch tễ về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố và gợi mở giải pháp để thành phố sớm kiểm soát dịch bệnh.
Sáng 10.7: Thêm 598 ca Covid-19, TP.HCM chiếm tới 520 ca
Mở đầu buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM luôn trân trọng các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, cơ quan chức năng. Thành phố cũng nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo của TƯ trước khi đưa ra một quyết định và tập trung, nỗ lực hết sức để thực hiện các quyết định đó.
Lần đầu tiên khi phát hiện chủng mới vào cuối tháng 5.2021, TP.HCM đánh giá đây là mối nguy cơ nên nhanh chóng thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn thành phố và áp dụng Chỉ thị 16/2020 cục bộ ở Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12). Vào thời điểm đó, TP.HCM tự tin có thể kiểm soát được tình hình nhưng sau 2 tuần chỉ khống chế được Gò Vấp và P.Thạnh Lộc.
"Dịch bệnh đã âm thầm lây lan mà mình không kiểm soát được, ngành y tế tiếp tục tầm soát, truy vết nhưng càng chạy theo thì khoảng cách càng xa", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
Trong bối cảnh đó, TP.HCM áp dụng biện pháp cao hơn để nỗ lực ngăn chặn thông qua Chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành tối 19.6. Tại thời điểm này, phương châm của thành phố giống như trị bệnh chứ chưa đến mức giải phẫu toàn bộ. Bởi theo ông Nguyễn Văn Nên, nếu làm toàn thành phố phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ trong tình thế đến mức phải làm thì mới triển khai.
Chuyên gia trao đổi ý kiến, góp ý phương án ứng phóng dịch bệnh tại buổi gặp gỡ. ẢNH: SỸ ĐÔNG
TP.HCM đã chuẩn bị phương án giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16, dù không mong muốn nhưng cuối cùng cũng phải thực hiện, áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM từ 0 giờ ngày 9.7.
Nói về thuận lợi của đợt chống dịch này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận lần này có kinh nghiệm hơn, lực lượng tăng cường hơn, phương tiện và thiết bị được bổ sung để thực hiện kế hoạch quy mô lớn nên niềm tin lần này cao hơn. Dù vậy, TP.HCM cũng không ngớt nỗi lo bởi biến chủng Delta vẫn còn là ẩn số mà đến nay vẫn chưa thể hiểu hết.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết thời gian qua có lúc khó khăn, bị động khi phải đối phó với quy mô dịch bệnh chưa từng có, các phương án và kịch bản chi tiết luôn thay đổi, bổ sung để bám sát tình hình. "Không còn đường nào khác là phải tập trung hết sức lực. Chính phủ và bộ ngành có nhiều hỗ trợ nhưng trách nhiệm chính là của mình", ông Nguyễn Văn Nên nói và cho biết ý kiến của các chuyên gia, nhà dịch tễ học có quá trình "lăn lộn", "chinh chiến" nhiều nơi sẽ giúp thành phố kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, bổ sung với mục tiêu kết thúc sớm hơn mục tiêu đề ra.
Bên cạnh buổi gặp gỡ các chuyên gia hôm nay, TP.HCM cũng sẽ "trưng cầu", quy tụ thêm các ý kiến của chuyên gia ngoài nước; huy động trí tuệ, nhân lực, vật lực từ nhiều nguồn để kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống người dân trở về bình thường.
Hai triệu liều vắc xin Moderna từ Mỹ đến Nội Bài
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18 giờ ngày 9.7 đến 6 giờ ngày 10.7, TP.HCM ghi nhận thêm 520 ca bệnh mới đã được Bộ Y tế công bố. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay, TP.HCM đã có hơn 10.800 trường hợp mắc Covid-19.
TP.HCM xét nghiệm toàn thành phố tìm F0 Ngày 28-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn thành phố để tìm các ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng. TP.HCM huy động 200 xe khách chuyên dụng chở người bệnh COVID-19 nhẹ Quận 5 bác thông tin 17 ca mắc COVID-19 có liên...