TPHCM lập danh sách tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em
TPHCM dự kiến tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 780.000 trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Trong đó, các trẻ từ 16 đến 17 tuổi sẽ được ưu tiên tiêm trước, ngay sau khi Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể.
Ngày 22/10, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký ban hành kế hoạch khẩn về việc tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn.
Theo dự kiến, thành phố sẽ tiêm vaccine cho khoảng 780.000 trẻ từ 12 đến 17 tuổi sinh sống và học tập tại TPHCM. Trong đó, lứa tuổi từ 16 tuổi đến 17 tuổi sẽ được ưu tiên tiêm trước.
Trẻ em là một trong số nhóm đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm SARS-CoV-2 sau khi người trên 18 tuổi đã được bao phủ vaccine (Ảnh: Nguyễn Ái).
Đối với từng nhóm trẻ, thành phố sẽ triển khai các hình thức tiêm chủng khác nhau. Cụ thể, trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc cơ sở giáo dục; trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm cố định hoặc lưu động trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức; trẻ có bệnh nền được tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi; trẻ điều trị nội trú tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) được tiêm tại nơi điều trị.
Việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em sẽ được TPHCM thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc tiêm mũi đầu tiên sẽ được thực hiện trong vòng 5 ngày, tiêm vét trong 2 ngày; mũi thứ 2 được tiêm trong 7 ngày sau khi các trẻ đủ điều kiện về khoảng cách thời gian.
TPHCM yêu cầu ngành y tế huy động lực lượng nhân viên y tế đã được tập huấn về tiêm chủng vaccine Covid-19 để tổ chức các đội tiêm phục vụ các điểm đã được ngành giáo dục lựa chọn. Ngành giáo dục sẽ hỗ trợ bổ sung lực lượng hậu cần, hỗ trợ công tác khai báo y tế, đo thân nhiệt và nhập liệu…
Video đang HOT
Trong công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống Covid-19, các đơn vị cần tư vấn cho phụ huynh, người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng. Phụ huynh, người giám hộ cũng cần biết về hiệu quả, liều lượng của loại vaccine phòng Covid-19 được tiêm.
Kế hoạch của TPHCM nêu rõ, cha mẹ, người giám hộ cần thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng trong trường hợp đồng thuận với việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ. Sau khi tiêm, trẻ cũng được cấp giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cũng đề nghị, lực lượng y tế thực hiện khám sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm theo hướng dẫn ngành y. Các trường hợp chống chỉ định, tạm hoãn tiêm cần được phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, các địa phương phối hợp với ngành y tế tổ chức thực hiện phương án xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine Covid-19. Trẻ tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút.
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM được giao nhiệm vụ thống kê, lập danh sách đối tượng tiêm vaccine Covid-19 theo thứ tự ưu tiên. Toàn bộ thông tin liên quan việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em cần gửi về Sở Y tế TPHCM trước ngày 24/10.
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 theo đúng hướng dẫn
Gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Không tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng ngoài hướng dẫn
Ngày 16/9, Bộ Y tế đã có văn bản hoả tốc số 7717/BYT- DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm chủng 22 Đặng Tiến Đông, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ảnh: Thái Bình
Tuy nhiên gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 02 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện chiến lược tiêm chủng của Việt Nam. Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung cụ thể sau:
Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022.
Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau .
Tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng vaccine COVID-19 nếu vi phạm các quy định chuyên môn
Đồng thời Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng trên địa bàn sử dụng kết hợp 02 liều vaccine phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 và Công văn số 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về tiêm 02 liều vaccine phòng COVID-19.
Nếu có các cách kết hợp vaccine khác, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.
Các địa phương cũng cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng, thực hiện kiểm tra các cơ sở tiêm chủng, điểm tiêm chủng trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định.
Tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng nếu vi phạm các quy định chuyên môn, xảy ra sai sót và xử lý theo quy định.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện.
Theo dữ liệu của Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa 16/9, Việt Nam đã thực hiện được 32,375,467 mũi vaccine COVID-19. Trước đó, trong 5 ngày liên tiếp (từ 9-13/9), mỗi ngày đều có hơn 1 triệu mũi tiêm được thực hiện.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Bắc Ninh, Lào Cai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Phước.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Nghệ An, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nam Định, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam và Tiền Giang.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 38 triệu liều vaccine COVID-19 các loại khác nhau, trong đó nhiều nhất là vaccine AstraZeneca.
Giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 có ý nghĩa như thế nào? Theo lãnh đạo Bộ Y tế, tất cả người dân đã tiêm vaccine Covid-19 đều được cấp giấy chứng nhận. Tính tới chiều 22/6, Việt Nam đã thực hiện tiêm 2.422.643 liều vaccine phòng Covid-19. Mục tiêu của nước ta là tiêm cho 150 triệu liều cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng. Nhiều người thắc mắc sau tiêm, họ...