TP.HCM: Kinh hoàng phòng khám Đông y Trung Quốc lậu
Ngày 18-6, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra phòng khám y học Trung Quốc tại 141 đường Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận và phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng. Đúng là chỉ khi 1 người dân tố cáo bị phòng khám này giam lỏng lên cơ quan công an, mới thấy việc thanh, kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập.
Loạn phòng khám Đông y
Các túi đựng thuốc, dược liệu để trong nhà vệ sinh…
Phòng khám đa khoa Quốc tế Trung Nam trên đường 3 tháng 2, quận 11 quy mô nhỏ được phép hoạt động với các chuyên khoa: ngoại, nội tổng hợp, tai mũi họng, sản phụ khoa – kế hoạch gia đình, siêu âm tổng quát… nhưng nơi đây đã in sách, tạp chí quảng cáo thành bệnh viện với các “GS-TS” đầu ngành, có “13 bí phương trị liệu bệnh ung thư của nhà họ Lý”, tuy nhiên khi thanh tra, tất cả đều sai sự thật.
Video đang HOT
Đáng chú ý, phòng khám này không được cấp phép song vẫn tiến hành phẫu thuật, thủ thuật, tự ý chữa cả những bệnh nhạy cảm: Phá thai bằng phương pháp siêu dẫn, vá màng trinh, thắt âm đạo… Phòng khám đông y Hiện đại ở 337 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cũng phát hành vô tội vạ những cuốn “sổ tay y học” cường điệu về kỹ thuật và khả năng chữa bệnh. Song khi thanh tra bất ngờ kiểm tra, phòng khám khá sơ sài, bác sỹ khám bệnh không kê đơn bằng ngôn ngữ tiếng Việt, không có sổ theo dõi bệnh, dược liệu không nhãn mác, thuốc nước san chiết không tên, không niêm yết giá…
Điển hình nhất trong các phòng khám này là phòng khám y học Trung Quốc ở 141 đường Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận tự nhận thuộc Tập đoàn Trung Vũ – Thượng Hải, “là một tập đoàn lớn bao gồm các nhóm doanh nghiệp hiện đại đầu tư, là công ty con của Tập đoàn Y khoa Singapore tại Trung Quốc”.
Tại đây, bệnh nhân khám chữa bệnh được các “bác sỹ” vẽ rất nhiều bệnh và ép buộc dùng các trị liệu, rất tốn kém và đỉnh điểm là sự việc chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (tạm trú quận 9, TP.HCM) đã bị “giam lỏng” khi điều trị bệnh tại đây, số tiền khám chữa bệnh lên đến 40 triệu đồng… Phòng khám có nhiều loại thuốc tiêm, kháng sinh, dịch truyền, thuốc viên mang nhãn mác nước ngoài không có giấy phép lưu hành, có 3 loại thuốc hết hạn sử dụng, rất nhiều loại thuốc đông y đóng bao để trong… nhà vệ sinh. Phòng khám không được phép truyền dịch, nhưng ngang nhiên truyền dịch tại chỗ theo kiểu… ngồi. Phòng khám cũng không được làm phẫu thuật mà vẫn cắt trĩ, chữa sản khoa.
Quản lý lỏng lẻo?
Theo bác sỹ Lê Minh Hải, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân, Sở Y tế TP.HCM, các cơ sở chẩn trị, phòng khám có bác sỹ là người Trung Quốc được Bộ Y tế cấp phép cho hành nghề khám – chữa bệnh tại Việt Nam, đa số đều có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn từ một “lò” là Học viện Trung y Quảng Tây? Các lỗi vi phạm phần lớn là sử dụng người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép của Bộ Y tế; người phiên dịch không có bằng cấp theo quy định; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng; tự sản xuất thuốc sử dụng cho bệnh nhân mà không công bố với cơ quan có thẩm quyền. Khá nhiều người hành nghề không phải bác sỹ, không có giấy phép hành nghề.
Bác sỹ Phạm Kim Bình, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, trên địa bàn thành phố có 13 cơ sở khám chữa bệnh đông y do các bác sỹ Trung Quốc điều trị và nhiều năm qua đều sai phạm, thanh tra đã nhiều lần xử phạt, thậm chí đình chỉ, kiến nghị thu hồi giấy phép song các sai phạm vẫn tiếp diễn. Phần lớn các phòng khám này đều không được đầu tư nhiều, họ chỉ có vài bàn khám, đặt vài cái máy toàn chữ Trung Quốc gọi là điều trị sóng điện, sóng cao tần… thuê một số người biết tiếng Hoa làm phiên dịch rồi tiếp nhận bệnh nhân. Các phòng khám này thường “cò” bệnh nhân truyền dịch với giá rất cao: 500.000 đồng/chai, làm những thủ thuật khác, rồi tính giá trên trời, lên đến vài chục triệu đồng/bệnh nhân. Ai không chi trả nỗi, họ có thể lấy thấp xuống còn 1/2, thậm chí 1/3 so với giá ban đầu. Tuy nhiên điều lo ngại nhất là trình độ chuyên môn của các “bác sỹ” đông y này không rõ ràng, nếu cơ quan quản lý không làm quyết liệt, sức khỏe người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngày 19-6, chúng tôi đã đến Sở Y tế TP.HCM tìm hiểu trách nhiệm quản lý các phòng khám Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn là “bài cũ”, phòng Quản lý Y học cổ truyền nói họ chỉ quản lý chuyên môn. Sang phòng Quản lý Dịch vụ y tế tư nhân, người đứng đầu cho biết, các sai phạm thuộc quyền trả lời của thanh tra. Còn Thanh tra Sở Y tế thì cho rằng các cơ sở khám chữa bệnh có “yếu tố nước ngoài” đều do Bộ Y tế cấp phép, nhưng trách nhiệm quản lý lại thuộc về y tế địa phương, nên rất khó xử lý?! Trong khi cơ quan quản lý lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm, dư luận TP.HCM rất bất bình và đặt câu hỏi: Tại sao các cơ sở này vẫn tiếp tục tồn tại? Lỗ hổng nào để các bác sỹ không rõ chuyên môn vẫn tiếp tục khám chữa bệnh. Điều này cần được Sở Y tế TP.HCM và cao hơn là Bộ Y tế trả lời cho dân.
Bác sỹ vứt áo blouse bỏ chạy khi bị thanh tra
Chiều qua 20-6, một phụ nữ Trung Quốc xưng là bác sĩ tại phòng khám đa khoa Đầm Sen, ở quận Tân Phú đã cởi áo blouse và bỏ chạy dù đang khám cho người bệnh, vì nghe tin Đoàn Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đến làm việc. Hành động quá nhanh của vị “bác sỹ” ngoại khiến Đoàn Thanh tra không kịp giữ người để làm việc, tuy nhiên trên hồ sơ sổ sách, bút tích của bác sĩ này vẫn còn. Trước đó, ngày 18-6, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng đã kiểm tra phòng khám y học Trung Quốc, ở 141 đường Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận và phát hiện các “bác sỹ” Trung Quốc cởi bỏ áo blouse tháo chạy.
Theo ANTD
Xe Lexus bốc khói
Sáng 21/3, xe Lexus đang chạy trên đường Phan Đăng Lưu (phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM) bất ngờ phát hỏa kèm theo khói nghi ngút.
Khoảng 8h30, xe Lexus màu trắng do người đàn ông ngoài 30 tuổi lái chạy trên đường Phan Đăng Lưu, hướng từ ngã tư Phú Nhuận về chợ Bà Chiểu. Đến trước UBND phường 3 (quận Bình Thạnh), gần ngã ba Phan Đăng Lưu - Vạn Kiếp, phía trước của nắp capo bỗng xì khói. Vội dừng xe kiểm tra, tài xế phát hoảng khi thấy lửa bốc lên nghi ngút từ dàn máy.
Đám cháy được dập tắt kịp thời. Ảnh: An Nhơn
Nghe tiếng truy hô cầu cứu, lực lượng dân phòng trong ủy ban và những người xung quanh liền lấy bình CO2 dập tắt đám cháy. Ngọn lửa chỉ thiêu rụi ống dẫn nước trong xe.
Sau gần một giờ kiểm tra và sửa chữa, chiếc Lexus được lái đi khỏi hiện trường.
Theo VNExpress
Mẹ con sản phụ tử vong khi truyền dịch ở bệnh viện Chiều 15/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã ra quyết định trưng cầu giám định pháp y để khám nghiệm tử thi sản phụ Trần Thị Hưởng (32 tuổi) trú ở thôn Phước Khánh, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo người thân của sản phụ, vào chiều 14/3, chị Hưởng đã được một bác...