TPHCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 27.900 tỷ đồng, hơn 142.000 tấn gạo
TPHCM kiến nghị Thủ tướng cùng các Bộ xem xét hỗ trợ 27.900 tỷ đồng cùng hơn 142.000 tấn gạo để giúp người nghèo, người gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 trả tiền thuê phòng trọ, có lương thực hàng ngày.
Ngày 17/8, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính về việc hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn.
UBND TPHCM cho biết, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của TPHCM. Đặc biệt, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, người lao động nghèo đang sinh sống trên địa bàn.
Thời gian qua, người dân, người lao động sinh sống và làm việc tại thành phố đã phải về quê hoặc sang các tỉnh khác.
Người dân, người lao động tại TPHCM phải về quê hoặc sang tỉnh khác do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Để người dân gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 có thể yên tâm ở yên tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch, tránh tình trạng rời thành phố đến địa phương khác hoặc về quê, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng cùng các bộ, ngành xem xét hỗ trợ cho ngân sách địa phương số tiền hơn 27.900 tỷ đồng, cùng hơn 142.000 tấn gạo.
Toàn bộ số tiền và gạo trên sẽ được thành phố hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Theo thống kê của UBND TPHCM, hiện tại, trên địa bàn có khoảng hơn 1,5 triệu hộ lao động nghèo với hơn 4,7 triệu người cần hỗ trợ.
Trong hơn 27.000 tỷ, thành phố dự kiến sẽ chi hỗ trợ cho người dân hơn 23.000 tỷ tiền ăn, cùng hơn 4.000 tỷ tiền thuê phòng trọ.
UBND TPHCM cho biết, kiến nghị được đưa ra dựa trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về việc “nhất thiết không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế. Có chính sách thiết thực bằng tiền, lương thực, thực phẩm… để người dân yên tâm tại chỗ, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch”.
Từ ngày 31/5 đến nay, thành phố đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội với mức độ tăng dần.
Văn bản kiến nghị nêu rõ, đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 có tốc độ lây lan nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Trong đó, TPHCM là trung tâm của đợt dịch, sự bùng phát, lây lan trong cộng đồng, số lượng người mắc bệnh và tử vong tăng nhanh.
TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có áp dụng giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần.
Cụ thể, từ ngày 31/5 đến ngày 14/6, thành phố áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Từ ngày 15/6 đến ngày 8/7, toàn địa bàn áp dụng Chỉ thị 10 của UBND thành phố.
Từ ngày 9/7 đến ngày 15/9, toàn thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Kiến nghị các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị UBND các tỉnh, thành phố về các giải pháp cấp bách liên quan đến nguồn lao động, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc giao đầu mối các bộ, ngành, địa phương, rà soát và áp dụng quy định, điều kiện đi lại thống nhất cho các nhóm nhân sự chuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu, nhân viên cảng, nhân viên bốc xếp...
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đồng thuận với kiến nghị Chính phủ của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xem xét, chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương.
Kiến nghị các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải.
Theo Bộ GTVT, trong thời gian qua, việc thực hiện giãn cách nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến lực lượng công nhân, người lao động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cảng biển nói riêng.
Nhằm đảm bảo an toàn cho lái xe chở hàng hoá trên địa bàn TP Hà Nội và một số địa phương, Bộ GTVT thống nhất với Cục Y tế GTVT hỗ trợ tổ chức thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho lái xe chở hàng hoá.
Bộ GTVT giao Cục Y tế GTVT chịu trách nhiệm về chuyên môn và kết quả thực hiện của các đơn vị do đơn vị này đề xuất trong việc tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa; đồng thời, có hướng dẫn thực hiện đúng nội dung Công văn 7316/2021 của Bộ GTVT trong việc hỗ trợ địa phương thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Bộ GTVT cũng giao Cục Y tế GTVT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở GTVT các địa phương chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa tại cơ sở y tế và các địa điểm lưu động trên địa bàn hai thành phố trên.
Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương có đánh giá và ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ lái xe vận chuyển hàng hoá trong bối cảnh các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Xây dựng quy trình vận tải riêng áp dụng tại các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã chỉ đạo nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn có những nơi, những thời điểm xảy ra ùn tắc do việc thực hiện không thống nhất của địa phương. Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) đang xây dựng quy trình...