TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT xúc tiến 5 dự án lớn
Đường Vành đai 3, Vành đai 4, trục động lực nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang, mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Ga Bình Triệu là 5 dự án cần được xúc tiến năm 2021.
Sở GTVT TP.HCM vừa kiến nghị Bộ GTVT về việc thực hiện 5 dự án giai đoạn 2021-2025.
Theo đánh giá của Sở GTVT, vùng kinh tế trọng điểm phía nam có kết cấu hạ tầng không đồng bộ, chậm cải thiện, thiếu sự kết nối nên chất lượng phát triển đô thị còn thấp. Sau khi rà soát, cơ quan này đưa ra đề xuất xem xét đối với 5 dự án từ đầu năm nay.
Đầu tiên là dự án khép kín đường Vành đai 3, tổng chiều dài hơn 98 km đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh của TP.HCM (chiếm 55%), tỉnh Đồng Nai (chiếm 12%), tỉnh Bình Dương (chiếm 27%) và tỉnh Long An (chiếm 6%).
Dự án chia làm 4 tiểu dự án thành phần. Đoạn 1 và 3 gồm dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) chuẩn bị khởi công trong quý III, dự án thành phần 2A ( cao tốc Bến Lức – Long Thành – tỉnh lộ 25B) và dự án thành phần 2B ( nút giao Gò Công – điểm nối vào đường Mỹ Phước – Tân Vạn) đang được Bộ GTVT xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Trong dự án Vành đai 3, đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn dài 16,7 km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư, đưa vào khai thác. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đoạn 2 (Tân Vạn – Bình Chuẩn) trùng cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đã đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác với quy mô 6/10 làn xe.
Video đang HOT
Đoạn 3 có điểm kết nối đầu tuyến của cao tốc TP.HCM – Mộc Bài và đoạn 4 kết nối từ quốc lộ 22 đến cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang chờ Bộ GTVT thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Tiếp theo là dự án đường Vành đai 4, dài 198 km có vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng, đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Long An với quy mô 6-8 làn xe. Bộ GTVT đang thống nhất phương án, kế hoạch, quy mô, phân kỳ và hình thức đầu tư.
Thứ ba là dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án đang chờ Bộ GTVT xem xét 3 vấn đề là mở rộng mặt cắt ngang; kết nối các tuyến đường TP.HCM và đề xuất phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tránh giải phóng mặt bằng nhiều lần.
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được đề xuất bổ sung nút giao thông kết nối các tuyến đường quận 9, tạo tương tác cao cho TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Danh.
Thứ tư là dự án trục động lực kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang, dài 54,5 km đi qua TP.HCM, tỉnh Long An và Tiền Giang, quy mô 6 làn xe, vốn đầu tư 16.197 tỷ đồng. Dự án đang chờ được Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam và quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam để có cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo.
Cuối cùng là dự án Ga Bình Triệu, diện tích 41 ha, đến nay chưa triển khai. Dự án đã được Cục Đường sắt Việt Nam cắm mốc giới theo ranh và bàn giao cho TP.HCM quản lý. Tuy nhiên, trong phạm vi quy hoạch, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nên việc thực hiện có nguy cơ làm mất ổn định đời sống người dân khu vực.
Do đó, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị Bộ trưởng GTVT chủ trì cùng Bộ Tài nguyên – Môi trường và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết bồi thường tái định cư cho người dân trong phạm vi ranh quy hoạch bị ảnh hưởng, giai đoạn 2021-2025.
Vành đai 4 là một trong 5 dự án lớn được TP.HCM đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.
Khánh thành phà biển giúp đi từ TP.HCM đến Vũng Tàu hết 30 phút
Phà biển khi hoạt động giúp người dân, hàng hóa từ Cần Giờ ra Vũng Tàu mất chừng 30 phút thay vì 3h30 phút đi bằng đường bộ.
Sáng 4/1, Sở GTVT TP.HCM phối hợp Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành tuyến vận tải hành khách, hàng hóa phương tiện cố định bằng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành tuyến vận tải hành khách, hàng hoá phương tiện cố định bằng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu hoạt động trên tuyến được thiết kế hai thân, dài 45m, rộng 10m, công suất 2.900 mã lực, tốc độ tối đa 24 hải lý (hơn 43km) mỗi giờ, chở cả khách và hàng hóa.
Dự kiến thời gian đầu, hai phà cỡ lớn hoạt động chở được 350 người, 20 ôtô, 100 xe máy cùng hàng hóa... Mỗi ngày có 24 chuyến, mỗi chuyến cách nhau 60 phút. Mức giá vé trần dự kiến là 70.000 đồng/lượt, hành trình khoảng 30 phút.
Phà biển khi hoạt động giúp người dân, hàng hóa từ Cần Giờ ra Vũng Tàu mất chừng 30 phút thay vì 3 giờ 30 phút đi bằng đường bộ.
Theo Sở GTVT TP.HCM, tuyến vận tải này cũng rút ngắn thời gian từ Long An, Tiền Giang đến Vũng Tàu, thay cho đường bộ qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Người dân hai tỉnh này có thể đi từ huyện Cần Giuộc, Long An qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc, đi tiếp khoảng 40km đến bến Tắc Suất, tổng thời gian khoảng 2h30.
Đây là tuyến phà biển đầu tiên từ TP.HCM đi Vũng Tàu được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, cũng như tạo điều kiện phát triển du lịch đường thủy.
Phà biển vận tải hành khách, hành hoá phương tiện cố định bằng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định, đây là một trong những công trình quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, kết nối giao thương, vận tải hàng hóa, phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh, thành góp phần phát triển kinh tế TP.HCM và tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; đồng thời, tiếp tục khẳng định chủ trương mời gọi xã hội hóa của TP.HCM trong việc đẩy mạnh phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả tuyến vận tải hành khách - hàng hóa bằng phà biển từ huyện Cần Giờ đi TP Vũng Tàu, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần chú ý đến công tác đảm bảo an ninh trật tự tại bến phà, trên tàu. Đặc biệt, tuân thủ nghiêm các quy định khi lưu thông bằng đường thủy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thuyền viên, hành khách.
Niềm vui từ những con đường, cây cầu mới Năm 2020, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 21 dự án, thúc đẩy phát triển KT-XH cho các vùng đất nơi dự án đi qua... Dự án đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long hoàn thành góp phần xóa ùn tắc và nguy cơ TNGT trên tuyến đường Phạm Văn Đồng đã tồn tại...