TP.HCM kiểm soát chặt người dân ra đường trong ngày tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16
Sau khi TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 và tăng cường thêm các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nhiều chốt kiểm soát của lực lượng chức năng đươc thiết lập, kiểm soát nghiêm người dân ra đường không có lý do chính đáng.
Nhiều xe ôm chở hàng được yêu cầu quay đầu xe khi vào địa bàn Q.3. ẢNH: TRÁC RIN
Sau khi TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng chức năng đang triển khai kiểm soát nghiêm việc người dân ra đường mà không có lý do chính đáng.
TP.HCM hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường chống Covid-19
Không được qua chốt kể cả có ‘giấy thông hành’
Chiều 24.7, tổ công tác của Công an Q.1 (TP.HCM) lập chốt kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 (có thêm các biện pháp tăng cường) tại giao lộ Cách Mạng Tháng 8 – Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1).
Theo quan sát của PV Thanh Niên , tuy cuối tuần nhưng khá đông người dân điều khiển phương tiện qua lại chốt này. Lượng xe nhiều nhất là shipper giao hàng, bên cạnh người dân đi tiêm vắc xin hoặc lực lượng y tế. Đáng chú ý, xe ôm nếu chở hàng nhưng không rõ mặt hàng gì, hoặc hàng hóa không thuộc loại thực phẩm thiết yếu, đều bị tổ công tác yêu cầu quay đầu xe.
Công an Q.3 kiểm tra giấy tờ người dân khi ra đường vào tối 24.7. ẢNH: TRÁC RIN
“Bây giờ việc giãn cách đã siết chặt hơn các anh không biết sao? Giờ chỉ shipper nào chở các mặt hàng thiết yếu mới được qua chốt, còn không thì xin đi đường khác. Kể cả giấy thông hành được các công ty cấp cho nhân viên cũng không được giải quyết”, cán bộ Đội CSGT-TT Công an Q.1 liên tục giải thích.
Chiều cùng ngày, tại giao lộ Nguyễn Thái Học – Trịnh Văn Cấn (P.Cầu Ông Lãnh, Q.1), một tổ công tác khác của Công an Q.1 cũng tiến hành lập chốt kiểm soát người dân ra vào quận.
Công an Q.1 (TP.HCM) kiểm tra loại hàng hóa mà nhân viên giao hàng chở. ẢNH: TRÁC RIN
Tại đây, những người lưu thông theo hướng từ Q.4 qua Q.1 đều được yêu cầu quay đầu xe, kể cả các shipper giao hàng. Chỉ một số trường hợp như người dân qua địa bàn Q.1 để tiêm vắc xin, phụ nữ mang bầu đi viện, nhân viên y tế, xe cứu thương, xe phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19… mới được tổ công tác cho qua chốt.
Cán bộ CSGT-TT Công an Q.1 (TP.HCM) kiểm tra người dân vào địa bàn Q.1 tại giao lộ Cách Mạng Tháng 8 – Nguyễn Thị Minh Khai. ẢNH: TRÁC RIN
Khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, người đàn ông khoảng ngoài 50 tuổi chạy đến chốt kiểm soát và chỉ tay nói “Nhà tôi ở ngay đây nên xin qua chốt”, một cán bộ CSGT-TT Công Q.1 yêu cầu người này xuất trình giấy CMND.
Tuy nhiên, lúc này lượng xe từ cầu Ông Lãnh đang đổ dồn xuống, lo ngại ùn tắc giao thông nên một cán bộ CSGT-TT khác yêu cầu nhóm người đang dừng xe (có người đàn ông trên) phải quay đầu xe, đi đường khác.
Lúc này, người đàn ông tỏ vẻ bực dọc, liên tục chửi thề nên tổ công tác yêu cầu dẫn xe vào lề đường, đợi Công an P.Cầu Ông Lãnh đến giải quyết.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Chốt chặn trong đêm
Tối 24.7, Đội CSGT-TT Công an Q.3 lập nhiều chốt chặn, kiểm soát người dân ra vào địa bàn Q.3.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại khu vực Công trường ngã 6 Dân chủ (Q.3), từ 19 giờ ngày 24.7, lực lượng chức năng lập chốt, kiểm tra nghiêm ngặt người dân di chuyển vào Q.3. Hàng loạt shipper chở hàng đều bị yêu cầu quay đầu xe. Lực lượng chức năng chỉ giải quyết cho xe cấp cứu, lực lượng y tế, người dân thường trú ở Q.3 đi làm về… được qua chốt.
Lực lượng chức năng chốt chặn tại khu vực Công trường ngã 6 Dân Chủ, nhằm kiểm soát nghiêm việc người dân ra đường với lý do không chính đáng. ẢNH: TRÁC RIN
“Từ sáng đến giờ, chúng tôi lập biên bản xử phạt 4 trường hợp người dân ra đường không cần thiết. Sau 15 ngày TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16, chúng tôi lập biên bản xử phạt 70 trường người dân ra đường không chính đáng, với mức phạt 2 triệu đồng/trường hợp”, lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an Q.3 thông tin.
Bị kiểm soát khi di chuyển vào địa bàn Q.3, nhiều người phải dò hỏi đường để tìm đường đi về nhà (nhà ở các quận, huyện khác). ẢNH: TRÁC RIN
Lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an Q.3 nói thêm, từ sáng 24.7, đơn vị này chủ yếu dùng xe chuyên dụng di chuyển trên nhiều tuyến đường phát loa tuyên truyền, đề nghị người dân TP.HCM tiếp tục chấp hành nghiêm Chỉ thị 16.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và sẽ có những biện pháp tăng cường trong những ngày tới. ẢNH: TRÁC RIN
Công an Q.3 chốt chặn ở khu vực Công trường ngã 6 Dân Chủ, nhằm kiểm soát người dân ra vào quận. Trong ngày 24.7, Đội CSGT-TT Công an Q.3 xử phạt 4 trường hợp người dân ra đường với lý do không cần thiết. ẢNH: TRÁC RIN
Công an Q.3 kiểm tra giấy tờ người dân liên quan đến việc ra đường vào tối 24.7. ẢNH: TRÁC RIN
Một nhóm người mặc đồ bảo hộ y tế được cho qua chốt, họ không quên giơ tay lên chào một số cán bộ Công an Q.3 đang làm việc ở chốt kiểm soát. ẢNH: TRÁC RIN
Lực lượng CSGT-TT Công an Q.3 kiểm tra giấy tờ nam thanh niên ra đường vào tối 24.7. ẢNH: TRÁC RIN
Không những xe máy, hàng loạt ô tô vào địa bàn Q.3 (TP.HCM) tối 24.7 cũng bị kiểm tra, sau đó yêu cầu quay đầu xe. ẢNH: TRÁC RIN
Cô gái đang giải thích về lý do ra đường cho một chiến sĩ Cảnh sát cơ động. ẢNH: TRÁC RIN
TP.HCM chuẩn bị kịch bản tiếp nhận, điều trị 100.000 ca Covid-19
Một số nội dung theo Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM. ĐỒ HỌA: LÂM NHỰT
Hà Nội giãn cách xã hội, shipper có được phép hoạt động không?
Trong thời điểm giãn cách xã hội, lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19 và có thể lây lan.
Từ 6 giờ ngày 24/7, Hà Nội chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; trong đó hoạt động vận tải là một trong số những lĩnh vực quan trọng bị tác động bởi giãn cách xã hội.
Cụ thể, UBND Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ôtô, đường thủy, xe bus, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe môtô; trong đó có xe công nghệ và xe ôm; trừ trường hợp: phục vụ trong phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Việc vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải. Việc vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên "luồng xanh" vào thành phố.
Thời gian qua, nhất là những ngày trên địa bàn xuất hiện các ca F0, dịch vụ xe công nghệ được người dân ưa chuộng để đi lại, vận chuyển đồ. Tuy nhiên, khi trên địa bàn xuất hiện những ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thì lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19. Do đó, việc thành phố Hà Nội tạm dừng một số dịch vụ xe công nghệ và xe ôm là cần thiết để phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, trước mắt, đối với shipper (giao hàng) trên địa bàn thành phố sẽ tạm dừng hoạt động.
Theo ông Viện, hiện nay, chưa thể kiểm soát được lực lượng shipper (giao hàng) này. Do đó, lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, hiện nay, thành phố vẫn tổ chức hoạt động, kinh doanh đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu nên trước mắt, nếu cần thiết, người dân sẽ tự đi mua về sử dụng.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện Chỉ thị mới, nếu có các vấn đề phát sinh, Sở sẽ theo dõi và tổng hợp, báo cáo, tham mưu cho UBND TP để có chỉ đạo cụ thể, kịp thời để đáp ứng tình hình cụ thể.
Một số ứng dụng giao hàng, xe ôm công nghệ cũng đã phát đi thông báo tới đội ngũ shipper; trong đó ứng dụng Grab thông báo tạm ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách 2 bánh là GrabBike, GrabBike Economy; dịch vụ vận chuyển hành khách 4 bánh là GrabCar, GrabCar Economy, GrabCar Pluss, GrabCar Doanh Nghiệp, GrabTaxi và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trên địa bàn Hà Nội theo thời gian chỉ thị quy định.
TP.HCM nâng cấp giãn cách: Cần chuẩn bị gì để tăng hiệu quả chống dịch? Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ (ĐHQG TP.HCM) đánh giá việc tăng cường các biện pháp thực hiện chỉ thị 16 là cần thiết với TP.HCM. Tuy nhiên, TP cần chuẩn bị cho các nhu cầu thiết yếu của người dân và tái tổ chức tuyến đầu chống dịch. Đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM những ngày giãn cách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG...