TP.HCM không có chủ trương ‘xóa sổ’ khu công nghiệp nào
TP.HCM không có chủ trương bỏ hay “xóa sổ” KCX-KCN nào mà định hướng chuyển đổi cho phù hợp, đồng thời bổ sung, định hướng cho các KCX-KCN mới.
Đó là khẳng định của ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tại hội thảo lấy ý kiến về Đề án định hướng phát triển các khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX-KCN) TP.HCM giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 diễn ra chiều 11/8.
Hội thảo do UBND TP.HCM tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo UBND thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia và nhà khoa học.
Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đóng góp hơn nửa kim ngạch xuất khẩu của thành phố. (Ảnh: Lệ Hằng)
Hiện nay, TP.HCM có 17 KCX-KCN với diện tích 4.000ha. Các khu này hoạt động rất hiệu quả, đóng góp tỷ trọng lớn trong công nghiệp và xuất khẩu của TP.
Tuy nhiên, để đánh giá lại toàn diện những mặt được và chưa được của mô hình này, TP đang xây dựng Đề án định hướng phát triển các KCX-KCN TP.HCM giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2040.
Ban Quản lý KCX-KCN TP.HCM cho biết, có nhiều KCX-KCN được thành lập thời kỳ đầu những năm 1990 – hơn một nửa thời hạn hoạt động của dự án. Một số khu cũng bộc lộ những hạn chế như chưa đảm bảo phát triển bền vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Video đang HOT
Một số khu ngành nghề thâm dụng lao động còn cao, giá trị thu hút còn thấp. Nhiều doanh nghiệp tại các KCX-KCN đã hoạt động được một nửa chu kỳ dự án nên ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị do thời gian còn lại ngắn, có dự án còn chưa tới 20 năm.
Nhiều doanh nghiệp ở Khu chế xuất Tân Thuận lo TP.HCM sẽ chuyển đổi công năng khu này sau khi hết thời hạn.
Trước thực trạng này, các doanh nghiệp mong muốn TP sớm có phương án định hướng phát triển các KCX-KCN hiện hữu; có lộ trình, chính sách chuyển đổi KCX-KCN để các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao an tâm đầu tư dài hạn; các doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ cũ, lạc hậu phải có kế hoạch đổi mới công nghệ; cũng như tiếp tục thu hút những dự án mới phù hợp quy hoạch, định hướng của TP vào KCX-KCN.
Khu chế xuất Tân Thuận, 1 trong những khu chế xuất được xây dựng thí điểm đầu tiên trong cả nước.
Hầu hết ý kiến tại hội thảo đều mong muốn TP.HCM giữ lại các KCX-KCN, đặc biệt là Khu chế xuất Tân Thuận khi thời hạn còn lại rất ngắn.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định, thành phố không có chủ trương bỏ hay “xóa sổ” KCX-KCN nào, mà định hướng chuyển đổi cho phù hợp, đồng thời bổ sung, định hướng cho các KCX-KCN mới.
Thúc đẩy xuất khẩu thông qua cộng đồng doanh nhân người Việt ở nước ngoài
Cộng đồng doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài chính là nguồn lực quan trọng và là lợi thế giúp phát triển mạng lưới phân phối, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng Việt ra thế giới.
Đây là nội dung được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại toạ đàm "Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài" do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều 1/6.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP Hồ Chí Minh phát biểu khia mạc toạ đàm.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP Hồ Chí Minh thông tin, trong hơn 10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân thành phố. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thành phố luôn nhận thức vai trò rất lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là người Việt Nam đang ở nước ngoài trong việc quảng bá, giới thiệu, truyền thông và trực tiếp sản xuất, phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài. Đây cũng là nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thông tin và các cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là các khu vực tập trung nhiều người Việt Nam sinh sống.
Ông Đinh Vĩnh Cường, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kết nối Doanh nhân Việt Nam - Quốc tế, chia sẻ thông tin tại toạ đàm.
GS. Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ thông tin, tính riêng số người Việt tại Mỹ là hơn 2 triệu người, các hộ gia đình người Mỹ gốc Việt cũng mua nhiều hàng tiêu dùng, ước tính mỗi năm người Việt tại Mỹ chi tiêu 57 tỷ USD, tức khoảng 27.000 USD/người.
Cộng đồng doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước sở tại và thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế; trong đó có thương mại và đầu tư song phương Việt -Mỹ. Doanh nghiệp gốc Việt đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp gốc Á với khoảng trên 310.000 cơ sở kinh doanh, tạo ra doanh thu khoảng 35 tỷ USD/năm.
Theo GS. Nguyễn Đình Phú, với nguồn lực nêu trên, cộng đồng doanh nhân người Việt tại Mỹ chính là cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm, hội thảo...) tại Mỹ; Hỗ trợ thông tin về các quy định luật pháp Mỹ cho các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận thị trường Mỹ để giảm thiểu các rủi ro thương mại, nhất là vấn đề nguồn gốc xuất xứ; chất lượng sản phẩm, mẫu mã.
"Việt Nam - Mỹ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất sang Mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên cũng có thể kết nối, hợp tác về logistics đường biển, hàng không, vận chuyển hàng hóa bền vững, nghiên cứu dự án vận tải, dịch vụ kho bãi...", GS. Nguyễn Đình Phú chia sẻ thêm.
Bà Trà My, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc thông tin, Trung Quốc là thị trường tỷ dân và có nhu cầu hàng hoá rất lớn, là điểm đến xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Dù Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của một số mặt hàng Việt, tuy nhiên tỷ trọng của hàng Việt tại Trung Quốc so với một số nước khác trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Theo bà Trà My, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xâm nhập vào Trung Quốc cần xác định rõ chất lượng là số một, nhưng bao bì, mẫu mã cũng quan trọng không kém và phải bảo hộ thương hiệu mình trước khi đi ra nước ngoài. Doanh nghiệp mới phải luôn tận dụng mọi cơ hội, mọi mối quan hệ để quảng bá giới thiệu sản phẩm mình, mọi lúc, mọi nơi; dùng nhiều nhân viên bản địa và tận dụng tất cả các kênh tuyên truyền có thể.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, không chỉ bán những gì mình có, mà nên đầu tư cho những sản phẩm thị trường cần. Một kinh nghiệm khác là cần hợp tác hỗ trợ nhiều sản phẩm Việt cùng vào thị trường mới, điều này tạo nên tạo nên hiệu ứng tích cực cho thương hiệu Việt tại nước ngoài.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh phát biểu tại toạ đàm.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và doanh nhân người Việt ở nước ngoài nói riêng là nguồn lực lớn đối với việc thúc đẩy đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới.
Để phát huy được lợi thế đó, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cần tập trung vào các nhóm giải pháp đa dạng hóa mở rộng hình thức, quy mô xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng ở nước ngoài. Đồng thời, hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối; giữa phân phối và sản xuất.
Qua đó, góp phần tăng cường liên kết nội bộ, liên kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa có giá trị, ổn định và khai mở thị trường.
Bà Phan Thị Thắng cũng đề nghị Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh phối hợp với các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò của mỗi kiều bào là mỗi đại sứ hàng Việt tại nước sở tại; vừa kết nối, tuyên truyền cho cộng đồng kiều bào ở nước ngoài ưu tiên sử dụng hàng Việt; vừa kết nối, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến giao thương, quảng bá rộng rãi hàng Việt đến với bạn bè quốc tế.
Kinh tế TP Hồ Chí Minh trở lại quỹ đạo tăng trưởng - Bài 2: Tạo bước đi vững chắc Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2021 và quý I/2022 đã góp phần tạo nên những nền tảng vững chắc, niềm tin cho quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh, một đầu tàu kinh tế của cả nước. Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất...