TPHCM: Hệ thống tưới cây tự động biết “canh” thời tiết
Hệ thống có thể kết nối trạm dự báo thời tiết cho phép điều khiển, kiểm soát hệ thống tưới toàn thành phố tại các thời điểm và vị trí bất kỳ. Ngoài ra, hệ thống còn tự động phân tích độ ẩm không khí, đất, tốc độ gió, bức xạ nhiệt để tự điều chỉnh thời gian và lượng nước tưới cho phù hợp với điều kiện khí hậu thực tế.
Xu hướng sống xanh, hướng tới tương lai bền vững đã được hiện thực hóa tại nhiều đô thị lớn trên thế giới. Theo dòng phát triển, tiên phong là thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện nhiều công đoạn đem thêm màu xanh thiên nhiên vào lòng đô thị.
Thông qua việc sử dụng công nghệ tưới tự động quản lý qua phần mềm thông minh với nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống thông thường, TP.HCM đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong công tác chăm lo mảng xanh đô thị.
Trước thực trạng biến đổi khí hậu và nguồn tài nguyên bị xâm hại, phát triển công trình xanh là khái niệm không còn mới mẻ tại các đô thị lớn trên toàn cầu. Đây có thể xem là giải pháp tối ưu để cải thiện môi trường, tái tạo mảng xanh đối với sự sống.
Tại Việt Nam, việc phát triển mở rộng mảng xanh được nỗ lực hiện thực hóa nhưng bước đầu còn gặp nhiều cản trở. Chỉ tính riêng việc tưới nước cũng đã tốn gần 50% ngân sách duy tu, chưa kể đến vấn đề nhân công và thiết bị. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao cân bằng giữa việc áp dụng công nghệ hiện đại để duy trì hiệu quả mảng xanh đồng thời tiết kiệm ngân sách.
Thách thức tạo giải pháp
Kể từ năm 2009, TP.HCM đã triển khai lắp đặt công nghệ tưới tự động cho một số mảng xanh theo hình thức xã hội hóa tại nút giao thông như tuyến Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Cảnh, đường Nguyễn Văn Cừ, Bến Vân Đồn, công viên Gia Định, cầu vượt Trường Sơn, xa lộ Hà Nội,…
Hệ thống mới gồm các béc phun chìm dưới cỏ hoặc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này là có thể quản lý qua phần mềm thông minh, qua đó có thể đánh giá được tương đối chính xác về lượng nước sử dụng phù hợp cho đa dạng từng chủng loại cỏ, kiểng.
Ngoài ra, phần mềm cho phép nhà quản lý có thể tiếp cận, điều chỉnh, cài đặt hệ thống hay bật tắt tưới ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ khi nào.
Video đang HOT
Tưới phun tại Xa lộ Hà nội TP.HCM
Không dừng lại ở đó, hệ thống có thể kết nối trạm dự báo thời tiết cho phép điều khiển, kiểm soát hệ thống tưới toàn thành phố tại các thời điểm và vị trí bất kỳ. Ngoài ra, hệ thống còn tự động phân tích độ ẩm không khí, đất, tốc độ gió, bức xạ nhiệt để tự điều chỉnh thời gian và lượng nước tưới cho phù hợp với điều kiện khí hậu thực tế.
Ông Mark Walton, Giám đốc Walton Group – đơn vị có 50 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn về công nghệ tưới tự động tại các đô thị lớn trên thế giới cho biết: “Công nghệ tưới thông minh kết hợp trạm dự báo thời tiết được áp dụng rất rộng rãi ở hầu hết các đô thị lớn trên toàn cầu trong suốt 40 năm qua và đã mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, nhất là trong việc bảo tồn nguồn nước”.
Tiết kiệm 70% lượng nước so với tưới tay
Với lợi thế trên nhiều hạng mục, sau khi lắp đặt hệ thống tưới tự động và quản lý bằng phần mềm, TP.HCM đã dành được nhiều kết quả hết sức khả quan.
Trung bình mỗi năm, thành phố tiết kiệm được 70% lượng nước so với việc tưới tay. Việc sử dụng công nghệ này không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng các nguyên liệu gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái để sản xuất sản phẩm lại đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
Điều này đã góp phần đưa TP.HCM trở thành đơn vị tiên phong trong việc chăm sóc mảng xanh đô thị, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trước tình trạng kiến trúc bê tông hóa, môi trường ô nhiễm như hiện tại.
Trong báo cáo của Sở Giao thông Vận tải cho Ủy ban nhân dân thành phố tháng 7-2017 nêu rõ: “Khi lắp đặt hệ thống tưới, kinh phí dành cho công tác tưới tiết giảm đáng kể so với hình thức tưới bằng xe bồn. Đến nay trên địa bàn thành phố đã có trên 50 công trình mảng xanh được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động”.
Nhìn chung, giải pháp mới có 3 ưu điểm lớn so với các hệ thống thông thường:
- Tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm chi phí nhân công khi hệ thống được vận hành qua Internet.
- Hạn chế tai nạn giao thông trong quá trình đi tưới cây.
Việc triển khai áp dụng công nghệ tưới mới cùng phần mềm quản lý thông minh tại các thành phố sở hữu nhiều mảng xanh như Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Trà Vinh, Huế, Cần Thơ… chính là vấn đề cấp thiết cần cân nhắc nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên, nhân lực và góp phần phát triển đô thị bền vững.
V.P
Theo Dantri
TP HCM muốn xây nút giao 3 tầng ở cửa ngõ phía Đông
Nút giao An Phú được kỳ vọng giảm ùn tắc tại giao lộ giữa cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với các tuyến đường khác.
UBND TP HCM vừa gửi văn bản khẩn, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất phương án xây dựng nút giao thông An Phú (quận 2), chỉ đạo thực hiện các công việc tiếp theo để nhanh chóng khắc phục tình trạng ùn ứ thường xuyên tại khu vực này.
Tại buổi làm việc với UBND TP HCM mới đây, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa thống nhất việc đầu tư giai đoạn một nút giao An Phú bằng vốn dư JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) của dự án cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nút giao An Phú được đề xuất xây dựng có 3 tầng. Ảnh: Google maps.
Theo góp ý của Bộ GTVT, UBND thành phố đã hoàn thiện và chốt phương án thiết kế xây dựng nút giao An Phú có 3 tầng gồm hầm chui hai chiều kết nối đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại); kết hợp hầm chui theo hướng từ đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vào đường Lương Định Của.
Tiếp đó, xây cầu vượt theo hướng từ đường Lương Định Của vào đường cao tốc HLD và cầu vượt theo hướng từ ngã ba Cát Lái - Mai Chí Thọ đi cao tốc HLD.
Ngoài ra, tuyến đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm và tuyến đường sắt TP HCM - Nha Trang sẽ đi trên cao, vượt đường Mai Chí Thọ để vào ga Thủ Thiêm.
Về phương án đầu tư, TP HCM đề xuất phân kỳ thành hai giai đoạn. Giai đoạn một sẽ xây hầm chui hai chiều (4 làn xe) kết nối đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ, theo hướng về hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) và ngược lại, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 800 tỷ đồng.
Là điểm giao giữa các tuyến đường có mật độ phương tiện đông như cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Mai Chí Thọ, Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, khu vực nút giao An Phú thường xuyên bị ùn tắc. Các loại xe phải dừng đợi đèn đỏ rất lâu mới có thể qua được nút giao này. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây bị ùn ứ.
TP HCM đang triển khai nút giao An Sương cũng với 3 tầng để giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây. Tuy nhiên, trong giai đoạn một cũng chỉ mới có hầm chui được xây dựng.
Hữu Công
Theo VNE
Diện kiến tuyến đường "dát kim cương" vừa thông xe tại Hà Nội Chậm tiến độ 7 năm, dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài vừa chính thức thông xe vào sáng 28/4. Để có hơn 3,5km đường này, Hà Nội phải đổi gần 70ha đất. Diện kiến tuyến đường "dát kim cương" vừa thông xe tại Hà Nội Tuyến đường dài 3,5 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng theo hình thức...