TPHCM giải trình tự gen 45 người nhập cảnh mắc Covid-19 để tìm Omicron
TPHCM đã ghi nhận 45 trường hợp nhập cảnh dương tính SARS-CoV-2. Kết quả giải trình tự gen cho thấy, 28 trường hợp nhiễm biến chủng Delta và chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Chiều 16/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong thời điểm, dịch Covid-19 tại thành phố có nhiều diễn biến phức tạp dịp cuối năm.
Hiện tại, các lực lượng của TPHCM đang tăng cường các biện pháp trong chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao mắc Covid-19. Mặt khác, thành phố cũng triển khai kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biển thể Omicron.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, cho biết, các lực lượng trên địa bàn đã thực hiện đầy đủ các phần việc trong kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biển thể Omicron. Trong đó, công tác giải trình tự gen được đặc biệt quan tâm để tìm ra sự hiện diện của biến chủng Omicron.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
“Hiện nay, tất cả trường hợp nhập cảnh vào TPHCM đều được kiểm soát chặt, cách ly theo đúng quy định. Ngoài ra, tất cả trường hợp dương tính SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh đều được giải trình tự gen”, ông Nguyễn Hồng Tâm khẳng định.
Video đang HOT
Từ khi triển khai kế hoạch đến nay, TPHCM đã ghi nhận 45 trường hợp nhập cảnh dương tính SARS-CoV-2, tất cả đều được lấy mẫu bệnh phẩm để giải trình tự gen. Kết quả cho thấy, 28 trường hợp nhiễm biến chủng Delta và thành phố chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Đối với chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao mắc Covid-19, TPHCM đã hoàn tất việc thống kê, lên danh sách. Qua số liệu ban đầu, thành phố có khoảng 173.500 người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19, trong đó, 140.000 người có bệnh lý nền và 33.500 người trên 65 tuổi.
TPHCM chưa ghi nhận người nhiễm biến chủng mới Omicron (Ảnh minh họa: Hải Long).
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế thành phố, cho biết, qua việc lấy mẫu xét nghiệm người trong danh sách này, ngành y ghi nhận hơn 98% âm tính SARS-CoV-2. Đối với hơn 1% số mẫu dương tính, ngành y đã có biện pháp cách ly, điều trị tại nhà kết hợp cấp phát thuốc hoặc cách ly, điều trị tập trung tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế.
Trước đó, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biển thể Omicron. Kế hoạch được ban hành trong bối cảnh, số ca nhiễm biến chủng mới đang gia tăng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và trong khu vực, nhiều nước đã siết chặt các quy định đi lại quốc tế nhằm giảm thiểu nguy cơ biến thể xâm nhập.
Theo kế hoạch mới, TPHCM sẽ đưa ra 8 nhóm giải pháp liên quan tới việc tăng cường giám sát, kiểm dịch quốc tế tại cửa khẩu hàng không, hàng hải giám sát ca mắc mới tại địa bàn dân cư, doanh nghiệp. Thành phố sẽ tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.
Hà Nội hỏa tốc triển khai phương án điều trị người mắc Covid-19 tại nhà
Nhận định khi số ca bệnh tăng nhanh sẽ là thách thức lớn đối với các cơ sở y tế, Hà Nội yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai phương án cách ly, quản lý, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà.
Chỉ đạo nêu trên thể hiện trong Công điện số 26/CĐ-UBND do Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký, ban hành ngày 2/12 gửi lãnh đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn thành phố.
Nội dung công điện thể hiện, trong thời gian từ ngày 25/11 đến 1/12, Hà Nội ghi nhận 1.751 ca mắc Covid-19, trong đó tỷ lệ số ca mắc ngoài cộng đồng chiếm 38%. Nhiều chùm ca bệnh đã được phát hiện, khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, tuy nhiên số ca mắc vẫn cao và vẫn phát sinh thêm các ca bệnh mới.
Hà Nội yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai phương án cách ly, quản lý, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà theo kế hoạch (Ảnh minh họa).
Đáng chú ý, tại các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù hiện nay, số ca bệnh nặng ở tầng 3 (điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch) chiếm tỷ lệ dưới 0,8%, tuy nhiên khi số ca bệnh tăng nhanh sẽ là thách thức lớn đối với các cơ sở y tế của thành phố.
Chính vì vậy, thành phố cần triển khai ngay những biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Cụ thể, Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các địa phương khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan triển khai phương án mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, cách ly tự nguyện tại các cơ sở lưu trú và cách ly tại nhà trên địa bàn đối với các trường hợp F1 ở 30 quận, huyện, thị xã đảm bảo theo quy định; khẩn trương phối hợp Sở Y tế triển khai ngay các Cơ sở thu dung, điều trị người mắc Covid-19 thể nhẹ, không triệu chứng theo mô hình Trạm Y tế lưu động.
"Khẩn trương triển khai phương án cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị người mắc Covid-19 tại nhà theo kế hoạch của UBND thành phố..." - công điện nêu rõ.
Đối với Sở Y tế, UBND TP Hà Nội yêu cầu tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, khẩn trương chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; tăng cường lực lượng, vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương có diễn biến dịch phức tạp và chủ động triển khai các biện pháp phù hợp điều trị sớm các trường hợp nhiễm mới để hạn chế thấp nhất các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.
Trên cơ sở phương án cách ly, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người mắc Covid-19 (đảm bảo các điều kiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế), Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn danh mục các loại thuốc, phương pháp điều trị và xử lý các tình huống khi điều trị tại nhà; xây dựng quy trình, phổ biến rộng rãi đến toàn bộ người dân để sẵn sàng chuẩn bị trong mọi tình huống, hoàn thành trước ngày 5/12...
Mới đây, tại phiên thảo luận tổ tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII diễn ra ngày 30/11, Bí thư Đinh Tiến Dũng cho biết, trước mắt, thành phố thực hiện cách ly F1 tại nhà và điều trị F0 thể nhẹ ở 26 quận, huyện, thị xã; sau đó tiếp tục triển khai thực hiện điều này ở cả 4 quận "lõi", gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu thành phố, yêu cầu điều trị F0 tại nhà quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ các tiêu chí, điều kiện, chỉ khi đáp ứng được mới thực hiện. Hà Nội đã và đang nới lỏng dần theo xu thế chung của cả nước, nhưng mục tiêu là phải kiểm soát được tình hình.
Phú Yên: Sẵn sàng các phương án thí điểm điều trị F0 tại nhà Chiều 24/11, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên tổ chức họp trực tuyến triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Nhân viên Trung tâm Y tế huyện miền núi Sơn Hòa dặn dò bệnh nhân COVID-19. Ảnh tư liệu: Xuân Triệu/TTXVN Theo Sở Y tế tỉnh Phú Yên, từ ngày 11/10 đến 23/11, Phú Yên ghi nhận...