TP.HCM gia hạn thí điểm, cho phép hàng quán ăn uống hoạt động qua đêm
Các cơ sở kinh doanh ăn uống ở TP.HCM được hoạt động theo cấp độ dịch, không giới hạn thời gian đóng cửa hàng quán, thí điểm đến cuối năm 2021.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng vừa có quyết định tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31.12.2021. Đồng thời, hàng quán phải tuân thủ các điều kiện đã nêu tại điểm a, điểm c, mục 1 Công văn số 3818 ngày 16.11 của UBND TP.HCM.
Cụ thể, các cơ sở phải đáp ứng quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
TP.HCM tiếp tục cho thí điểm kinh doanh ăn uống tại chỗ đến cuối năm 2021. Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Hàng quán được hoạt động theo từng cấp độ dịch. Đối với địa bàn cấp độ 1 (nguy cơ thấp) và cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới.
Video đang HOT
Đối với địa bàn cấp độ 3 (nguy cơ cao), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; đồng thời không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.
Riêng với địa bàn cấp độ 4, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn, uống tại chỗ.
Quyết định mới của UBND TP.HCM không còn giới hạn thời gian hoạt động đến 22 giờ như cách đây nửa tháng. Điểm mới này được kỳ vọng giúp các cơ sở kinh doanh ăn uống cải thiện doanh thu.
UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ đồ uống có cồn không đúng quy định; xử lý nghiêm đối với những trường hợp không chấp hành đúng quy định trong phòng, chống dịch Covid-19.
Sau thời gian thí điểm, chính quyền các quận, huyện và TP.Thủ Đức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công thương để tổng hợp, đề xuất thành phố.
Quán ăn ở TP.HCM không bị khống chế thời gian đóng cửa trước 22 giờ như nửa tháng trước. Ảnh CTV
Đây là lần gia hạn thí điểm thứ 2 của UBND TP.HCM đối với hoạt động kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ.
Trước đó, từ ngày 28.10, TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phép phục vụ tại chỗ, phục vụ tối đa 50% công suất, không phục vụ đồ uống có cồn; riêng Q.7 và TP.Thủ Đức được phục vụ đồ uống có cồn. Thời gian thí điểm đến ngày 15.11.2021.
Sau đó, ngày 16.11, TP.HCM tiếp tục gia hạn thí điểm đến hết ngày 30.11, cho phép hàng quán được hoạt động theo cấp độ dịch, đóng cửa trước 22 giờ.
TP.HCM: Ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn vì không được bán sau 21 giờ
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho rằng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa được sôi động phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không hẳn là do thành phố giới hạn đến 21 giờ.
Tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 8.11, phóng viên nêu thực tế sau 2 tuần TP.HCM cho phép ăn uống phục vụ tại chỗ nhưng tình cảnh chung vẫn khá ảm đạm, một trong những nguyên nhân là do giới hạn thời gian phục vụ tới 21 giờ, đồng thời đặt câu hỏi thành phố sẽ có biện pháp gì để cải thiện tình hình.
Trả lời, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết hoạt động kinh doanh ăn uống đóng góp lớn vào nhóm ngành bán lẻ của thành phố, do đó Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tham mưu UBND TP.HCM giải pháp phát triển.
TP.HCM mới cho phép kinh doanh ăn uống tại chỗ phục vụ bia rượu ở TP.Thủ Đức và Q.7. Ảnh SỸ ĐÔNG
"Hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn là do thời gian kinh doanh chỉ đến 21 giờ bởi vì hoạt động này còn liên quan đến nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Nếu khách hàng còn e ngại, chưa muốn ra đường thì hoạt động ăn uống tại chỗ vẫn rất khó khăn", ông Phương nhìn nhận, đồng thời cho biết Sở Công thương sẽ đánh giá các yếu tố dịch tễ để tham mưu giải pháp phù hợp, hỗ trợ cơ sở kinh doanh ăn uống.
Về việc thí điểm bán rượu, bia tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Q.7 và Thủ Đức, ông Phương cho biết theo lộ trình, đến ngày 15.11 sẽ rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng. "Trước ngày 15.11 sẽ có sơ kết đánh giá, hiện Sở Công thương đang tiếp tục theo dõi, hiện chưa có thống kê đầy đủ", ông Phương nói.
Trước đó, từ ngày 28.10, UBND TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phục vụ tại chỗ, kết thúc trước 21 giờ hằng ngày, công suất tối đa 50% và không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn. Riêng Q.7 và TP.Thủ Đức được phép thí điểm kinh doanh đồ uống có cồn ở một số địa bàn, thời gian thí điểm đến hết ngày 15.11. Sau đó, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM trước khi nhân rộng tại các địa bàn khác.
Kẻ ô 'xe nhà đậu' dưới lòng đường vì nhiều người đậu vô ý thức, chính quyền nói gì? Một chủ nhà trên đường số 23, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM đã thuê người kẻ ô trắng ngay dưới lòng đường với dòng chữ xe nhà đậu để đi đâu về có chỗ đậu xe. Đánh dấu vì nhiều người lạ tới đậu xe vô ý thức Gần đây, những hình ảnh về ô trắng này được chia sẻ trong các...