TPHCM: Được hỏi ý kiến về việc HS đeo khẩu trang, nhiều phụ huynh từ chối trả lời
Nhiều phụ huynh tại TPHCM đã lắc đầu, từ chối trả lời hoặc chia sẻ những khó khăn… khi được tham khảo ý kiến về việc đeo khẩu trang của học sinh khi đi học trở lại.
Chiều ngày 4/3, Sở GD&ĐT TPHCM gửi câu hỏi khảo sát lấy ý kiến phụ huynh HS về việc đeo khẩu trang trong trường học nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sở yêu cầu Phòng GD&ĐT, các trường THPT, các trường trực thuộc Sở, Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX triển khai lấy ý kiến phụ huynh ở tất cả các bậc học về việc HS có đeo khẩu trang trong trường khi trở lại đi học hay không.
Chiều tối ngày 4/3, thực hiện yêu cầu từ Sở GD&ĐT TPHCM, nhiều trường học, giáo viên ở TPHCM đã lấy ý kiến phụ huynh về việc trẻ em, HS có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không.
Theo đó, một số ý kiến phụ huynh như sau: “Thưa cô giáo, tôi xin phép không trả lời về vấn đề này ạ!”, “Mẹ không có chuyên môn về vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ sẽ khuyến khích con đeo khẩu trang khi đi học”, “Nhà mình chưa mua được khẩu trang, lấy gì đeo cô giáo ơi nên không biết trả lời có hay không đeo”…
Kết quả khảo sát phụ huynh về việc học sinh đeo khẩu trang khi đến trường mà một giáo viên tại TPHCM thu được.
Trước câu hỏi “Theo ý kiến của cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?” nhận được từ giáo viên, nhiều phụ huynh đã xin phép… không trả lời có hay không. Thay vào đó, nhiều người đã chia sẻ quan điểm cũng như lo lắng của mình.
Chị Lê Thu Ngân, có hai con học tại tiểu học ở Tân Bình, TPHCM cho biết những ngày nghỉ, chị đã tập cho con được thói quen đeo khẩu trang nhưng lâu nhất cũng chỉ được tầm 2 – 3 tiếng đồng hồ khi ra ngoài. Còn nghĩ đến việc con đeo cả ngày ở trường, chị không hình dung được. Các con chưa ý thức, lại nghịch ngợm, hiếu động, việc đeo khẩu trang trong thời gian dài trong ngày sẽ gây khó chịu cho các con.
Chưa kể nhiều ngày qua chị tìm mua khẩu trang y tế qua mọi kênh nhưng không thể nào mua được. Bản thân chị muốn con đeo nhưng không có để dùng, không biết nên ý kiến như thế nào. Việc các con sử dụng khẩu trang vải, nhiều cái trong ngày, bảo quản ở trường theo chị rất khó giữ vệ sinh, an toàn.
Anh Nguyễn Văn Mạnh, nhà ở Bình Thạnh cho biết, gần đây, mỗi lúc ra ngoài, cả gia đình anh đều đeo khẩu trang, kể cả bé nhỏ 4 tuổi. Theo anh, khẩu trang phần nào cũng bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Tuy nhiên, đối với việc HS đeo khẩu trang khi đi học lại là vấn đề khác, có những tình huống mà chúng ta không hình dung nổi. Anh Mạnh kể, hôm sau Tết gia đình anh đi tàu từ Quảng Bình vào, đúng cao điểm dịch Covid-19. Trên khoang gường nằm có 8 người cả trẻ nhỏ, khi mới lên tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ đều đeo khẩu trang nhưng chưa đến nửa ngày thì… “tan rã” hết.
Người lớn sử dụng khẩu trang khi tham gia phương tiện giao thông
“Lúc sinh hoạt ăn uống tất nhiên phải tháo ra, có lúc tôi thấy khẩu trang của mình đã bị rơi. Nhìn thấy một cái khẩu trang rơi ở giường nhưng không dám dùng vì không thể có phải là của mình không. Hàng ngàn đứa trẻ đeo khẩu trang khi đến lớp thì lộn xộn đến mức nào, có khi lây bệnh vì khẩu trang”, anh Mạnh nói.
Video đang HOT
Theo ông bố này, việc HS đeo khẩu trang khi đi học rất khó để giữ an toàn, vệ sinh. Anh cho rằng không nên đeo mà phải làm cách nào mỗi trường học kiểm soát chặt được sức khỏe học sinh, giáo viên, ngăm không có nguồn lây bệnh.
Rất nhiều ý kiến bày tỏ, việc đeo khẩu trang đến trường cần nhà chuyên môn, quản lý thông tin một cách rộng rãi, khoa học. Còn phụ huynh mỗi nhà mỗi cảnh, tùy thuộc vào việc mua được khẩu trang không, con chịu đeo không…
Một giáo viên tiểu học ở Củ Chi cho biết, chiều tối ngày 4/3, các cô tức tốc liên hệ với phụ huynh để lấy ý kiến. có những trường hợp không gọi điện được thì giáo viên tìm đến nhà phụ huynh để hoàn thành việc khảo sát lấy ý kiến. Hầu hết phụ huynh chọn “có” đeo khẩu trang khi đến trường. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng vì không mua được khẩu trang.
Khi trao đổi với giáo viên, phụ huynh cũng nhắc nhau rằng cô giáo thực hiện theo yêu cầu từ trên nên bố mẹ cố gắng giúp cô hoàn thành khảo sát. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, nhiều giáo viên gặp khó khăn để thu kết quả khi khảo sát. Có trường hợp, giáo viên đưa câu hỏi kèm luôn câu trả lời Có/Không để phụ huynh chọn chứ không nêu ý kiến.
Băn khoăn về khẩu trang
HS có đeo khẩu trang khi tới trường hay không là vấn đề gây băn khoăn không chỉ với phụ huynh mà ngay với các nhà quản lý. Trong buổi họp với Ban chỉ đạo thành phố về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của UBND TPHCM diễn ra vào ngày 25/2, vấn đề HS đeo khẩu trang là một trong những nội dung được nhắc đến.
Một trong những lo lắng của chính Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong trước việc gần 2 triệu HS trở lại trường học khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp là… không thể đủ khẩu trang cho HS sử dụng. Theo ông Phong, nếu toàn bộ HS quay lại trường, nếu phải sử dụng thì ít nhất cần 3 – 4 triệu khẩu trang mỗi ngày riêng cho HS, khả năng cung cấp là bất khả thi.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng bày tỏ băn khoăn và đề nghị các bác sĩ giải thích cụ thể hơn việc HS cần đeo khẩu trang khi đi học không, khẩu trang cần đeo trong trường hợp nào. Bản thân ông Nhân, khi đi máy bay vẫn đeo khẩu trang và ông thấy mọi người cũng đều đeo. Theo ông, không biết họ có thể có bệnh hay không, đeo khẩu trang để bảo vệ mình nhưng cũng là để bảo vệ người khác.
PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho hay, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang là người nhiễm bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân và khi ra những nơi công cộng.
Trẻ em ở TPHCM đeo khẩu trang khi vui chơi nơi vắng người trong đợt nghỉ học tránh dịch bệnh Covid-19
TS Phan Trọng Lân nêu quan điểm, với khả năng phát hiện, giám sát tốt thì HS vào lớp không nhất thiết phải đeo khẩu trang. Nhưng để làm được điều này, các nhà khoa học phải lên tiếng, tăng cường thông tin để phụ huynh yên tâm chứ không thể là mệnh lệnh hành chính. Ông Lân cũng cho rằng, HS đi học ở trường an toàn hơn ở nhà.
Hoài Nam
Theo dantri
'Các trường sử dụng khẩu trang theo hướng dẫn của Bộ Y tế'
Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, Bộ Y tế khuyến cáo học sinh không cần đeo khẩu trang ở trường.
Chiều 21/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định học sinh toàn thành phố sẽ trở lại trường vào ngày 2/3.
Phụ huynh đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý đánh giá thành phố vẫn còn nguy cơ do dịch bệnh trên thế giới phức tạp. Một số nước có ca bệnh tăng. Hà Nội có hơn 400 trường hợp phải giám sát và là địa bàn giáp tâm dịch Vĩnh Phúc.
Qua thăm dò trực tiếp và mạng xã hội của một số trường trên địa bàn, 85% giáo viên và 95% phụ huynh đề nghị tiếp tục cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có văn bản kiến nghị các tỉnh thành, trường đại học cho học sinh, sinh viên toàn quốc nghỉ hết tháng 2.
Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - thông tin trong những tuần nghỉ học vừa qua, theo chỉ đạo của thành phố, tất cả cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ.
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.Hà Nội phát biểu. Ảnh: Cắt từ clip.
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường nắm bắt tình hình sức khoẻ của giáo viên và học sinh, hướng dẫn thầy cô giáo giúp các em tự học.
Sắp tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với các phòng giáo dục, hiệu trưởng, nhóm trường để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại lớp.
Đại diện UBND huyện Đông Anh thông tin địa bàn huyện đã tổng rà soát vệ sinh trường học, đảm bảo an toàn cho trẻ khi quay lại trường. Tất cả xã, trạm y tế, trường học lắp thêm chậu rửa tay, khử khuẩn theo quy định. Các biện pháp tuyên truyền tránh gây hoang mang, không chủ quan, lơ là khi phòng chống dịch bệnh.
Chuẩn bị tốt nhất cho học sinh đi học trở lại
Ông Nguyễn Đức Chung nói để chuẩn bị tốt nhất cho học sinh quay lại trường ngày 2/3, tất cả trường cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất. Quan điểm của ban chỉ đạo thành phố là học sinh đi học phải an toàn, an tâm.
Cụ thể, các trường phải đảm bảo ít nhất mỗi phòng học có một máy đo nhiệt kế điện tử. Học sinh cần được đo trước khi vào lớp học và sau khi ra về. Những trường có tình hình diễn biến phức tạp, nơi gần dịch hoặc điều kiện trang bị máy móc tốt, có thể đo thân nhiệt cho các em trước khi vào cổng trường.
Xà phòng, nước rửa tay cho học sinh cần chuẩn bị đầy đủ trước khi các em bước vào lớp, sau khi ra về, trong giờ nghỉ.
Công văn của Sở GD&ĐT cho học sinh nghỉ học hết ngày 1/3. Ảnh: Sở GD&ĐT Hà Nội.
Cuối mỗi tuần, các trường tiến hành khử khuẩn và vệ sinh lớp học để đón học sinh quay trở lại.
Các Sở GD&ĐT phải phối hợp Sở Y tế tập huấn thành thạo cho giáo viên việc đo nhiệt độ. Các tình huống liên quan phát hiện dấu hiệu bệnh, học sinh ho, sốt cần được thầy cô thực hành thành thạo.
Cụ thể, các bước cần làm là: Gọi theo số điện thoại nào, xử lý ra sao, cách thức cách ly khi cần thiết.
Về việc đeo khẩu trang ở trường học, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định thành phố Hà Nội đang thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng bệnh, trên địa bàn chưa có trường hợp nào lây nhiễm chéo. Hà Nội không phải là vùng có dịch. Tuy nhiên, mục tiêu của thành phố là đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Vệ sinh, khử khuẩn lớp học sau mỗi ngày
Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ GD&ĐT góp ý nội dung phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên phải lưu ý con em súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
Đối với trẻ em mầm non, cha mẹ các em có trách nhiệm đo nhiệt độ cho con. Nếu trẻ sốt hoặc ho, khó thở, phụ huynh chủ động cho con nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Trong thời gian học sinh ở trường, Bộ Y tế khuyến cáo không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; tổ chức chào cờ tại lớp học.
Nhà trường thông báo cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường, phụ huynh, học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường. Nhà trường sẽ khuyến cáo đeo khẩu trang khi cần thiết.
Trong thời gian học, giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, phải đưa ngay đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo cho trạm y tế xã/phường, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại trường học có trách nhiệm cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.
Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.
Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày nhà trường tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can. Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.
Đối với các phương tiện đưa đón học sinh, mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Theo Zing
Bộ Y tế: Học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường Công văn của đại diện Bộ Y tế gửi Bộ GD-ĐT góp ý nội dung phòng chống dịch Covid-19 trong trường học có đoạn nêu rõ: học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường. Bộ Y tế khuyến cáo không cần đeo khẩu trang khi ở trường học - Ảnh TUỆ NGUYỄN Dự kiến tuần tới hầu hết các địa phương...