TPHCM được dự đoán bùng dịch trong 3 tháng tới: Chuyên gia nói gì?
Nhiều chuyên gia cho rằng, chưa đủ căn cứ để dự đoán TPHCM có thể bùng dịch nặng nề trong vòng 3 tháng tới.
Gần đây, một nhóm nghiên cứu dưới sự theo dõi của Đơn vị mô hình hóa dịch tễ tại Đại học Monash (Úc) vừa phân tích và đưa ra dự báo, rằng TPHCM có thể bùng lên đợt dịch mới từ đây đến cuối tháng 3/2022.
Chiến dịch tiêm mũi 3 quyết định khả năng bùng dịch
Để có dự báo trên, nhóm nghiên cứu sử dụng ba dữ liệu (thu thập từ ngày 25/5 đến ngày 1/12) là số ca dương tính Covid-19 hằng ngày được Sở Y tế TP.HCM cung cấp; số giường bệnh nhân nặng đang được dùng; số ca tử vong hằng ngày.
Dù vậy theo nhóm nghiên cứu, các ước tính chỉ dựa vào giả định tạm thời, vì hiện chưa rõ độc lực và hiệu quả của vaccine hiện có với biến thể Omicron nên chưa đủ bằng chứng khoa học.
Nhận định về dự báo trên, PGS Dũng chia sẻ, ông chưa rõ phương pháp nghiên cứu của nhóm trên là gì nên không thể đánh giá về tính đúng sai hoàn toàn. Nhóm trên đặt ra nhiều giả định khác nhau, và Sở Y tế cũng đang có kế hoạch bàn bạc, thảo luận về các báo cáo này.
Với tình hình hiện tại của TPHCM, chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bùng dịch mới của địa phương là chiến dịch tiêm vaccine mũi 3 đã bắt đầu diễn ra.
“Nếu tiêm đủ, tiêm đúng, không bỏ sót, đúng đối tượng thì tình hình sẽ ổn hơn trước rất nhiều. Trước đây, có thể do chất lượng vaccine không đồng đều và vấn đề bảo quản tốt, ảnh hưởng đến vấn đề tạo kháng thể. Tiêm đợt một, đợt hai có thể còn một số sai sót, nhưng liên tục trong ba đợt thì khả năng sót rất hiếm” – PGS Dũng nói.
TPHCM đã bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine mũi 3 (Ảnh: CTV).
Chuyên gia dẫn chứng về tình hình Indonesia khi thống kê chỉ ra rằng quốc gia này có dân số 270 triệu người nhưng thời gian gần đây, số ca tử vong chỉ dưới 10 người/ngày. PGS Dũng cho rằng, nhiều thông tin chỉ ra việc đã phủ được mũi 3 cho người cao tuổi, có bệnh nền nhiều mà quốc gia này hạn chế được số ca tử vong. Ấn Độ cũng kiểm soát được dịch bệnh vì lý do tương tự.
PGS Dũng cho rằng, chính sách bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao khi nhiễm Covid-19 mà Sở Y tế TPHCM ban hành là rất đúng đắn. Những người không thuộc nhóm nguy cơ cần đi điều trị, cách ly để giảm khả năng lây lan cho người trong nhà. Đồng thời các đối tượng nguy cơ, có bệnh nền, cao tuổi phải được ưu tiên vaccine và theo dõi sức khỏe, cấp thuốc Molnupiravir sớm nếu nhiễm bệnh.
Vaccine 5K vẫn là giải pháp phòng bệnh
Đồng quan điểm với PGS Dũng, TS.BS Lê Thanh Toàn, Giảng viên khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM, chuyên gia về Y học gia đình cho rằng, dự đoán TPHCM có thể bùng dịch trong 3 tháng tới là chưa đủ căn cứ khoa học. Theo đó, nhóm nghiên cứu chủ yếu dựa vào thông tin về biến chủng Omicron, tốc độ lây lan ở các khu vực và tính toán thời gian xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên Omicron là chủng mới, chưa đầy đủ dữ liệu nên không thể nhận định chắc chắn.
Đứng về góc độ một người đang tham gia theo dõi chống dịch tại TPHCM, TS Toàn cho rằng số ca nhiễm bệnh và tỉ lệ nhiễm có dấu hiệu tăng sau khi TPHCM bắt đầu mở cửa là điều đã dự báo trước.
Tuy nhiên theo TS Toàn, nếu so số ca tử vong với tổng số ca mắc mới, tỉ lệ đã thấp hơn với thời điểm căng thẳng nhất. Ngoài ra, có những trường hợp nhập viện vì tâm lý lo sợ chứ không hẳn vì trở nặng.
Chuyên gia cho rằng chưa đủ cơ sở để nhận định TPHCM có thể sớm bùng phát đợt dịch mới hay không (Ảnh: Hoàng Lê).
Gần đây, một số chuyên gia truyền nhiễm hàng đầu tại Mỹ cũng cho biết, dù chủng Omicron có lan rộng nhưng nếu chích ngừa đầy đủ để đảm bảo kháng thể và tuân thủ 5K thì vẫn có khả năng phòng bệnh. “Tôi không nghĩ TPHCM sẽ lại có đợt bùng dịch nặng nề như đợt thứ tư vừa rồi” – TS.BS Toàn nhận định.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) nói thêm, trước đây truyền thông đã lan truyền về một nghiên cứu dự báo cuối tháng 8/2020 TPHCM sẽ kết thúc đợt bùng dịch lần 4 nhưng kết quả đã sai. Vì vậy, nên cân nhắc việc có cần tham khảo dự đoán của nhóm nghiên cứu từ Úc lần này hay không.
Theo bác sĩ Khanh, mô hình toán học cần phải mang tính tự nhiên, trong khi dịch kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều góc độ, trong có tác động từ việc phủ vaccine và can thiệp điều trị, biến chủng mới lành hay dữ… Do đó, không thể dựa vào các con số trên để tiên đoán được. Theo quan điểm cá nhân, chuyên gia nhận định dự báo trên nhiều khả năng không chính xác.
Một nhóm nghiên cứu dự báo TP.HCM sẽ hứng làn sóng dịch Covid-19 mới trong 3 tháng tới
Một nhóm nghiên cứu dự báo các tình huống dịch tại TP.HCM, trong đó có dự báo TP.HCM sẽ đối diện làn sóng dịch Covid-19 mới từ thời điểm này đến cuối tháng 3.2022.
Nghiên cứu của nghiên cứu sinh Ngô Hoàng Anh và TS Romain Ragonnet dưới sự theo dõi của Đơn vị mô hình hóa dịch tễ tại Đại học Monash (Úc) vừa có phân tích và đưa ra dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM. TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Quốc gia, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam, là người đóng vai trò làm đầu mối dữ liệu và tư vấn về các kịch bản chính sách cho nghiên cứu này.
Chính phủ, Bộ Y tế, TP.HCM đã có chính sách tiêm mũi 3 cho nhóm người ưu tiên từ tháng 11.2021. Ảnh DUY TÍNH
Dự báo TP.HCM sắp hứng làn sóng dịch Covid-19 mới trong 3 tháng tới
Dự báo nhiều khả năng có ít nhất một làn sóng dịch mới
Nhóm nghiên cứu sử dụng ba dữ liệu: số ca dương tính Covid-19 hằng ngày được Sở Y tế TP.HCM cung cấp (bao gồm các ca dương khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR và các ca dương tính nghi ngờ do test nhanh); số giường bệnh nhân nặng đang được dùng; số ca tử vong hằng ngày. Dữ liệu được thu thập từ ngày 25.5.2021 đến ngày 1.12.2021. Từ những dữ liệu này, nhóm nghiên cứu đã có được kết quả hiệu chỉnh rất tốt, trùng khớp hoàn toàn với diễn biến tại TP.HCM trong thời gian vừa qua.
Nhóm nghiên cứu dự báo, từ thời điểm hiện nay đến cuối tháng 3.2022, nhiều khả năng sẽ có ít nhất một làn sóng dịch mới diễn ra. Độ lớn của làn sóng dịch này phụ thuộc hoàn toàn vào việc thực thi biện pháp phòng chống dịch của TP.HCM.
Với các kịch bản chính sách trong báo cáo dự báo này, nhóm nghiên cứu cho dự báo, từ 1.12.2021 đến 30.6.2022, số ca nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận được sẽ dao động từ 700.000 - 1,2 triệu ca; số ca tử vong do Covid-19 dao động từ khoảng 11.500 - 26.000; số giường hồi sức cấp cứu (bao gồm các giường ECMO, thở máy xâm lấn và không xâm lấn) cần phải chuẩn bị ít nhất là 1.700 giường.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện vẫn chưa đủ bằng chứng khoa học về độc lực và hiệu quả của vắc xin hiện có với biến thể Omicron nên các ước tính trên chỉ dựa vào giả định tạm thời. Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra, hệ thống y tế của TP.HCM sẽ chịu áp lực rất lớn, cùng với đó là số ca tử vong sẽ tăng gấp 1,5 đến 2 lần. Và biến thể Omicron, trong tình huống giả sử đặt ra là nếu có, thì sẽ bắt đầu bùng phát từ ngày 1.1.2022.
Phát hiện nhiều người tự test nhanh dương tính Covid-19 nhưng không thông báo
Khuyến nghị tiêm vắc xin mũi 3, 5K...
Từ những dự báo trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu và khả thi nhất là nhanh chóng tiêm chủng bổ sung mũi 3 sau 6 tháng; đặc biệt là đối với nhóm có nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, người cao tuổi và người có bệnh nền, người tiêm các loại vắc xin có hiệu quả chưa cao. Có thể xem xét tiêm mũi 3 sau 3 tháng nếu nguồn vắc xin cho phép.
Tiếp đến là hạn chế tụ tập đông người, đặc biệt là trong phòng kín, và di chuyển không cần thiết, đặc biệt là trong dịp Giáng sinh và năm mới.
Quan trọng nhất là điều phối mềm dẻo, nhịp nhàng, tuyệt đối tránh rối loạn.
Với biến thể Omicron, nhóm giả định rằng tỉ suất tiếp xúc (thể hiện cho khả năng lây truyền) cao hơn gấp 5 lần, trong khi tỉ lệ tử vong là tương đương với biến thể Vũ Hán. Chúng tôi chưa đưa vào giả định rằng biến thể này, với số lượng đột biến cao bất thường như vậy, sẽ có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch của cơ thể. Đã có những kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả của hai liều vắc xin Pfizer - BioNtech hay vắc xin AstraZeneca thấp hơn đáng kể với biến thể này, và nếu điều này thực sự xảy ra, tình hình sẽ xấu hơn. Kết quả của mô hình chỉ có thể tính đến yếu tố tăng khả năng lây nhiễm của biến thể này và có thể thay đổi khi chúng ta biết nhiều hơn về những yếu tố khác của nó, nhóm nghiên cứu cho biết.
Ngành y tế và chuyên gia nói gì?
Đặt vấn đề về dự báo của nhóm nghiên cứu trên, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết chưa có ý kiến với dự báo trên.
Một chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM, ông cho biết đã đọc được dự báo trên. Nhưng theo chuyên gia này, cần trình bày rõ phương pháp khoa học, bởi dự báo không bao giờ đúng mà chỉ là phương tiện. Nếu theo tình huống này thì sẽ tốt hơn hay xấu hơn và cách giải quyết tình hướng như thế nào? Có nên đóng cửa lại hay không và đóng cửa vào thời gian nào ? Nếu nói tình hình chung chung thì các kịch bản khác nhau, kịch bản nào nói đúng thì cũng đúng mà nói sai thì cũng sai. Mỗi người (nhà khoa học - PV) đều có sơ đồ dự báo và thảo luận nội bộ để định hướng. Nếu công bố thì phải có phương pháp rõ ràng, chuyên gia nói trên chia sẻ thêm.
"TP.HCM có xảy ra đợt dịch Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2022 không? Có hay không có là phụ thuộc vào can thiệp của TP.HCM. Nếu can thiệp thì TP.HCM sẽ tránh được đợt dịch và như vậy dự báo đó đúng. Câu hỏi đặt ra, vậy có kiến nghị đóng cửa không? Nếu kiến nghị đóng cửa sẽ hết dịch thì dự báo đúng. Phải có kiến nghị cụ thể, nếu nói chung chung có đợt dịch thì có thể đúng và có thể không đúng, phải có kiến nghị mới nói đúng hay sai. Phải nói cụ thể phương pháp, đưa ra rõ ràng tham số cụ thể thì lúc đó mới đánh giá được. Còn nói tình huống thì chắc chắn sẽ nằm một trong nhiều tình huống. Và các tình huống đưa ra không có ý nghĩa nhiều, quan trọng là cách hành động của TP.HCM", chuyên gia phân tích và khẳng định: "Nghiên cứu trên có phần khoa học nhưng để đặt vấn đề tin tưởng hay không thì chưa đủ thông tin".
'Nguy cơ tái bùng dịch nếu chủ quan trong bình thường mới' Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ tái bùng dịch, khuyến cáo người dân tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc khỏi Covid-19 vẫn cần tuân thủ 5K khi ra đường. Đánh giá sơ bộ sau ba ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 18 tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/10, ông Phạm Đức Hải,...