TP.HCM đối mặt nguy cơ bùng phát dịch Covid-19
TP.HCM là đầu mối giao thông, y tế ở phía Nam nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ điều này với Zing sau thông tin TP.HCM kịp thời phát hiện 2 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia và đến Bệnh viện Từ Dũ để điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cũng cho biết qua sự việc này, thành phố xác định sẽ còn nhiều trường hợp khác khai báo y tế không chính xác.
“TP.HCM có nguy cơ cao hơn các tỉnh vùng biên giới”
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nhiều yếu tố khiến TP.HCM trở thành địa phương có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Các tỉnh phía Tây Nam có chung biên giới với Campuchia đang tăng cường chốt chặn và thắt chặt đường mòn, lối mở. Do đó, những trường hợp nhập cảnh trái phép lọt qua biên giới bằng đường mòn, lối mở sẽ không chọn trú tại địa phương mà tìm cách di chuyển thẳng đến TP.HCM bằng xe khách.
Bên cạnh đó, người dân tại các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia thường chọn sang Việt Nam khám, chữa bệnh. Các bệnh viện lớn ở TP.HCM là lựa chọn gần như ưu tiên hàng đầu.
Lực lượng bộ đội biên phòng kiểm tra tàu cá của ngư dân trên vùng biển gần cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang). Ảnh: Hoàng Giám.
Chuyên gia này cho biết nhiều tháng trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng phát hiện một người nhập cảnh trái phép từ Campuchia. Bệnh nhân này không biết tiếng Việt và đi cùng thông dịch viên.
Video đang HOT
Nhận thấy yếu tố dịch tễ nghi ngờ, nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1 lập tức tổ chức cách ly và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19. May mắn, hai người này có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
“TP.HCM có nguy cơ rất cao, thậm chí cao hơn nhiều so với các tỉnh giáp biên giới nước láng giềng. Bởi thành phố là đầu mối giao thông, đầu mối y tế. Từ trước đến nay, người dân Campuchia qua Việt Nam và TP.HCM khám, chữa bệnh rất nhiều”, bác sĩ Khanh nói.
Đồng quan điểm này, khi phân tích các nguy cơ hiện tại của TP.HCM, tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), nhận định so với Hà Nội hay các địa phương khác, TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong cộng đồng rất cao.
Ông cho biết hiện tại, người nhập cảnh trái phép đi về bằng rất nhiều đường dưới nhiều hình thức. Nhiều người xâm nhập sâu vào nội địa mới bị phát hiện. Trong đó, không ít người dương tính với SARS-CoV-2.
“Điều chúng ta lo lắng hiện tại là người dương tính với SARS-CoV-2 không triệu chứng chiếm đa số. Do đó, chúng ta rất khó phát hiện sớm. Chính điều này khiến virus xâm nhập và lây lan âm thầm trong cộng đồng”, tiến sĩ Lê Quốc Hùng nói.
Chuyên gia đánh giá TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 rất cao do là đầu mối giao thông, y tế và dân sinh. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo ông, TP.HCM còn là nơi có nhiều bệnh viện lớn, nhiều người mắc bệnh nặng. Những người bệnh nặng, không có khả năng điều trị ở tuyến dưới điều được chuyển lên thành phố.
“Những người này có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém và dễ lây nhiễm nếu có ca dương tính trong bệnh viện. Vì vậy, nếu TP.HCM có ca nhiễm trong cộng đồng và lọt vào bệnh viện, đây sẽ là nơi vỡ trận kinh hoàng nhất”, bác sĩ Hùng phân tích.
Cần nhanh chóng tiêm vaccine cho người có nguy cơ cao
Chia sẻ với Zing, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, để giữ thành phố yên bình, người dân cần tăng cường phát hiện và tố giác trường hợp nhập cảnh trái phép với ngành y tế và cơ quan chức năng.
“Các gia đình nên vận động thân nhân đang ở nước ngoài không nhập cảnh trái phép. Người dân ở nước ngoài có nguyện vọng hồi hương hãy nhập cảnh qua đường chính ngạch để được cách ly và giám sát y tế. Điều này giúp chúng ta phòng bệnh cho bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ cộng đồng”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho rằng một điểm đặc biệt chúng ta cần quan tâm là những trường hợp về từ nước ngoài chưa được cách ly y tế hoặc nhập cảnh trái phép đến TP.HCM để khám, chữa bệnh. Họ sẽ lưu trú tại khu nhà trọ gần bệnh viện.
Sự đông đúc tại các khu nhà trọ càng khiến việc kiểm soát người ra vào, người lạ mặt của cơ quan chức năng khó khăn hơn.
Nhân viên y tế tại TP.HCM đưa người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 đi cách ly tập trung lúc đầu tháng 2. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông cảnh báo các cơ sở y tế trong giai đoạn này cần cảnh giác, phản xạ tốt thông qua thông tin dịch tễ, giọng nói, tiền sử bệnh và đưa cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 ngay.
“Nguy cơ bùng phát dịch còn nhiều và sẽ kéo dài đến khi nào nước láng giềng ổn định thì chúng ta mới yên tâm. Trong thời gian này, chúng ta cần nhanh chóng tiêm vaccine Covid-19 để người nguy cơ cao có miễn dịch”, bác sĩ Khanh phân tích.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng cũng nhận định: “TP.HCM như vùng trũng, nơi tập trung hầu hết nguy cơ thể bùng phát dịch bệnh. Chính vì vậy, các chủ trương của thành phố, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia luôn hướng đến sự cảnh giác mức độ cao nhất, đảm bảo an toàn nhất trong phòng, chống dịch”.
Bộ Y tế thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở các cơ sở y tế phía Nam. Các bệnh viện cũng liên tục tổ chức đợt kiểm tra chéo, đánh giá độ an toàn dựa trên bộ tiêu chí của Bộ Y tế. Khối dự phòng và điều trị TP.HCM đang rất nỗ lực phối hợp nhằm bảo vệ sự bình yên cho thành phố cũng như người dân cả nước.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, từ đầu mùa dịch đến nay, thành phố ghi nhận 254 ca mắc Covid-19, trong đó, 68 ca nhiễm cộng đồng. Thành phố điều trị khỏi Covid-19 cho 225 trường hợp.
Từ sau đợt bùng phát dịch trong nhóm bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố trải qua 75 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Từ đầu năm nay, thành phố phát hiện tổng cộng 66 trường hợp nhập cảnh trái phép, trong đó có 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Lực lượng hải quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn nhập lậu lợn qua biên giới
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia... về việc đấu tranh, ngăn chặn nhập lậu lợn, vận chuyển trái phép lợn và sản phẩm từ lợn qua các cửa khẩu biên giới.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương và các đơn vị trực thuộc có liên quan, tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành, chính quyền địa phương để ngăn chặn.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là qua tuyên biên giới với Lào, Campuchia có nguy cơ làm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm từ bên ngoài vào Việt Nam, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi, dịch lở mồm long móng.... Điều này, sẽ tác động ảnh hưởng nghiệm trọng tới ngành chăn nuôi trong nước, cũng như các vấn đề an ninh, trật tự, xã hội khác, đặc biệt trong bối cảnh đàn lợn trong nước đang từng bước hồi phục góp phần bình ổn giá thịt lợn sau giai đoạn dịch tả lợn châu Phi bùng phát năm 2019 đã được đẩy lùi.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, cần phải chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng cũng như môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam. Theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đây, Phó Thủ tướng Chính Phủ - Trịnh Đình Dũng, thay mặt Chính phủ đã ký phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch)".
Kiếm tra, kiểm soát vận chuyển lợn. Ảnh minh họa
Một trong những giải pháp quan trọng đã được đưa ra, là phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép lợn và sản phẩm từ lợn qua các khu vực biên giới nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh cũng như các hành vi buôn lậu. Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan là thành viên) trực tiếp đến các địa bàn biên giới, cửa khẩu, cảng biển trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp, chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo yêu cầu của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo cụ thể tới từng lực lượng chức năng trực thuộc như hải quan, thú y, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng... tại các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm lợn qua biên giới.
Là một trong những lực lượng quan trọng tham gia quản lý tại các cửa khẩu, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu (thuộc Tổng cục Hải quan) quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp trên, trong phạm vi quản lý và chức năng, quyền hạn của mình chủ động tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động vận chuyển trái phép lợn, các sản phẩm từ lợn qua khu vực biên giới thuộc địa bàn hải quan quản lý; nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ về chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đối với động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt các sản phẩm từ lợn để phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng trên lợn lây lan vào nội địa. Chủ động phối hợp và chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng như công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường... trong công tác đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi nhập lậu lợn trái phép qua biên giới. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới.
Trở về từ Lào sau lễ bốc mả, 11 người Pa Kô bị cách ly 11 người Pa Kô sống ở vùng biên giới Quảng Trị bị nhà chức trách đưa đi cách ly sau khi sang Lào theo đường tiểu ngạch để dự lễ A riêu ping (lễ bốc mả) một người cùng họ hàng. Nhiều đoạn biên giới Việt - Lào chỉ cách nhau con sông Sê Pôn rất ngắn và cạn nước, người dân có...