TP.HCM đề xuất Quân khu 7 hỗ trợ 6.000 quân nhân, bác sĩ chống dịch
Trước diễn biến dịch Covid-19 tại TP.HCM vẫn đang rất phức tạp và có khả năng lây lan nhanh, TP.HCM đề xuất Quân khu 7 hỗ trợ quân nhân, bác sĩ giúp thành phố chống dịch.
Theo Tổ điều phối nguồn nhân lực, thời gian qua thành phố đã huy động nhiều nguồn lực gồm: lực lượng y tế thành phố, lực lượng do Bộ Y tế huy động, giảng viên, sinh viên ngành y từ các trường đại học. Dù vậy, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp và tiếp tục lây lan nhanh trong cộng đồng.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 86 của Chính phủ, Tổ Điều phối nguồn nhân vừa có tờ trình gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về kiến nghị Quân khu 7 hỗ trợ nhân lực trong công tác phòng, chống dịch.
Lực lượng quân đội tham gia phòng, chống dịch tại TP.HCM
Cụ thể, Tổ điều phối nguồn nhân lực đề xuất 2.060 nhân viên quân y, gồm 400 bác sĩ, 1.600 nhân viên y tế khác, 30 lái xe cứu thương và 30 nhân viên y tế theo xe. Đồng thời, kiến nghị hỗ trợ thêm 4.000 cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị chủ lực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và 30 xe cứu thương… tham gia chống dịch.
Việc đề xuất này, theo Tổ điều phối nhân lực, nhằm giúp thành phố đẩy nhanh tiến độ kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo tại Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh TP.HCM, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ trực thuộc đã tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Từ 23/8 TPHCM siết chặt "vùng đỏ", yêu cầu dân "ở yên trong nhà"
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tiếp tục tăng cường, nâng cao một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 23/8.
Video đang HOT
Các sở, ngành sẽ hoàn thiện kế hoạch cụ thể trước thời điểm đó.
Sáng 20/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh có thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng thành sẽ phố siết chặt thêm các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian tới.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết, thời gian qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống Covid-19 và đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 86 của Chính phủ, Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM và kế hoạch 2715 của UBND TPHCM, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tiếp tục tăng cường, nâng cao một số biện pháp.
Quang cảnh buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 sáng 20/8 (Ảnh: Quang Huy).
Trong đó, TPHCM sẽ tập trung 5 nhóm giải pháp chính:
Giải pháp thứ nhất là người dân thành phố đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly với khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly phường xã thị trấn.
Giải pháp thứ 2: Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Giải pháp thứ 3: Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực "vùng đỏ trên bản đồ Covid-19 TPHCM".
Giải pháp thứ 4: Tăng cường, đẩy mạnh tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân.
Giải pháp thứ 5: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.
Người dân thành phố được đề nghị đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó".
Thành phố đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện "5K vắc xin thuốc uống", không tập trung thu gom hàng hóa thực phẩm. Thành phố đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Tại buổi họp báo, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, 5 giải pháp trên sẽ được bắt đầu thực hiện từ ngày 23/8. Trước thời điểm đó, các sở, ngành sẽ hoàn thiện trong thời điểm sớm nhất, trước ngày 23/8.
Tại buổi họp báo diễn ra một ngày trước đó, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, Công an thành phố cùng các lực lượng đang nghiên cứu, rà soát kỹ và hạn chế hơn số nhóm đối tượng được lưu thông từ 6h đến 18h. Mục tiêu tối thượng thời điểm này là thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
Những ngày qua, đường phố TPHCM có dấu hiệu đông đúc trở lại trong những ngày giãn cách xã hội. Hiện tượng ùn ứ tại trạm kiểm soát dịch đã tái diễn ở một số nơi, một số thời điểm.
Cùng thời điểm trên, tỷ lệ số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng cũng có dấu hiệu tăng cao so với những khoảng thời gian trước đó.
Ông Dương Anh Đức, cho rằng, ngoài các lý do chủ quan, việc một số thời điểm ghi nhận người ra đường đông có 3 lý do khách quan.
Trong đó, sau một thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, thành phố đã mở lại một số lĩnh vực nhằm đảm bảo, duy trì cuộc sống hàng ngày, như: bảo trì hạ tầng, hệ thống máy lạnh, cấp thoát nước...
Lý do thứ 2, do thành phố đã chặn các tuyến đường nhánh, chỉ để các phương tiện lưu thông tại các trục đường chính. Việc diện tích đường lưu thông bị thu hẹp nhưng lượng phương tiện vẫn giữ nguyên, khiến một số thời điểm chúng ta có cảm giác người ra đường đông hơn - ông Đức lý giải.
Lý do tiếp theo được Phó Chủ tịch UBND TPHCM đưa ra là lượng người đi tiêm vắc xin Covid-19 ngày càng tăng. Cụ thể, mỗi ngày, thành phố có khoảng 200.000-300.000 người được tiêm chủng.
Biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 được TPHCM áp dụng từ 0h ngày 9/7. Cùng thời điểm trên, toàn bộ dịch vụ ăn uống trên địa bàn phải tạm ngừng hoạt động, không bán tại chỗ, không bán mang về.
Từ ngày 26/7, TPHCM đã áp dụng những biện pháp tăng cường giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng, chống dịch Covid-19. UBND TPHCM yêu cầu người dân trên toàn địa bàn TPHCM hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Tối 15/8, UBND TPHCM tiếp tục yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng các doanh nghiệp áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố nhằm quyết liệt kiểm soát dịch Covid-19.
Theo đó, thành phố tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".
Nhiều tỉnh đang sát cánh với TP.HCM bằng hành động ra sao? Đón bà con hồi hương, hỗ trợ nông sản, tiền...- hành động thiết thực của các địa phương đã trút bớt gánh nặng, tiếp sức TP.HCM trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Kể từ ngày bùng phát dịch bệnh COVID-19, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng (từ 0h ngày 9/7),...