TP.HCM đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ 5.000 nhân viên y tế để chống dịch Covid-19
UBND TP.HCM mong muốn có thêm 100 bác sĩ và 300 điều dưỡng chuyên về hồi sức cùng 100 kỹ thuật viên trong số 5.000 nhân viên y tế từ Bộ Y tế để nâng cao năng lực điều trị, hạn chế số ca tử vong do Covid-19.
TP.HCM đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời về nhân lực y tế để ứng phó với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa gửi văn bản khẩn đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ, điều động lực lượng y tế từ các bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, số lượng nhân viên y tế cần điều động là 1.000 bác sĩ (gồm 100 bác sĩ chuyên về hồi sức và 900 bác sĩ khám và điều trị), 4.000 điều dưỡng, kỹ thuật viên (trong đó cần 300 điều dưỡng hồi sức và 100 kỹ thuật viên).
TP.HCM: Tổng cộng gần 50.000 ca Covid-19, 8.468 ca hồi phục và 434 người tử vong
Hiện TP.HCM đã được Bộ Y tế hỗ trợ 1.936 nhân viên y tế đến từ 25 bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và Sở Y tế các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế cũng đã huy động 1.601 giảng viên, sinh viên, hỗ trợ TP.HCM công tác truy vết, xét nghiệm.
Nhằm tăng cường nhân lực cho công tác phòng chống dịch, UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định thành lập Tổ Điều phối nguồn nhân lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn ra trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Tổ Điều phối nguồn nhân lực).
TP.HCM đang thực hiện chiến lược xét nghiệm tầm soát để “bốc F0 ra khỏi cộng đồng”. ẢNH: ĐỘC LẬP
Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổ trưởng Tổ Điều phối nguồn nhân lực vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo các cơ quan khối Đảng (trừ quận, huyện), đoàn thể thuộc và trực thuộc Đảng bộ TP.HCM, các sở – ban – ngành lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc để tạo nguồn khi cần thiết hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia, phục vụ phòng, chống dịch và duy trì hoạt động trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Về tiêu chí cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức dưới 50 tuổi đối với nam và dưới 40 tuổi đối với nữ; có sức khỏe tốt, không có bệnh lý nền. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được lập danh sách không quá 30% tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan, đơn vị. Tổ Điều phối nguồn nhân lực đề nghị việc lập danh sách phải đảm bảo lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
TP.HCM tăng cường Chỉ thị 16 chống Covid-19: Hai tuần tới có ý nghĩa quyết định
Hôm qua (22.7), Thành ủy TP.HCM ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Sau 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, Thành ủy TP.HCM đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại thành phố vẫn còn diễn biến rất phức tạp: số ca nhiễm hằng ngày ở mức rất cao, nhất là trong các khu phong tỏa, khu cách ly; số đang điều trị, số ca nặng, tử vong ngày càng tăng; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị phục vụ phòng, chống dịch đã quá tải…
TP.HCM xác định 2 tuần tới sẽ có ý nghĩa quyết định đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn; với 4 nhóm giải pháp trọng tâm TP.HCM đặt mục tiêu sẽ phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.
Long An đón tiếp đoàn hỗ trợ từ Bắc Giang bằng tình cảm ấm áp
Đoàn từ Bắc Giang gồm 71 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, sinh viên đã đến Long An để tham gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 và công tác lấy mẫu.
Đoàn hỗ trợ Bắc Giang tại buổi lễ đón tiếp - Ảnh: SƠN LÂM
Sau khi tổ chức đưa xe đón tận sân bay Tân Sơn Nhất, các y bác sĩ, sinh viên từ Bắc Giang về Long An đêm qua. Sáng nay 21-7, tỉnh Long An đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận đoàn cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Được - bí thư Tỉnh ủy Long An - cho biết hiện tỉnh này đã phát hiện 2.031 trường hợp dương tính, và tình hình cho thấy phía trước còn rất nhiều khó khăn.
"Chúng tôi rất nể phục công tác chống dịch mà Bắc Giang đã đạt được và hôm nay cũng rất cảm động, rất cảm ơn trước sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh Bắc Giang đối với Long An", ông Được nói.
Đoàn hỗ trợ của Bắc Giang đến Long An đợt này gồm có 71 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, sinh viên cùng tham gia hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 và lấy mẫu xét nghiệm ở 4 bệnh viện và 7 trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ thêm hoàn toàn các đồ bảo hộ cấp 4, kính che, dung dịch rửa tay, đồ cá nhân thiết yếu... cho toàn bộ các thành viên trong đoàn để có thể thực hiện nhiệm vụ cho đến khi tình hình dịch bệnh tại Long An ổn định.
Các đơn vị được hỗ trợ cũng đã đưa xe đến đón các thành viên từ Bắc Giang về chung tay chống dịch ngay sau buổi lễ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Văn Hòa - trưởng đoàn hỗ trợ từ Bắc Giang - chia sẻ: "Chúng tôi quán triệt với đoàn trước hết phải đảm bảo công tác an toàn, luôn tập trung giữ gìn không để nhiễm bệnh và gắng sức hết mình đẩy nhanh tiến độ công việc để góp phần giúp Long An sớm kiểm soát được tình hình".
Đoàn hỗ trợ Bắc Giang chia nhau theo xe về các bệnh viện, trung tâm y tế tại những huyện đang diễn biến dịch phức tạp để bắt đầu ngay nhiệm vụ - Ảnh: SƠN LÂM
200 nhân viên y tế Nghệ An sẵn sàng lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Theo yêu cầu của Bộ Y tế, ngành Y tế Nghệ An đã huy động 200 nhân viên để chuẩn bị lên đường hỗ trợ TP. HCM chống dịch. Ngày 8/7, PGS-TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế cho biết, 200 nhân viên y tế Nghệ An đã sẵn sàng lên đường để hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng,...