TP.HCM: Đang cách ly và theo dõi gần 3.000 trường hợp
Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 19/02/2020, thành phố vẫn đang theo dõi và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 2.961 trường hợp và không có trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID – 19.
Có 28 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến (huyện Củ Chi).
Trên địa bàn TP.HCM, số người được xác định mắc COVID-19 là 3 trường hợp và đến nay cả 3 trường hợp đều đã khỏi bệnh. Số người nghi ngờ mắc bệnh là 32 trường hợp qua xét nghiệm tất cả đều có kết quả âm tính với nCoV. Trong ngày 18/02 không có thêm trường hợp nghi ngờ.
Số người tiếp xúc gần với người mắc bệnh là 44 trường hợp và tất cả đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày không xuất hiện dấu hiệu mắc bệnh.
Hiện có 28 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến (huyện Củ Chi). Tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 54 trường hợp; hiện đã có 36 người hết thời gian theo dõi 14 ngày, còn 18 người đang tiếp tục được theo dõi.
Số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 2.961 trường hợp trong đó, có 2.792 người hết thời gian theo dõi, còn 169 người đang tiếp tục được theo dõi. Tất cả các trường hợp được cách ly theo dõi đều chưa phát hiện dấu hiệu mắc bệnh.
Sở Y tế cùng với Bộ Tư lệnh thành phố và nhiều cơ quan đơn vị tổ chức đảm bảo hoạt động của Bệnh viện dã chiến, trong đó có việc đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho những người đang được cách ly theo dõi.
Ngành y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát hoạt động cách ly kiểm dịch tại các địa phương; tham gia đoàn Hội đồng nhân dân thành phố giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở Thủ Đức; phối hợp các cơ quan, ban ngành truyền thông về tình hình dịch bệnh, phổ biến, hướng dẫn người dân các biện pháp tự phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe.
Các hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay được tăng cường ở cả ga quốc tế và ga quốc nội nhằm phát hiện kịp thời người nghi ngờ mắc bệnh, người đến từ những vùng có dịch để tổ chức theo dõi, cách ly phù hợp.
Tính đến 7h sáng 19-2, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 75.178 ca và 2.009 ca tử vong, bao gồm 2.004 người chết ở Trung Quốc đại lục.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết đến cuối ngày 18-2, thành phố Vũ Hán có thêm 1.660 ca nhiễm mới và 116 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Vũ Hán lên 1.497 ca. Đến nay, toàn tỉnh Hồ Bắc đã có hơn 9.100 người phục hồi và được cho xuất viện trong khi khoảng 11.200 người vẫn đang trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.
PHA LÊ
Theo baodansinh
Video đang HOT
Nếu không có vị trí việc làm, thầy cô đừng nhọc công học chứng chỉ thăng hạng
Nhà trường không có vị trí việc làm thì thầy cô cũng không được cử đi dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thăng hạng gắn với vị trí việc làm
Ngày 12/2/2020, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo viên mầm non, phổ thông công lập năm 2020. [1]
Trong đó có nội dung đáng chú ý là, các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng và ban hành kế hoạch thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập năm 2020 trước ngày 31/3/2020; hoàn thành việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập năm 2020 trước ngày 31/12/2020.
Thông tin này khiến nhiều giáo viên phấn khởi, quan tâm bởi sau khi được thăng hạng thì các khoản lương, phụ cấp sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, có phải mọi giáo viên có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản thì được dự thi hoặc xét thăng hạng không?
Nếu không có vị trí việc làm, thầy cô đừng nhọc công học chứng chỉ thăng hạng. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nội vụ đúng là quy định như thế, nhưng nếu nhà trường không có vị trí việc làm thì thầy cô cũng không được cử đi dự thi/xét thăng hạng. [2]
Chúng tôi đem băn khoăn này hỏi Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh thì được thầy khẳng định là đúng như thế.
Thầy Hiệu trưởng chia sẻ, giả sử một trường có quy mô khoảng 100 giáo viên, trong đó có 10 tổ chuyên môn thì được khoảng 30 vị trí việc làm, trong đó cốt cán là tổ trưởng và tổ phó chuyên môn.
Như vậy, có thể một trường có nhiều giáo viên đảm bảo đủ điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhưng nhà trường không có vị trí việc làm thì thầy cô cũng không được cử đi xét/thi thăng hạng.
"Trước khi tham gia học thăng hạng, thầy cô nên tìm hiểu thật kĩ về nhu cầu vị trí việc làm ở từng đơn vị để khỏi mất công sức, thời gian, tiền bạc.
Thực tế có nhiều giáo viên đua nhau đi học các loại chứng chỉ nhưng sau đó không được nhà trường cử đi thi thăng hạng thì tâm tư là không đúng", thầy Hiệu trưởng nhắn gửi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc quy định này hoàn toàn có cơ sở, bởi sau khi được thăng hạng (3 lên 2) thì nhiệm vụ mới của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông tương đương một chuyên viên phụ trách chuyên môn.
Nhiệm vụ của giáo viên hạng 2
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên (bậc phổ thông) hạng 3 (chưa thăng hạng), giáo viên hạng 2 (đã được thăng hạng) còn phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ cụ thể như sau.
Thứ nhất, làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên phổ thông hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới.
Thứ hai, hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công.
Thứ ba, vận dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên.
Thứ tư, tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông từ cấp trường trở lên.
Thứ năm, chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên để ở tổ chuyên môn.
Thứ sáu, tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên phổ thông cấp trường trở lên.
Thứ bảy, tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi từ cấp trường trở lên.
Thứ tám, tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi phổ thông từ cấp trường trở lên. [4,5]
Có thể nhận thấy, giáo viên hạng 2 là đội ngũ cốt cán tham gia vào các công việc chuyên môn quan trọng của tổ chuyên môn và nhà trường ngoài nhiệm vụ dạy học và giáo dục thông thường.
Lương, phụ cấp của giáo viên có tăng sau khi thăng hạng?
Tại Khoản 2, Điều 15 Thông tư 12/2012/TT-BNV và Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV, việc xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là giáo viên) được quy định như sau. [3]
Trường hợp giáo viên chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Trường hợp giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Trường hợp giáo viên có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.
Sau đó, nếu giáo viên tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Như vậy, sau khi thăng hạng, tùy vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng mà mức lương và phụ cấp mới của giáo viên sẽ thay đổi, có thể bằng hoặc lớn hơn mức lương hiện hưởng chứ không phải sẽ đương nhiên cao hơn mức lương hiện hưởng.
Tài liệu tham khảo:
[1] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/co-the-tat-ca-giao-vien-se-duoc-hoan-tat-thang-hang-trong-nam-2020-post207075.gd
[2] //giaoducthoidai.vn/ket-noi/giu-hang-giao-vien-thcs-hang-ii-co-can-phai-hoc-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-3949925-b.html
[3] //thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/luong-phu-cap-cua-giao-vien-co-duong-nhien-tang-sau-khi-thang-hang-71609.html
[4] Nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019.
[5] Nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019.
Ánh Dương
Theo giaoduc.net
Một website đưa thông tin sai sự thật về điều kiện học lớp tiếng Anh tăng cường Trang web tienganhchotre.vn đưa những thông tin hoàn toàn không đúng sự thật về điều kiện vào học lớp tiếng Anh tăng cường bậc tiểu học. Phụ huynh có con đang học bậc tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa chuyển tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, trang web tienganhchotre.vn đăng tải những thông tin lạ, mà...