TP.HCM đã sẵn sàng cho tình huống có trên 50 bệnh nhân COVID-19
Theo giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đến nay thành phố đã sẵn sàng mọi phương án tiếp nhận bệnh trong tình huống số ca mắc COVID-19 tăng, từ 50 bệnh nhân điều trị trở lên.
Ông Nguyến Tấn Bỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn sáng 9-2 – Ảnh: HOÀNG LỘC
Tại cuộc họp đầu tiên của Tổ thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ở TP.HCM sáng 9-2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – thông tin hiện nay các khu cách ly tập trung ở TP.HCM có 3 loại, gồm của quân đội (940 giường), quận huyện (1.339 giường) và khách sạn (2.591 giường).
Trước tình hình dịch phức tạp có thể cần số lượng lớn chỗ cách ly cũng như giường điều trị cho các bệnh nhân nặng, ông Bỉnh cho biết ngành y tế TP.HCM chủ động đề nghị các đơn vị liên quan mở rộng khu cách ly ở Cần Giờ (300 giường), Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 sẵn có với quy mô 1.000 giường cùng với KTX các trường ĐH ở Thủ Đức trước đó từng được trưng dụng.
Ngoài ra, đơn vị đã mở rộng quy mô giường điều trị, phù hợp với từng đối tượng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ và Nhi đồng TP.
Video đang HOT
“Đến nay các đơn vị đã sẵn sàng mọi phương án tiếp nhận điều trị khi có trên 50 bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị trở lên”, ông Bỉnh khẳng định.
Ngoài nguồn lực của TP.HCM, ông Bỉnh cho biết với sự hỗ trợ của Bộ Y tế cùng các đơn vị trực thuộc bộ ở TP.HCM đã “nâng công tác phòng chống dịch lên một tầm cao mới”.
Cụ thể Bệnh viện Chợ Rẫy, ngoài 2 đội cơ động rất chuyên nghiệp trong cả điều trị lẫn thiết lập bệnh viện dã chiến, có thể tiếp nhận điều trị cho 50 bệnh nhân nhẹ và 10 bệnh nhân nặng khi TP cần.
Phía Viện Pasteur TP.HCM cho biết đến thời điểm này đơn vị có thể hỗ trợ TP.HCM xét nghiệm khẳng định COVID-19 số lượng 5.000 mẫu/ngày. Ngoài ra tùy tình hình, đơn vị có thể huy động sự hỗ trợ của các đơn vị khác ở TP.HCM và các tỉnh lân cận, tối đa có thêm 5.000 mẫu/ngày, đồng thời còn có gần 10 đội chuyên xét nghiệm, có thể sẽ mở rộng ở nhiều đơn vị tùy vào tình hình thực tế.
Để không bị động trong chống dịch dịp Tết, PGS.TS Phan Trọng Lân – viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM – cho rằng các đơn vị trong Tổ thường trực chống dịch COVID-19 cần có các kế hoạch cụ thể trong truy vết, cách ly, điều trị trong giai đoạn mới.
“Thời gian qua các đơn vị rất linh hoạt nhưng thời gian tới cần có sự phối hợp đồng nhất, mục tiêu làm thế nào có được các nhận định dịch tễ để giúp rút ngắn khoanh vùng, truy vết trên diện rộng”, ông Lân nói.
Cách ly 14 hay 21 ngày?
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) – cho biết hiện các khu cách ly tập trung của TP.HCM cơ bản đã đầy, lý do trước đó đã nhận cách ly các trường hợp về từ các vùng dịch như sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) và Chí Linh (Hải Dương) với số lượng tương đối lớn.
Vấn đề của TP.HCM là đang lấn cấn về thời gian cách ly tại các khu tập trung này là 14 hay 21. “Chúng tôi chưa dám quyết định, mặc dù thấy văn bản dự thảo của Bộ Y tế là trừ ổ dịch Chí Linh (Hải Dương) mới 21 ngày, các trường hợp khác vẫn theo quy định cũ là 14 ngày nhưng chưa có chỉ đạo chính thức”, bác sĩ Dũng nói và xin ý kiến của Bộ Y tế để sớm giải phóng lượng người này nhằm có không gian để nhận các trường hợp khác.
Xe biển xanh gây TNGT ở Sơn La đã thanh lý cho tư nhân
Liên quan đến vụ TNGT giữa xe biển xanh với xe bồn khiến 1 người chết ở Sơn La, PV đã tra dữ liệu đăng kiểm để xác định chủ phương tiện.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Sáng 9/2, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Sòi Ngọc Dũng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng tỉnh Sơn La cho biết, chiếc xe BKS 26M-000.76 đã được thanh lý. Trước năm 2010 xe là của đơn vị khác, sau đó được chuyển về cho đơn vị quản lý, đến tháng 3/2020 đã làm các thủ tục để đấu giá thanh lý và bàn giao đầy đủ hồ sơ giấy tờ cho người được thanh lý để sang tên, đổi chủ theo quy định.
Tuy nhiên, khi tra dữ liệu đăng kiểm cho thấy chiếc xe BKS 26M-000.76 nhãn hiệu TOYOTA loại LAND CRUISER 7 chỗ được sản xuất năm 1993 tại Nhật Bản, chủ phương tiên là Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng, địa chỉ tại tổ 8, phường Quyết Thắng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La. Thời hạn đăng kiểm là ngày 26/4/2021.
Cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường.
Theo đó, vụ TNGT xảy ra vào khoảng 11h20 ngày 8/2, tại Km 220 50 QL6 thuộc địa phận bản Đông Khùa, Tú Nang, Yên Châu, Sơn La. Lúc này, xe ô tô BKS 26M - 000.76 do Nguyễn Văn Bằng (SN 1985, trú tại phường Tô Hiệu, TP. Sơn La) điều khiển, đi hướng Sơn La - Hà Nội đã xảy ra va chạm đầu kéo BKS 29H-076.60, kéo theo rơ moóc 29R-504.97 do anh Phạm Ngọc Thịnh (SN 1977, trú Tiên Lãng, Hải Phòng) điều khiển đi theo hướng ngược lại.
Cú va chạm khiến bà Nguyễn Thị Gái (SN 1930) tử vong, 4 người bị thương ông Nguyễn Duy Quynh (SN 1957); anh Nguyễn Minh Thượng, (SN 1994) và cháu Nguyễn Trần Thái Trinh (SN 2013). Tất các các nạn nhân đều ở trên xe biển xanh.
Về tình hình sức khỏe của các nạn nhân, Bác sỹ Nguyễn Văn Dinh - Trưởng Khoa ngoại (Bệnh Viện Đa khoa Mộc Châu) cho biết, bệnh nhân Trinh và bệnh nhân Quynh bị chấn thương sọ não, đã được chuyển đi Bệnh viện Việt Đức để điều trị. Còn bệnh nhân Thượng và bệnh nhân Bằng bị chấn thương vùng ngực, đã được chuyển về Bệnh viên Đa khoa Sơn La để tiếp tục điều trị.
Nguyên nhân sơ bộ được xác định là do anh Bằng điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường gây tai nạn.
TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các khu vực có ca bệnh Covid-19 UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại khu vực có ca bệnh và áp dụng Chỉ thị 15 tại khu vực lân cận. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố vì chưa xác định được nguồn...