TP.HCM có những hàng ăn không biển hiệu nhưng vẫn đông khách và tồn tại vài thập kỷ
Dù không có biển hiệu, không có điều hòa mát lạnh nhưng những hàng ăn này ngày nào cũng đông khách lạ thường.Nói đến những nơi có văn hóa ẩm thực đường phố phát triển ở Việt Nam thì có lẽ TP.HCM đứng trong top đầu.
Bên cạnh các quán ăn khang trang, người dân nơi đây vẫn ưa chuộng việc ngồi ăn uống giữa phố phường nhộn nhịp. Bằng chứng là nhiều hàng quán không có biển hiệu, có khi chỉ là chiếc xe đẩy nhỏ nằm ở góc đường nhưng vẫn đông khách bất chấp thời gian nhờ vị ngon của món ăn. Nếu bạn cũng thích vừa ăn, vừa ngắm mây trời, xe cộ qua lại thì có thể ghé thử những hàng này nhé.
Bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu
Mặc dù có địa chỉ đến tận “2 xẹt” nhưng bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu vẫn đông khách xếp hàng chờ mua mỗi ngày nhờ hương vị thơm ngon và thâm niên buôn bán hơn 40 năm. Không gian ở đây cực kì đơn sơ, chỉ có duy nhất chiếc bàn inox to đặt ở trước nhà để chế biến món ăn và vài chiếc ghế nhựa thấp cho ai muốn ngồi lại. Nếu bạn muốn thử bánh đúc nóng nổi tiếng này ở quận Phú Nhuận thì nên tranh thủ đến sớm, lúc hàng vừa mở cửa vì chỉ sau vài tiếng là bánh sẽ hết sạch.
Ảnh: Nguyễn Hoài Tâm, Thu Hiền Võ
Bánh đúc ở đây được nấu thành từng nồi, luôn đặt trên bếp để giữ độ nóng. Phần bột gạo cũng được pha kĩ, không quá loãng nên khi ăn bánh khá dẻo và mềm mịn. Một chén sẽ có đầy đủ bánh đúc, đậu xanh tán nhuyễn, thịt heo băm xào cùng mộc nhĩ. Tất nhiên là không thể thiếu hành phi vàng giòn để tôn lên hương vị cho món ăn. Vì phần thịt xào đã được nêm nếm vừa vị nên khi ăn bạn chỉ cần rưới thêm 1 ít nước mắm mặn ngọt nữa là đủ để thưởng trọn mọi tầng hương vị.
Ảnh: Cậu Bé Yoga
Địa chỉ: 116/2/3 Phan Đăng Lưu, P. 3, Q. Phú Nhuận
Mở cửa: 14h – 18h30
Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám
Tại TP.HCM, không thiếu những quán gỏi khô bò khang trang, nhiều bàn ghế nhưng chiếc xe gỏi khô bò nhỏ xíu của dì Thúy bán gần 45 năm ở công viên Lê Văn Tám vẫn là địa điểm lui tới thường xuyên của các bạn trẻ vào mỗi buổi chiều. Ở đây không có bàn ghế, chỉ bán mang đi nên bạn có thể mua mang vào bên trong công viên, tìm 1 góc mát mẻ để ngồi ăn.
Ảnh: @t_imlee, @tr.minhngoc
Một phần gỏi khô bò của dì Thúy khá đơn giản, chỉ có vài nguyên liệu quen thuộc như đu đủ bào sợi, bánh phồng tôm chiên giòn, khô bò đen dẻo, đậu phộng, rau răm. “Ăn điểm” nhất chính là phần nước sốt với vị mặn ngọt cân bằng, trộn cùng các nguyên liệu khác tạo nên hương vị rất “cuốn”. Tất cả các nguyên liệu trong gỏi khô bò cũng do tự tay dì Thúy làm nên mùi vị không lẫn với những nơi khác. Nếu bạn là fan cứng của gỏi khô bò thì nên đến đây ăn thử nhé.
Video đang HOT
Ảnh: @ruahaman, @lanwiththi, Ariel Cá Cá
Địa chỉ: Công viên Lê Văn Tám – 259 Hai Bà Trưng, P. 6, Q. 3
Mở cửa: 12h – 20h
Bột chiên Phùng Khắc Khoan
Cứ mỗi buổi chiều, khi đi ngang ngã 3 Phùng Khắc Khoan và Điện Biên Phủ, bạn sẽ thấy xe bột chiên do 2 ông bà cụ cùng nhau bán, bất kể mưa hay nắng. Tuy không có hàng quán chỉn chu, chỉ đôi ba bộ bàn ghế được dọn trên vỉa hè nhưng xe bột chiên lâu đời này vẫn thu hút đông khách ghé ăn.
Ảnh: @bungmoanchoi
Các nguyên liệu của phần bột chiên vẫn bao gồm những viên bột vuông vức, trứng gà, hành lá cắt nhỏ, đu đủ bào sợi và nước tương pha loãng. Điểm đặc biệt của món ăn chính là viên bột luôn được chiên với lửa thật lớn để giòn đều cả 2 mặt mà không quá ngấm dầu nên ít béo, ăn không bị ngấy. Đặc biệt hơn, phần trứng gà sau khi đập vào cùng bột cũng được chiên giòn chứ không mềm như những nơi khác. Tuy nhiên, nước chấm ở đây không thiên về vị ngọt, nên thay vì chan ngập vào phần bột chiên, bạn nên chấm riêng sẽ “ổn áp” hơn.
Ảnh: @ruahaman
Địa chỉ: 47 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Q. 1
Mở cửa: 14h – 21h
Bánh bột khoai môn Xóm Đất
“Lẫy lừng” nhất nhì khu Xóm Đất có lẽ là xe bánh bột gia truyền người Hoa không tên có thâm niên gần 50 năm. Xe bánh bột này bán đắt kỷ lục khi chỉ dọn hàng tầm 2 – 3 tiếng là hết veo, thậm chí có nhiều người ở quận khác vẫn chịu khó “lần mò” đến ăn thử. Ở đây có 2 loại là bánh bột gạo truyền thống và bánh bột khoai môn. Tất cả các công đoạn đều do nhà làm để tạo ra hương vị riêng cho món ăn.
Ảnh: Nguyễn Ling
Bánh bột sẽ được hấp trong những chiếc xửng inox, bên trên trải đầy thịt băm xào cùng củ sắn, mộc nhĩ và hành phi. Khi có khách đến mua, chị chủ sẽ múc từng miếng to cho vào đĩa, thêm 1 ít rau sống, giá đỗ và chan thêm nước mắm tỏi ớt. Riêng bánh bột khoai môn sẽ có vị béo và mùi thơm đặc trưng. Vì là bánh bột kiểu người Hoa nên bánh sẽ khá ẩm, độ mềm tương tự món bánh nậm ở miền Trung nhưng không mịn mà có chút lợn cợn của hạt gạo. Khi ăn, phần bánh béo thơm kết hợp cùng thịt xào nêm nếm ngọt và nước mắm mằn mặn rất dễ gây “nghiện”.
Ảnh: Tui là Thiện, Nguyễn Ling
Địa chỉ: 174 Xóm Đất, P. 9, Q. 11
Mở cửa: 12h – 15h
Bánh ướt cuốn tôm chua - mỹ vị cung đình Huế "lưu lạc" bên vỉa hè Cố đô
Bánh ướt cuốn tôm chua giản đơn nhưng luôn hiện diện trên bàn ăn của vua. Không biết từ bao giờ mà món ăn này đã "lưu lạc" trong chốn dân gian và lời văn ca ngợi về ẩm thực Huế.
Món bánh ướt cuốn tôm chua là sự giao thoa giữa ẩm thực cung đình và ẩm thực đường phố dân dã. Do đó mà người xưa cho rằng, món bánh này thể hiện rõ nét đặc trưng của ẩm thực xứ Huế: nhỏ nhắn, cầu kỳ và đầy triết lý.
Món ăn trên bàn của vua
Có lẽ cũng chính vì sự ảnh hưởng từ ẩm thực cung đình nên với người dân Cố đô, dù món chính hay món phụ, đồ ăn ở lề đường hay hàng quán sang trọng đều được chế biến và trình bày rất tỉ mỉ, thể hiện được sự khéo léo và chăm chút của người nấu trong từng món.
Hầu hết đồ ăn ở Huế thường nhỏ xinh, không quá to, không quá nhiều. Du khách ở nơi khác đến, lần đầu thưởng thức món Huế thường thắc mắc, vì sao đồ ăn thức uống ở mảnh đất nên thi vị này đều nhỏ bé và cách trình bày thì tỉ mỉ, để rồi khi kết hợp với nhau lại tạo thành hương vị hoàn hảo đến lạ kỳ.
Lý giải về điều đó qua cách nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời, người Huế thích ăn bằng mắt. Nhưng dù huy động toàn bộ giác quan cho việc hấp thụ dinh dưỡng, người Huế cũng chỉ cốt "ăn lấy hương lấy hoa".
Với bánh ướt cuốn tôm chua - một món ăn được biến tấu từ bánh ướt nguyên thủy kết hợp khéo léo với tôm chua, thịt luộc, rau xanh, nem, chả... Gắp một cuốn bánh đẹp như một bài thơ, rồi từ tốn thưởng thức cái hương vị thấm thía của tôm chua, béo bùi của sốt khoai và sợi bún tươi, giòn giòn của những cọng muống xanh mơn mởn... Tất cả tạo nên cái duyên của người Huế trong nét ăn uống đời thường.
Tưởng chừng món ăn "quý tộc" này đang dần rơi vào quên lãng trong tiềm thức của những người Huế trẻ. Thế nhưng, vài năm gần đây chính nhờ sự phát triển của mạng xã hội và báo chí mà món bánh này đã trở nên gần gũi với nhiều người.
Với người Huế, hình ảnh mệ Huỳnh Thị Hạnh (76 tuổi) lưng còng, trên tay cầm mẹt bánh mưu sinh không còn xa lạ. Ngày trước mệ thường đi bán dạo quanh các nẻo đường khiến những người sành ăn phải đi tìm và chờ đợi thưởng thức. Chỉ độ vài năm trở lại đây thì mệ mới tìm được vị trí cố định bên vỉa hè đường Phan Đình Phùng (TP. Huế).
Món bánh "lưu lạc" bên vỉa hè cố đô
Quán nhỏ của mệ đơn giản chỉ có một cài bàn đủ lớn để bày biện tất cả nguyên liệu, xung quanh có khoảng chục cái ghế nhỏ để khách ngồi ăn. Những đồ dùng này đều được con cái chuẩn bị để mệ ngồi bán cho tiện, chứ ngày trước mệ chỉ ngồi nép vào một góc nhỏ, trước mặt là 2 mẹt bánh và vài ba cái đòn gỗ, có khi khách đến ăn phải ngồi xổm vì không đủ chỗ.
Mưu sinh giữa đường phố là công việc khá cực nhọc cũng bởi mùa nắng thì nóng đến cháy da, mùa mưa thì lạnh lẽo đến nao lòng. Có lẽ vì thế mà ở thời hiện đại, ở Huế chỉ còn duy nhất mệ Hạnh bày bán ở bên vỉa hè món bánh từng được các vua nhà Nguyễn ngự thiện.
" Ngày trước mệ đi bán quanh bán quất, đi đường Phan Đình Phùng rồi Nguyễn Huệ, từ năm ngoái đến chừ mới ngồi ở đây". Mệ Hạnh kể lại sự nhọc nhằn, khó khăn khi phải buôn gánh bán bưng qua từng ngày.
Mệ Hạnh cho biết, nguyên liệu món ăn này rất đơn giản ai cũng làm được, chỉ là cách làm khá tỉ mỉ và kiên nhẫn. Bánh ướt được gói ghém cẩn thận, công phu. Nếu gói chặt quá thì vỏ bánh sẽ rách mà lỏng tay thì phần nhân bên trong sẽ bị rời rạc không đẹp.
Nhân bánh có bún tươi, đọt rau muống, khoai lang cắt thẻ. Từng chiếc bánh được cuốn gọn gẽ, cắt ra thành từng miếng hình tròn nhỏ nhắn. Khẽ khàng, mệ gắp miến tôm chua được trộn chung với cà rốt và đu đủ rồi đặt lên từng lát bánh, cho vài lát thịt ba chỉ và nem, chả rải xung quanh, thêm chút sốt khoai lang bùi bùi là đã có thể mang ra cho khách.
Mệ Hạnh vẫn giữ cách bán của người xưa với những chiếc bánh được gói trong lá chuối để mang đi rất bình dị. Vài năm gần đây gánh hàng nhỏ của mệ được nhiều người biết đến, người ta thường mua một lúc nhiều phần, vì vậy họ cũng yêu cầu mệ cho bánh vào hộp để dễ dàng mang về và bảo quản. Tuy nhiên, với những khách quen lâu năm mệ vẫn sẽ gói bánh bằng lá chuối như một cách lưu giữ nét giản dị của một thời.
Bạn Nguyễn Minh - một bạn trẻ Gen Z xứ Huế, sành ăn và yêu thích ẩm thực đường phố chia sẻ: " Em biết món bánh ướt cuốn tôm chua qua mạng xã hội, các trang báo và được biết qua bạn bè. Món bánh này rất đặc biệt vì được bày bán ở dọc bờ sông, khi ngồi ăn ở đây mình có thể ngắm cảnh sông nước và con người đang vội vã trên đường vì công việc, hay đang trở về nhà sau giờ làm. Điều đặc biệt nữa là dĩa bánh có nem, chả, tôm chua đều là những món ăn mộc mạc, dân dã của Huế .
Mấy chục năm trước, bánh ướt cuốn tôm chua được bán khá nhiều, nhưng ở thời hiện đại lại khá hiếm. Muốn thưởng thức phải vào các hàng quán chuyên các món bánh Huế nổi tiếng lâu đời, còn muốn ăn như người Cố đô thì phải tìm đến những gánh vỉa hè mới cảm nhận trọn vẹn hương vị cũng như phong cảnh của chốn mộng mơ này.
3 món bánh cho bữa xế chiều tại Hà Nội Hà Nội vào thu, tiết trời se lạnh chiều lòng người cũng là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức những món bánh mặn, ngọt đặc trưng cho bữa xế chiều. Ảnh: didau. Bữa xế chiều của người Hà Nội không chỉ là bữa ăn chắc bụng, ăn no mà còn là thói quen ăn uống, gặp gỡ sau giờ tan tầm. Khi...