TP.HCM: Chuyên gia Úc chia sẻ kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Sáng 7.8 đã đánh dấu kết thúc chuỗi sự kiện HCMC Innovation Ecosystem ( Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo TP.HCM) diễn ra tại Saigon Innovation Hub. Chương trình có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như các cá nhân, tổ chức đầu tư và thúc đẩy khởi nghiệp tại TP.HCM.
Diễn giả Tony Wheeler chia sẻ với các khách mời tại TP.HCM.
Chuỗi hội thảo được tổ chức bởi Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Startup Vietnam Foundation (SVF – Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Saigon Innovation Hub (SiHub) và Swiss Entrepreneurship Program (Swiss EP).
Ba buổi hội thảo xoay quanh những vấn đề quan trọng như Số hoá để vươn ra thế giới – Tự động hoá hoạt dộng quản trị doanh nghiệp (2.8.2018), Đầu tư thiên thần – Vì sao khởi nghiệp cần có thiên thần đồng hành (3.8.2018) và Họp mặt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo TP.HCM (7.8.2018).
Khán giả chia sẻ quan điểm về nội dung chương trình.
Qua sự chia sẻ của ông Tony Wheeler, người đã có 25 năm kinh nghiệm xây dựng, cố vấn và đầu tư cho các dự án khởi nghiệp về công nghệ cũng như là thành viên đóng góp tích cực cho công tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại Úc, các khán giả tham dự đã được tiếp cận với những trào lưu công nghệ mới nhất cũng như những ảnh hưởng của thế hệ cộng nghệ mới tới toàn bộ nền công nghiệp.
Video đang HOT
Đặc biệt, ông chia sẻ những yếu tố cần thiết để tạọ nên một hệ sinh thái ươm mầm đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh đến vai trò của nhà đầu tư thiên thần để tạo nên những “con kỳ lân” công nghệ trong tương lai. Về vai trò của Chính phủ trong việc phát triển Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (HST Khởi nghiệp ĐMST), ông Tony Wheeler nhấn mạnh: “Chính phủ nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt việc xây dựng và phát triển mạng lưới nhà đầu tư thiên thần cho khởi nghiệp theo nhu cầu của họ.”
Là đại diện bạn tổ chức chương trình, bà Phan Hoàng Lan – Phó Giám đốc Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: “Bộ Khoa Học và Công nghệ hiện đang làm đầu mối để ra soát và đề xuất các chính sách liên quan để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đầu tư khởi nghiệp, đặc biệt là xin ý kiến về vấn đề sàn gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần (equity-based crowdfunding). Thông qua các sự kiện giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn có thể có những buổi thảo luận sâu sắc hơn nữa với các nhà đầu tư trong HST Khởi nghiệp ĐMST Việt Nam.”
Dự kiến từ ngày 11 và 13 tháng 8 tới đây, sự kiện “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Phát triển mạng lưới đầu tư thiên thần cho Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo” sẽ được BTC tiếp tục thực hiện tại Hà Nội, mong muốn có sự tham gia và hưởng ứng từ các tổ chức và cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp Hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST tại Hà Nội cũng như tại Việt Nam.
Theo Tri Thức Trẻ
Bí quyết giúp bạn gái thành đạt, hạnh phúc: Lo xa từ những khoản tiền 'tương lai'
Ngay từ khi bắt đầu đi làm, tôi đã biết lo xa bằng cách dành dụm những khoản tiền nho nhỏ cho tương lai...
Khi nhận lương, tôi thường chia đều ra các khoản cho vào từng phong bì khác nhau, trong đó có một phong bì để dành cho tương lai. Tháng này qua tháng khác, năm qua năm, tôi đã để dành được một khoản đáng kể. Khoản tiền này giúp tôi chủ động trong cuộc sống, kể cả những năm tháng sau này khi đã có gia đình nhỏ của riêng mình - Đó là kinh nghiệm tiết kiệm của chị Phan Diệu Huyền, một giám đốc truyền thông sống tại TP.HCM.
Chị Huyền cho biết, 21 tuổi, chị ra trường, đi làm. Công việc đầu tiên của chị là làm lễ tân cho khách sạn, với mức lương 1,3 triệu đồng/tháng (cách đây 20 năm). Khi đó, chị đã chia ra các khoản chi: tiền nhà 400.000 đồng; tiền gửi cho em học 200.000 đồng; tiền ăn 400.000 đồng; tiền điện thoại và gửi xe 50.000 đồng. Còn lại 250.000 đồng và tiền thưởng phục vụ (service charge) chị để dành và đi du lịch. Nếu có sinh nhật chị chỉ gửi thiệp chúc mừng hay cuối tháng thì thường ăn mì tôm cầm hơi.
Phong bì tương lai giúp chị chi tiêu tiết kiệm
Nhưng khi đó, chị đã lên mục tiêu cho tương lai: Năm 25 tuổi lương 5 triệu, làm trợ lý giám đốc, đến Singapore và Malaysia, để dành được 20 triệu.
Chị Huyền bắt đầu dành dụm từ khi có tháng lương đầu tiên. Chị đi làm từ sáng sớm đến tối, rồi có đủ tiền vừa đi học vừa đi làm. Cuốn sổ của chị không ghi chi tiết thu chi mỗi ngày, nhưng rõ ràng cho mỗi khoản.
Cụ thể, ngày nào nhận lương là chị rút ra và tối đó đem về nhà trọ, ngồi chia đều ra 5 phong bì khác nhau: Nhà, Em, Ăn, Lặt vặt, Du lịch/Học và một phong bì màu hồng có chữ "dành cho tương lai". Phong bì ấy đầy lên thì chị đổi qua USD. Dù thiếu thốn hay mê mệt cái gì, chị nhất quyết không đụng đến khoản này.
Hồi đó, chị bắt đầu để dành từ 250.000 đồng, rồi sau đó là 1 triệu, rồi dần dần 5 triệu, 10 triệu, có thời gian chuyển qua vàng nên để dành... 5 chỉ một tháng, sau này có thời gian giá vàng cao quá chị lại quay lại để dành tiền. Có thời gian sếp tăng lương, vậy là chị quyết tâm mỗi tháng để dành 70% thu nhập!! Giờ bình quân chị dành khoảng 40-60% thu nhập cho phong bì tương lai.
Đi làm 18 năm, kết quả là chị để dành đủ 215 tháng cho phong bì "tương lai", trừ một tháng mới rút tiền về thì bị cướp mất luôn cả giỏ xách.
Có tiền, chị để mua "của để dành" như đất đai, nhà chung cư,... rồi lại bỏ vào cái này cái kia để có thêm tài sản để dành. Và tiền để dành lại sinh sôi thành tài sản.
Để dành tiền là việc làm không dễ với nhiều người (ảnh minh họa)
Chị Huyền cho rằng, chính cái phong bì be bé mỗi tháng và sự quyết tâm không bao giờ đụng vào tương lai ấy mà dù chỉ làm đúng hai công việc là Tiếp tân và sau này là Truyền thông, chỉ làm ở đúng 3 công ty và không làm thêm gì bên ngoài mà giờ đây, ở tuổi gần 40, chị có một số tiền đủ để cả gia đình sống ổn định trong nhiều năm tới.
Từ kinh nghiệm của mình, chị kết luận: "Một thói quen nhỏ đó thôi, một tháng nhận lương trích lại một số be bé cho vào phong bì cho tương lai, nếu bắt đầu từ sớm và có sự kiên định và cố gắng để mỗi tháng trước khi tiêu ngay tất cả tiền lương trong nháy mắt, làm được mười mấy năm là ta có rất nhiều vốn liếng, dù bạn kiếm được bao nhiêu đi nữa! Bởi vì thực sự dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, bạn có ai cho bạn bao nhiêu tiền đi chăng nữa, bạn cũng không bao giờ có đủ cho nhu cầu và sức sáng tạo trong việc tiêu tiền của mình".
"Và đa số chúng mình, khi nắm trong tay tài sản do bàn tay ta tạo dựng nên, ngoài sự chắc chắn sau này - còn có niềm tự hào vì hai bàn tay ta làm nên tất cả, chính điều đó giúp ta tự tin một cách ngấm ngầm" - chị Huyền đúc kết.
Và theo chị, sẽ đến lúc bạn bước sang tuổi 30, 40, 50 rồi 60 nhanh như một cơn gió. Và lúc đó, tốt hơn là đã có trong tay nhiều thứ, và mỗi tháng, chúng lại sinh sôi ra nhiều hơn một chút cho bạn, để bạn có thể sống ở những nơi bạn muốn, tiêu vào những thứ bạn thích, tạo ra những giây phút tuyệt vời với những người bạn yêu; và hơn hết là bạn không phải nói câu: giá mà/tại vì/ biết bao giờ!?!
"Cuộc đời mình, đừng mong ai khác ngoài chính bản thân mình phải có trách nhiệm với nó"- Chị Huyền tâm sự.
Theo GĐVN
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên thời đại mới Chương trình Tập huấn trực tuyến toàn quốc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 2018, các học viên đã được nghe chuyên gia và Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao đổi kiến thức về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên thời đại mới. Buổi tập huấn trực tuyến được tiến hành trên cả nước, nhằm trao đổi,...