TPHCM: Chuyển chiến lược điều trị Covid-19 từ 5 tầng về 3 tầng
TPHCM sẽ chuyển từ 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 về 3 tầng theo nhóm mức độ bệnh từ nhẹ, trung bình tới nặng.
Các bệnh nhân được điều trị tại nhà sẽ được áp dụng gói chăm sóc sức khỏe.
Chiến lược điều trị từ 5 tầng về 3 tầng
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 của TPHCM sáng 16/8, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết thời điểm trước đây, thành phố phân ra 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19, tuy nhiên hiện tại đang chuyển đổi còn 3 tầng.
“Với 3 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19, thành phố sẽ bố trí các bệnh nhân Covid-19 theo mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Việc chuyển đổi sẽ giúp thành phố tập trung được các nguồn lực về y tế, trang thiết bị nhằm đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân một cách phù hợp tại các tầng”, ông Nguyễn Hữu Hưng thông tin.
TPHCM chuyển từ 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 về 3 tầng điều trị.
Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, theo phương án mới, tầng điều trị thứ nhất gồm các F0 được chăm sóc sức khỏe tại nhà, cùng các cơ sở cách ly tập trung tại các quận, huyện. Bệnh nhân được phân vào tầng này gồm các trường hợp không có triệu chứng, không có bệnh nền hoặc bệnh nền ổn định.
Theo số liệu hiện nay, thành phố có hơn 18.000 F0 đang được cách ly tại nhà và hơn 153 cơ sở cách ly tập trung cấp quận, huyện (quy mô gần 23.900 giường).
Video đang HOT
Tầng điều trị thứ 2, gồm các trường hợp bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, trung bình và nặng, kèm theo những bệnh lý nền. Hiện tại tầng điều trị thứ 2 của TPHCM có 74 bệnh viện điều trị Covid-19, 24 bệnh viện dã chiến, 15 bệnh viện cấp thành phố, 8 bệnh viện cấp quận, huyện, 41 bệnh viện chuyên khoa và 9 bệnh viện tuyến Trung ương.
Tầng điều trị thứ 3 của TPHCM là khu vực hồi sức chuyên sâu cho các F0 nặng, nguy kịch ở các bệnh viện tuyến cuối. Hiện tại, toàn địa bàn có 8 bệnh viện hồi sức Covid-19 với quy mô gần 3.400 giường.
Các F0 được chăm sóc, cách ly tại nhà sẽ được triển khai gói chăm sóc sức khỏe với 6 hoạt động chính.
Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, địa phương đã triển khai gói chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với các F0. Gói này cũng được áp dụng đồng thời tới các bệnh viện điều trị Covid-19, khu cách ly, khu vực phong tỏa.
“Chủ trương chính của gói nhằm tạo tâm lý thoái mái cho các F0, kéo giảm số ca Covid-19 tử vong và giảm sự quá tải cho các bệnh viện. Ngoài ra, thành phố sẽ kịp thời xử trí khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho hay.
Gói chăm sóc này gồm 6 hoạt động chính, gồm: xác định, lập danh sách trường hợp F0 trên địa bàn; hướng dẫn F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; khám bệnh, theo dõi sức khỏe F0; hướng dẫn F0 áp dụng 3 bước điều trị; xét nghiệm cho các F0; tư vấn sức khỏe, hỗ trợ cấp cứu F0 kịp thời.
Ông Dương Anh Đức cho biết, gói chăm sóc sức khỏe sẽ góp phần tạo môi trường cách ly tại nhà đối với F0 được thoải mái nhất, với sự hỗ trợ tích cực của ngành y. Thời gian qua, 70-80% bệnh nhân Covid-19 tự chăm sóc sức khỏe với điều kiện tốt đã khỏi bệnh trong thời gian ngắn.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng thông tin, thời gian qua, với sự hỗ trợ từ các loại thuốc thông thường kết hợp với tư vấn sức khỏe, nhiều F0 điều trị tại nhà đã khỏi hoàn toàn, cho kết quả âm tính SARS-CoV-2 chỉ sau một tuần.
Nhà khoa học khuyên TPHCM chỉ nên phân thành 3 tầng
Trước đó, trả lời trên Dân trí, Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thu Anh – Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cũng cho rằng, phân tầng là một chiến lược đúng đắn, nhưng sau một thời gian hoạt động, TPHCM cần tiếp tục đánh giá hiệu quả của việc phân 5 tầng điều trị.
Tiến sĩ lo ngại rằng việc quá nhiều tuyến cần phải chuyển, gây phức tạp cho công tác điều phối, làm hạn chế khả năng tiếp cận y tế của số đông bệnh nhân.
Thời điểm trước đây, thành phố phân ra 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19, tuy nhiên hiện tại đang chuyển đổi còn 3 tầng.
Với cách phân tầng hiện nay, các bác sĩ có tay nghề cao và các trang thiết bị y tế hiện đại nhất mà chúng ta có được tập trung ở hai tầng 4-5. Nhưng tầng 2-3, nơi tập trung nhóm F0 triệu chứng nhẹ và nhóm F0 có nguy cơ cao, thì trang thiết bị y tế… đều đang căng thẳng. Ngay cả số bác sĩ hồi sức phân bổ cho các tầng này cũng đang là nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế…
Trong khi đó, biến chủng Delta khiến tình trạng bệnh của một số F0 ở tầng 2-3 có thể diễn biến xấu rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Nhiều bệnh nhân chưa kịp làm xong thủ tục chuyển viện lên tuyến trên có thể nguy kịch. Trong khi nếu tiết kiệm được thời gian chuyển tuyến, có thiết bị y tế hỗ trợ kịp thời, thì có thể họ sẽ tốt hơn, có nhiều cơ hội sống sót.
Theo tiến sĩ Thu Anh, TPHCM nên chăng thay vì phân thành 5 tầng, chỉ nên phân thành 3 tầng.
Tôi nên làm gì sau khi biết mình là F1?
Sau khi đọc báo về ca nhiễm mới và thông báo tìm người, tôi phát hiện mình là F1 do đi cùng chuyến bay với bệnh nhân, vậy tôi phải làm gì tiếp theo? (An, Hà Nội)
Trả lời:
Nếu bạn là người có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19 hoặc người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, hãy nhớ rằng việc lây nhiễm nCoV không phải là lỗi của ai. Ai cũng có thể mắc Covid-19 bất kể chủng tộc, giới tính, độ tuổi...
Dưới đây là hướng dẫn sau khi phát hiện bản thân là F1 (tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19)
- Gọi điện thông báo với cơ quan y tế địa phương về việc bạn có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19
- Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng của Covid-19, hãy gọi điện tới trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn.
- Tuân thủ cách ly tại các địa điểm cách ly tập trung theo thời gian quy định của chính phủ.
Từ ngày 5/5, theo quy định mới của Bộ Y tế, tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày. Tổng số lần lấy mẫu xét nghiệm nCoV là 5 lần. Riêng người tiếp xúc gần hoặc đi cùng phương tiện với ca Covid-19, phải xét nghiệm nCoV 6 lần.
Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, cách ly tại nơi cư trú thêm 7 ngày dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và trung tâm y tế quận, huyện.
Hãy tuân thủ những hướng dẫn này để bảo vệ chính bạn và những người khác.
Hành khách khai báo y tế và chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm sau khi xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa
Phát hiện "thần dược" trong cây riềng có thể trị một loạt bệnh nan y Một hợp chất đặc biệt trong cây riềng có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhắm vào bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn luôn là mối bận tâm của y học thế giới bởi thường không thể điều trị dứt điểm, gây suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh lâu dài, xuất phát từ những...