TP.HCM chính thức thu hồi ‘khu đất vàng’ số 8 – 12 Lê Duẩn
Sáng nay (11/12), UBND TP.HCM ban hành quyết định số 5671 về việc thu hồi khu ‘đất vàng’ diện tích hơn 4.896 m2 ở số 8 – 12 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Quận 1.
Theo quyết định, thu hồi khu “đất vàng” diện tích hơn 4.896 m2 số 8 – 12 Lê Duẩn, P.Bến Nghé (Q.1), gồm mặt bằng số 8 Lê Duẩn diện tích hơn 3.456 m2 và mặt bằng số 12 Lê Duẩn diện tích hơn 1.431 m2 do Công ty cổ phần đầu tư Lavenue được thuê đất, giao đất theo quyết định số 2186 ngày 5.5.2016 của UBND TP.HCM.
Quyết định thu hồi nêu rõ là thu hồi theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 64 luật Đất đai là đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng theo kết luận thanh tra số 645 ngày 4.5.2018 của Thanh tra Chính phủ, được Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến kết luận tại thông báo số 249 ngày 18/7/2018 của Văn phòng Chính phủ.
UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND P.Bến Nghé giao quyết định số 5671 cho Công ty cổ phần đầu tư Lavenue; trường hợp Công ty cổ phần đầu tư Lavenue không nhận quyết định này hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản, niêm yết quyết định số 5671 tại trụ sở UBND P.Bến Nghé, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư theo quy định.
Giao Trung tâm phát triển quỹ đất của TP.HCM tiếp nhận, quản lý chặt chẽ khu đất đã thu hồi, chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
UBND TP.HCM giao Sở TN-MT cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi giấy chứng nhận, hoặc thông báo giấy chứng nhận (đã cấp cho Công ty cổ phần đầu tư Lavenue) không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại giấy chứng nhận.
Sở TN-MT có trách nhiệm phối hợp Sở Tài chính và các sở ngành liên quan tham mưu, trình UBND TP.HCM phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Cũng theo quyết định của UBND TP.HCM, Công ty cổ phần đầu tư Lavenue có trách nhiệm bàn giao khu đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến quyền sử dụng đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất của TP.HCM quản lý theo quy định pháp luật.
UBND Q.1 có trách nhiệm quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, giám sát việc sử dụng đất, kịp thời xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định đối với “ khu đất vàng” số 8 – 12 Lê Duẩn .
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Những diễn biến mới sau một năm ông Trần Duy Tùng rời Cảng Quy Nhơn
Việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn sẽ được xem xét lại như thế nào là một câu hỏi đang được công chúng đặc biệt quan tâm, giữa lúc những thông tin về ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà ngày càng mờ mịt, sau tròn một năm rời khỏi công ty này.
Tính tới thời điểm này, ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV đã rời ghế thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Cảng Quy Nhơn tròn một năm.
Tháng 11/2017, ông Trần Duy Tùng đã có đơn gửi tới trụ sở chính của công ty để xin từ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty này. Căn cứ đơn từ chức của ông Trần Duy Tùng, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn - ông Lê Hồng Thái - đã công văn công bố thông tin tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ông Tùng không còn tư cách thành viên HĐQT công ty này kể từ ngày 1/10 vừa qua.
Thay vào chức vụ của ông Tùng là bà Nguyễn Thị Nghiệp, thành viên HĐQT kiêm cố vấn HĐQT công ty này. Hiện HĐQT Cảng Quy Nhơn gồm có 4 người, do ông Lê Hồng Thái làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Hiện vẫn chưa rõ ông Trần Duy Tùng đang làm gì, ở đâu, tuy nhiên vụ bê bối cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn vẫn đang có những diễn biến rất đáng chú ý.
Khi chủ trì hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày 21/11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấy ví dụ về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn để nói về bất cập trong công tác điều hành, tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thời qua.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: "Vừa rồi có một số đơn vị sau khi CPH phải thu hồi lại như Hãng phim truyện Việt Nam, Cảng Quy Nhơn... Những cái này làm sai quá trời. Cảng Quy Nhơn rất lớn mà bán rẻ như cho không, gây thất thoát tài sản nhà nước. Cái này phải xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương, lập lại trật tự, không để thất thoát tài sản nhà nước thông qua cổ phần hóa".
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định.
Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, đến năm 1993 thì Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Cảng Quy Nhơn và năm 2009 cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Vào tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).
Ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất lớn, Cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Cảng Quy Nhơn cũng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỷ đồng, trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi cổ phần hóa, Cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng mặc dù thời điểm đó cảng có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng.
Phát biểu mới đây của Thủ tướng cũng như những số liệu về tài sản hiện có của Cảng Quy Nhơn đưa đến câu hỏi rằng liệu kết quả bán cổ phần trước đây có bị hủy và vai trò của các cá nhân liên quan sẽ thế nào?
Ông Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, là con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV. Trước đó, tháng 7/2017, ông Trần Duy Tùng được bầu làm thành viên HĐQT thay cho ông Trần Tuấn Nghĩa có đơn từ nhiệm.
Tuy nhiên, đến ngày 22/9, sau khi xuất hiện tin đồn thất thiệt ông Trần Bắc Hà bị bắt, ông Tùng bất ngờ gửi đơn xin từ chức thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn. Bên cạnh vai trò điều hành tại Cảng Quy Nhơn, ông Trần Duy Tùng còn là người đại diện pháp luật của Tập đoàn An Phú - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, khai khoáng, năng lượng.
Bình An
Theo Trí Thức Trẻ
Cần hoàn thiện chính sách mua bán nợ Tại Diễn đàn các công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 với chủ đề "Củng cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện" mới đây, vấn đề xử lý nợ xấu đã được các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ kinh nghiệm. Trong đó, nhiều ý kiến dự báo thời...