TP.HCM chỉ có 28 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông?
Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện tại trên địa bàn thành phố chỉ có 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, trong đó một nửa số điểm này có chuyển biến tích cực.
Biển người “chôn chân” tại giao lộ Phạm Văn Đồng – Phan Văn Trị hôm 31/8. Đây là một trong 6 điểm vừa được Sở GTVT xóa khỏi danh sách 34 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông vì có chuyển biến tốt.
Trong buổi gặp phóng viên phụ trách mảng giao thông, vận tải TP.HCM mới đây, Sở GTVT TP.HCM cho biết trên toàn địa bàn TP chỉ có 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông.
Đại diện Sở GTVT TP cho biết qua theo dõi đến tháng 12/2018, tình hình giao thông tại 34 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông đã được cải thiện. Qua phối hợp và thống nhất ý kiến với các đơn vị liên quan, Sở GTVT đã xóa 6 điểm có chuyển biến tốt ra khỏi danh sách 34 điểm.
“Tính đến tháng 12/2018, trên địa bàn TP chỉ còn lại 28 điểm nguy cơ ùn tắc. Trong đó, 14 điểm chuyển biến tốt, 7 điểm có chuyển biến nhưng còn phức tạp, 7 điểm không chuyển biến”, đại diện Sở GTVT thông tin.
Video đang HOT
Vụ tai nạn giao thông ngay dốc cầu Phú Mỹ phía quận 2 khiến ô tô bốn chỗ biến dạng.
Những điểm phức tạp trong năm 2017 đã được kéo giảm như: Nút giao Mỹ Thủy (quận 2), ngã sáu Công trường Dân Chủ (quận 3 và quận 10), giao lộ Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh), ngã tư Tây Hòa (quận 9 và quận Thủ Đức).
Trong khi đó, nhiều người dân cho biết Sở GTVT TP nói 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc là cách dùng tư không khách quan vì trên thực tế có nhiều tuyến đường không phải có nguy cơ ùn tắc mà thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe.
“Theo tôi, lãnh đạo Sở GTVT nên chạy xe máy vào buổi sáng và buổi chiều tan tầm trên đường Cộng Hòa để có báo cáo và đánh giá chính xác về tình hình giao thông. Con đường này ngày nào cũng kẹt. Kẹt xe như “ăn cơm”. Trời nắng thì đỡ, nếu trời mưa thì phải “chôn chân” cả giờ trên đoạn đường vài km. Tuyến đường này chỉ không kẹt xe vào các ngày lễ, Tết”, anh Nguyễn Linh người dân quận Bình Tân chia sẻ.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết trong năm 2019 Sở GTVT TP sẽ tập trung triển khai 7 nhóm giải pháp nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Nam CSGT chia sẻ với tài xế ô tô bốn chỗ thoát chết trong vụ tai nạn ở dốc cầu Phú Mỹ hôm 20/12.
Sở GTVT sẽ tập trung bố trí vốn đầu tư cho các dự án thực hiện chương trình đột phá, dự án trọng điểm giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, khu vực trung tâm Thành phố, chống sạt lở bờ sông, kênh rạch… Thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, đảm bảo chỉ tiêu giải ngân kế hoạch vốn giao. Tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng xây dựng các công trình, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, dự án tại các khu vực cửa ngõ… phấn đấu khép kín vành đai 2, ông Cường cho biết thêm.
Đồng thời Sở GTVT tiếp tục đẩy mạnh công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đưa ứng dụng công nghệ vào công tác kiểm tra, xử phạt các vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè…
Lãnh đạo Sở GTVT nói gì về tai nạn xảy ra ở dốc cầu Phú Mỹ.
Nói về tai nạn thường xuyên xảy ra ở dốc cầu Phú Mỹ (đoạn phía quận 2), ông Bùi Xuân Cường cho biết đã thực hiện một loạt giải pháp ở khu vực này như lắp biển báo, camera. Ngoài ra, lực lượng thanh tra giao thông và CSGT phối hợp tuần tra, kiểm soát các phương tiện lưu thông qua cầu, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các phương tiện. “Tai nạn ở dốc cầu này giờ đã giảm đi nhiều rồi. Trước đây, dốc cầu này thường xuyên xảy ra tai nạn”, ông Cường nói.
Vụ tai nạn xảy ra mới đây nhất là tối 20/12 khiến ô tô bốn chỗ vỡ nát, biến dạng và bị kẹp chặt giữa xe ben và xe container khi đổ dốc cầu Phú Mỹ. May mắn không có thương vong về người.
Theo Danviet
Vì sự an toàn trên các tuyến đường thủy
TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa bão. Để bảo đảm an toàn cho các phương tiện tàu, thuyền hoạt động trên những tuyến đường thủy nội địa, các cơ quan chức năng liên quan của thành phố đã chủ động đề ra nhiều giải pháp nhằm xử lý kịp thời những tình huống phát sinh...
Theo Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh, hiện thành phố có mạng lưới giao thông đường thủy với tổng chiều dài hơn 1.000km, trong đó có 975km đã được đưa vào quy hoạch và tổ chức quản lý. Toàn thành phố có 9 tuyến đường thủy nội địa quốc gia dài hơn 200km và 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương dài gần 600km. Cùng với đó là gần 350 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động.
TP Hồ Chí Minh đề ra nhiều biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão.
Ghi nhận thực tế cho thấy, một số bến khách ngang sông tại quận 8, 12, huyện Bình Chánh, Nhà Bè đều được trang bị áo phao đầy đủ trên các phương tiện, hạ tầng phục vụ đưa đón hành khách đáp ứng quy định. Thế nhưng, do TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa bão, mực nước trên các sông, kênh, rạch lên xuống thất thường, dòng chảy thay đổi liên tục. Vì vậy, các cơ quan chức năng liên quan của thành phố đã chủ động đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm an toàn cho loại hình vận tải đường thủy.
Khu quản lý đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh hiện được phân cấp quản lý 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương. Để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy, nhất là trong mùa mưa bão này, Khu quản lý đường thủy nội địa đã yêu cầu các đơn vị liên quan, đồng thời đề nghị chính quyền các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông thủy; kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm lấn chiếm bờ sông, kênh rạch, các bến thủy hoạt động trái phép.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Phan Công Bằng, Giám đốc Khu quản lý đường thủy nội địa thành phố cho hay, từ đầu năm 2018 đến nay, đơn vị đã xử lý dứt điểm 6 trường hợp lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch. Hiện vẫn còn 79 trường hợp lấn chiếm dọc tuyến đường thủy nội địa, đơn vị đang chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan kiên quyết xử lý, bảo đảm an toàn cho vận tải đường thủy.
Về hoạt động của các bến khách ngang sông, Cảng vụ đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh cho hay, đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, các điều kiện an toàn hoạt động bến thủy nội địa đưa rước hành khách, xếp dỡ hàng hóa, phương tiện vận tải thủy, kiểm soát tải trọng phương tiện theo quy định.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão sẽ tăng cường thực thi công tác cảng vụ đối với các phương tiện thủy vào, rời cảng, bến thủy nội địa theo đúng quy định; tuyệt đối không cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện thủy không đủ các điều kiện an toàn hoạt động theo quy định.
Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, sở, ngành liên quan và các đơn vị trực thuộc đề nghị tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão.
Theo đó, đề nghị lực lượng Cảnh sát đường thủy, UBND các quận, huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phương tiện thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định đối với phương tiện vận tải hành khách; kiểm tra, xử lý nghiêm các bến thủy nội địa hoạt động không có giấy phép và các hành vi vi phạm quy định khác. Phương tiện phà, phao nổi bảo đảm các điều kiện về đăng ký, đăng kiểm trước khi đưa vào khai thác và tuyệt đối không chở quá trọng tải cho phép.
Gia Bảo
Theo hanoimoi
TPHCM: Thông xe cầu vượt, mở "nút thắt" vào cảng lớn nhất Việt Nam Hôm nay (29/6), cầu vượt tại nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TPHCM) chính thức thông xe. Với cầu vượt này, các loại xe ô tô từ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ chạy thẳng về cầu Phú Mỹ mà không phải qua vòng xoay. Cầu vượt cùng với hầm chui vào cảng Cát Lái giúp giảm áp lực...