TP.HCM: Bún tươi có thể chứa chất độc
Xung quanh vụ bún tươi tại TP.HCM có chứa chất Tinopal gây hoang mang cho người tiêu dùng và gây tranh cãi trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chiều 29/7, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai các quy định về an toàn thực phẩm đối với ngành nghề sản xuất, kinh doanh bún và bánh tươi trên địa bàn TP.HCM.
GS Chu Phạm Ngọc Sơn, đại diện Cty CP DV KHCN Sắc Ký Hải Đăng (Cty Sắc Ký Hải Đăng), Chủ tịch Hội hóa học TP.HCM, khẳng định sự có mặt của Tinopal trong bún tươi là có cơ sở.
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, chất Tinopal (Tinopal CBS-X) thực chất là chất phát huỳnh quang (tạo sáng quang học) dùng trong công nghệ sản xuất giấy hay bột giặt dạng nước (vẫn được rao bán trên mạng) chứ không phải là chất tẩy trắng. “Chất Tinopal này tuyệt đối bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm, nhưng chúng tôi đã phát hiện chất này trong một số sản phẩm bún ở quận 8, TP.HCM”, GS Sơn cho biết.
Cũng theo GS Sơn, khi Tinopal vào trong bún, chất này liên kết và tương tác rất mạnh nên rất khó phát hiện và chiết tách được. Các tài liệu hướng dẫn lại rất hạn chế vì “không phát hiện nơi đâu có tiền lệ sử dụng chất Tinopal cho vào trong bún như ở ta phát hiện vừa qua”.
Chất Tinopal làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nó có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
Ngoài chất Tinopal, một số chất khác cũng được tìm thấy trong các sản phẩm từ gạo như: acid oxalic (chất khử, để giữ bún tươi lâu, không bị ôi) không thể dùng trong thực phẩm được, một số chất bảo quản được dùng vượt quá gấp hàng chục, hàng trăm lần.
Người sản xuất và người bán bún lao đao vì cơ quan chức năng công bố bún có nhiễm Tinopal (Ảnh: Quốc Thể)
Theo một cơ sở sản xuất bún chuyên cung cấp cho các siêu thị cho biết: “Trước thông tin bún, bánh canh bị nhiễm độc, cơ sở chỉ bán 80% lượng bún sản xuất trong ngày, do người tiêu dùng e dè. Cũng theo cơ sở sản xuất bún này, để có bún, bánh canh sạch phải mua loại gạo khá tốt, vo gạo thật sạch, dùng nước máy sạch để sản xuất bún. Chỉ cần làm đúng quy trình sản xuất là sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều đơn vị vì ham lợi nhuận đã thêm phụ gia vào làm cho bún sáng, không bị ôi thiu làm ảnh hưởng đến những cơ sở sản xuất bún, bánh canh đạt chuẩn.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Linh, nhà ở quận 10 cho biết: “Từ khi cơ quan chức năng công bố 80% số lượng mẫu bánh canh, bánh phở, bánh cuốn (gọi chung là sản phẩm bún) được khảo sát tại TP.HCM có sự hiện diện chất làm trắng quang học (tinopal) khiến chúng tôi rất lo lắng. Món bún là món ‘hảo’ của gia đình giờ không dám mua”.
Chủ quán ăn hủ tiếu, bánh canh, mì, buồn bã khi không có khách (Ảnh: Quốc Thể)
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết: “Trong thời gian qua, công tác quản lý được TP quan tâm và ráo riết chỉ đạo để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Bà Đào cho biết, hiện có 201 cơ sở sản xuất bún và bánh tươi trên địa bàn thành phố (có đăng ký kinh doanh) và Sở Công Thương vừa phối hợp với các đơn vị chức năng lấy 33 mẫu bánh tươi, bún tươi xét nghiệm tại Công ty Sắc Ký Hải Đăng đã có 19 mẫu âm tính, số còn lại còn đang chờ kết quả”.
Theo bà Đào, thời gian tới, từng sở ngành phải xây dựng kết hoạch thanh kiểm tra. Riêng Sở Công Thương đến 10/8 tới đây sẽ thực hiện thanh kiểm tra, hậu kiểm trên toàn địa bàn với các kênh/hệ thống phân phối. Phối hợp với Chi cục ATVSTP thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự lấy mẫu để đưa khi kiểm nghiệm. Đề nghị các kênh phân phối sử dụng bao bì, nhãn mác đối với bún tươi.
Các đơn vị ký cam kết “nói không với Tinopal” và phụ gia độc hại
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục ATVSTP TP.HCM, khẳng định, nếu các đơn vị sản xuất tuân thủ đúng quy trình sản xuất và vệ sinh thì không cần dùng thêm bất cứ hóa chất, phụ gia nào bún vẫn đạt yêu cầu về cảm quan, mùi vị và độ dai.
Trước tình hình phức tạp hiện nay, để người tiêu dùng có thể an tâm mua các sản phẩm “bún sạch”, an toàn, ngay tại hội nghị, đại diện của nhà phân phối Saigon Co.op và 3 nhà sản xuất bún; nhà phân phối Citimart với 1 nhà sản xuất bún đã ký cam kết sản xuất và kinh doanh bún đạt chất lượng và tuyệt đối không có “chất phát quang” độc hại Tinopal.
Theo khampha
Ăn gì cũng "dính" độc
30 mẫu bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt được mua ngẫu nhiên tại chín cơ sở bán thực phẩm ở siêu thị và chợ trung tâm TPHCM được xét nghiệm cho thấy hầu hết đều có Tinopal- chất cấm sử dụng trong thực phẩm.
"Có 24 mẫu, chiếm 80% số mẫu khảo sát có chất làm trắng quang học"- ông Đỗ Ngọc Chính- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng nói, đồng thời cảnh báo: "Đây là nhóm các thực phẩm được xếp vào danh sách thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè". Các hợp chất Tinopal có khả năng phát huỳnh quang và khi dùng vào chế biến thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Dùng lâu dài sẽ bị suy gan, thận, ung thư.
Trong khi người tiêu dùng đang hoang mang với thông tin các loại bún, bánh canh... nhiễm chất độc thì công bố mới đây từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cũng cho thấy, nhiều thực phẩm khác cũng ngậm đầy chất độc hại.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa- Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM cho biết kiểm tra các mẫu sả xay, dừa tươi gọt vỏ và hạt trân châu trên địa bàn thành phố mới đây phát hiện chất tẩy trắng công nghiệp. Thậm chí nhiều mẫu đũa tre dùng một lần được lấy ngẫu nhiên ở các chợ tại TPHCM cũng chứa sodium sulfure và sulfure dioxide- thủ phạm gây nên những vụ ngộ độc cấp tính.
"Lấy năm mẫu nước mía bán ở các tuyến đường trong đầu tháng 7 vừa qua để kiểm nghiệm, kết quả cho thấy, cả năm mẫu đều nhiễm vi khuẩn đường ruột Ecoli"- ông Hòa nói. Tình trạng cũng tương tự khi kiểm tra các mẫu nước sâm, nước trà bông cúc hay trà sữa trân châu, thậm chí các mẫu này còn nhiễm thêm vi khuẩn Coliforms.
Theo ông Hòa, khảo sát riêng của Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM cho thấy, ngoài 7/7 mẫu bún nhiễm chất quang học còn có hai mẫu chứa acid oxalic, chất cấm dùng trong thực phẩm và chất bảo quản, tẩy trắng. "Đây là những chất làm dai bún nhưng lại gây ra vô số tác hại cho sức khỏe người dùng như sỏi thận, kích thích hô hấp làm hen suyễn thậm chí gây cả ung thư nếu sử dụng thường xuyên"- ông Hòa phân tích.
Lô giăm bông làm từ thịt bẩn bị bắt ngày 24/7 được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: Khôi Nguyên
Vừa ăn vừa lo
Thực tế, các loại thực phẩm bẩn vẫn được tuồn vào các quán ăn, cơ sở sản xuất thực phẩm...Chỉ trong vòng 3 ngày qua, các trạm kiểm dịch ở Thủ Đức và huyện Bình Chánh đã phát hiện hàng trăm con gà vịt, và hơn chục tấn thịt, phụ phẩm động vật không nguồn gốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn được tuồn vào thành phố.
Mới đây, ngày 23/7, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh phát hiện tại một ngôi nhà trong ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM hàng trăm con gà không nguồn gốc. Cùng ngày, đơn vị này còn phát hiện gần 100 kg thịt heo, gần 3 nghìn trứng gia cầm cũng trong tình trạng tương tự.
Số thịt heo trên đã ôi thiu, bốc mùi thối nhưng vẫn được một cơ sở mua về chế biến. Chủ cơ sở cho biết, số thịt thối này sẽ được tẩy trắng với chất hóa học sau đó ngâm tẩm để tạo thành thịt tươi mới và chế biến hoặc bán cho các quán cơm.
Không chỉ miếng ăn, nhiều loại thức uống như trà túi lọc, nước giải khát đường phố và đồ gia dụng cũng trong tình trạng đáng báo động. Trong 81 mẫu thực phẩm và đồ gia dụng như hộp xốp, chén nhựa, muỗng nhựa, đũa tre có 27 mẫu không đạt vệ sinh, nhiễm các chất nguy hại. "Lấy 25 mẫu nước giải khát đường phố thì có đến 8 mẫu nhiễm khuẩn Coliforms và Ecoli vượt tiêu chuẩn cho phép"- ông Hòa thông tin.
Trao đổi với PV Tiền Phong hôm 24/7, PGS- TS Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay trong hơn 5 nghìn mẫu thực phẩm kiểm tra có gần một nghìn mẫu không đạt chất lượng, vệ sinh.
"Chúng tôi sẽ rà soát lại các thực phẩm có nguy cơ cao, đồng thời kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm, cơ sở nào vi phạm công khai danh tính trên truyền thông"- ông Bỉnh nói. Mặc dù theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa các cơ sở kinh doanh thực phẩm biết rõ chất phụ gia nào được dùng và bị cấm nhưng vẫn làm ngơ cho vào thực phẩm vì hám lợi.
Bó tay truy nguồn gốc bún nhiễm chất gây ung thư
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa khẳng định không thể truy nguồn gốc các loại thực phẩm làm từ gạo như bún, bánh canh, phở, hủ tiếu, bánh ướt... ở các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, làm thủ công, vì đây là những loại thực phẩm không thuộc yêu cầu phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. "Loại thực phẩm này khi ra chợ, cửa hàng ăn rồi thì nó có nhiễm chất gì cũng không truy được"- ông Hòa nói.
Theo Khampha
Doanh nghiệp phản ứng kết quả "bún bẩn" Sau thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) về bún nhiễm hóa chất Tinopal được đăng tải trên các phương tiện truyền thông; nhiều doanh nghiệp, sở ngành đã phản ứng lại kết quả kiểm tra của trung tâm này. Ngày 25/7, Sở Công Thương TP.HCM tổ...