TPHCM bỏ thu phí sử dụng đường bộ xe máy
UBND TP.HCM vừa có quyết định bãi bỏ quyết định 20 (năm 2015) UBND TP về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô ở TP.
Lý do được đưa ra là quyết định này không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trước đó Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ TP có văn bản đề nghị và Sở Tư pháp TP có ý kiến tại về bãi bỏ quyết định 20 nói trên.
Như vậy, với quyết định vừa được UBND TP ban hành, xe gắn máy ở TP.HCM đã chính thức được cởi bỏ phí sử dụng đường bộ.
Ngày 21-4-2015 UBND TP ban hành quyết định số 20 triển khai tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô ở TP.
Theo đó, đối tượng chịu phí được xác định là xe mô tô bao gồm xe mô tô hai bánh, xe gắn máy (gọi tắt là xe mô tô, không bao gồm xe máy điện) có đăng ký biển số xe tại TP.HCM hoặc xe đăng ký biển số xe tại địa phương khác nhưng hoạt động ở TP.HCM.
Mức thu phí được xác định như bảng bên dưới:
Số TT
Loại xe chịu phí
Mức thu
1
Loại xe có dung tích xy lanh đến 100 cm3
50
Video đang HOT
2
Loại xe có dung tích xy lanh từ trên 100 cm3 đến 175 cm3
100
3
Loại xe có dung tích xy lanh từ trên 175 cm3
150
Đơn vị tính: 1.000 đồng/xe/năm.
(Theo Tuổi Trẻ)
Sáng 18-6-2015, bên hành lang Quốc hội QH), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT Đinh La Thăng) và Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM, đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Cuộc trao đổi bên lề nghị trường xuất phát từ việc báo chí đặt câu hỏi với Bộ trưởng Đinh La Thăng về đề nghị của Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm liên quan tới việc bỏ phí xe máy. Bộ trưởng trả lời quyết định thu phí hay không thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, TP. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng cho hay qua lấy ý kiến của các tỉnh, TP đang triển khai việc thu phí, chỉ 2/27 tỉnh đề nghị bỏ thu phí xe máy là Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
Lúc này, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đang đứng bên hành lang QH trong giờ nghỉ đã có cuộc trao đổi với “tư lệnh” ngành giao thông về vấn đề đang được cử tri TP HCM quan tâm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì thu phí xe máy là phải căn cứ vào luật và nghị định hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, xin báo cáo chị Tâm (ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm) là thẩm quyền quyết định có thu phí xe máy hay không là thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, TP chứ không phải thuộc của Trung ương. TP HCM hoàn toàn có quyền quyết định không thu phí xe máy đúng thẩm quyền.
Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi nghĩ rằng khi mà nhà nước chúng ta đặt ra việc thu phí đối với đầu phương tiện xe mô tô khi sử dụng đường bộ có một ý tốt là để chúng ta có nguồn kinh phí để bảo trì các công trình phục vụ cho người dân và cũng muốn có sự chia sẻ của người dân.
Song tôi nghĩ rằng quy định này cần phải xem xét lại. Bởi vì hiện nay khi một chiếc xe mô tô đến với tay người dân sử dụng đã chịu nhiều loại thuế và lệ phí rồi. Bây giờ chịu thêm loại phí đường bộ nữa là không hợp lý. Còn Bộ trưởng Thăng nói rằng, HĐND tỉnh, TP có quyền quyết định để thu hay không thu loại phí này thì cần phải xem xét lại quy định. Cho nên có thể nói rằng việc thu này không phải là muốn hay không muốn đối với chính quyền địa phương mà buộc chính quyền địa phương phải thu. Xin Bộ trưởng xem lại vấn đề này.
Tôi nghĩ rằng, vấn đề thu phí đối với đường bộ là cũng có lý do của nó nhưng trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay là phải loại bỏ vấn đề này. Bởi như tôi đã nói là nó thiếu công bằng và rất là khó quản lý… Hơn nữa tôi đề nghị bỏ khoản thu phí này vì người dân đã đóng rất nhiều khoản phí rồi.
Nếu mình tiết kiệm chi ngân sách, điều hành ngân sách một cách hợp lý, nếu chúng ta thu đủ các khoản mà chúng ta cần phải thu phí, ví dụ như chúng ta thu các khoản tiền tham nhũng đã gây ra, hiện nay mới thu khoảng được 22% thôi, nếu ta thu đủ thì dư sức để chúng ta bù đắp vào những khoản mà người dân phải đóng một cách vô lý như vậy… Cho nên tôi rất mong Bộ trưởng quan tâm tới đề nghị của nhân dân TP HCM.
Cuộc chất vấn “lịch sử” bên hành lang Quốc hội của ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bộ trưởng Đinh La Thăng sáng 18-6
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi rất cảm ơn chị Tâm cũng đã hết sức thấu hiểu. Tôi toàn toàn chia sẻ với ý kiến của chị vừa nêu. Tôi xin khẳng định lại một lần nữa như thế này, tức là theo quy định của luật thì chúng ta phải thu phí xe máy nhưng trong luật, trong nghị định và thông tư hướng dẫn chỉ “quy định mức thu tối đa không quy định mức thu tối thiểu”. Điều đó có nghĩa là “HĐND cấp tỉnh, TP có quyền quyết định mức thu bằng 0″. Đối tượng thu cũng do HĐND cấp tỉnh, TP quyết định, đối tượng nghèo, đối tượng vùng sâu, vùng xa thì không phải thu phí.
Thứ ba nữa là về những tiền thu này dành để bảo trì cho đường địa phương bao gồm cả đường thôn, xóm, xã, huyện… chứ không phải là dùng để bảo trì đường quốc lộ. Còn chuyện địa phương để đường lầy lội là trách nhiệm của địa phương… Đó là trách nhiệm của địa phương, báo cáo với chị Tâm như vậy. Cho nên xin khẳng định lại với chị Tâm một lần nữa là luật đã cho phép HĐND TP có quyền quyết định mức thu phí đối với xe máy của toàn bộ TP HCM bằng 0 đồng.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa với Bộ trưởng không phải như vậy. Tôi lấy ví dụ như thế này, trong khung mà Bộ Tài chính hướng dẫn thì có quy định xe trên 100 cm3 – 175 cm3 thì mức thu tối thiểu là bao nhiêu, tối đa là bao nhiêu. Là có khung mức tối thiểu và tối thiểu là 100.000 đồng/xe.
Cho nên HĐND TPHCM mới quyết định mức thu tối thiểu là 100.000 đồng/xe, chúng tôi muốn hạ xuống nữa cũng không được bởi vì nó đã có khung chặn ở đó rồi. Chứ không phải như Bộ trưởng đặt vấn đề là 0 đồng. Không có cái chuyện 0 đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đó là quy định cũ. Quy định cũ là có mức thu tối thiểu, tối đa như chị nói là hoàn toàn đúng. Nhưng bây giờ đã có “quy định mới tức là chỉ quy định mức tối đa không quy định mức tối thiểu”. Tức là, đối với xe đến 175 cm3 là thu từ 0 đồng đến 100.000 đồng/xe. Mức trên 100 cm3 là từ 0 đồng đến 150.000 đồng/xe. Đó là thẩm quyền quyết định của HĐND.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa Bộ trưởng, khi HĐND TPHCM quyết định mức thu này thì đó là hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính. HĐND TP là đơn vị cuối cùng thực hiện quyết định này. Đó là văn bản mới nhất mà HĐND nhận được.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không, hướng dẫn này của Bộ Tài chính là có từ năm ngoái rồi.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Không, khi HĐND TP áp dụng thu, chúng tôi đã căn cứ tất cả các quy định của Bộ Tài chính để áp dụng một cách thấp nhất cho người dân TP.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Rất cảm ơn chị, chị rất vì người dân. Bây giờ báo cáo với chị là để thông thoáng cho địa phương thì chỉ quy định mức tối đa không quy định mức tối thiểu để cho các địa phương được toàn quyền quyết định. Có nghĩa là mức thu có thể bằng 0 đồng và đến mức tối đa như quy định. Sáng mai (19-6) tôi sẽ cầm sang tặng chị một bản quy định ấy.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Nếu có quy định mức tối thiểu bằng 0 đồng thì nhất định HĐND TP chúng tôi sẽ áp dụng quy định mức thu bằng 0 đồng.
Theo Lao Động
Hà Nội đề xuất dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy
Từ thực tế kết quả thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy rất thấp, liên ngành giao thông - tài chính Hà Nội thống nhất với chủ trương dừng thu loại phí này từ 1/1/2016.
Sở Giao thông Hà Nội vừa có báo cáo về việc thực hiện thu phí sử dụng đường bộ theo đẩu phương tiện đối với xe môtô. Theo đó, Hà Nội đã bắt đầu triển khai thu phí từ 1/1/2013 và thu về cho Quỹ Bảo trì đường bộ của thành phố 55 tỉ đồng (năm 2013); 36 tỉ đồng (năm 2014, đạt 13,28% kế hoạch); 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3,6 tỉ đồng (3% kế hoạch).
Hà Nội thống nhất chủ trương dừng thu phí đường bộ đối với xe máy từ 1/1/2016. Ảnh: Bá Đô.
Lãnh đạo ngành giao thông vận tải cho rằng, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô đạt thấp, do một số nguyên nhân: Công tác liệt kê số lượng môtô thực hoạt động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, biến động so với đăng ký; Việc triển khai công tác thu của một số quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng thu đạt tỷ lệ thấp; Chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp cố tình chây ỳ không đóng phí...
Bên cạnh đó, hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1 đến 3 lần số phí phải nộp. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về lực lượng kiểm tra, xử phạt, quản lý sử dụng tiền phạt và các vấn đề liên quan.
Từ thực tế trên, Sở Giao thông Hà Nội đưa ra đề xuất: "Thống nhất với chủ trương của Qũy Bảo trì đường bộ Trung ương và Bộ Giao thông cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô từ 1/1/2016 để các cơ quan Bộ Giao thông và Tài chính có phương án tổ chức thu hợp lý và thuận tiện hơn".
Võ Hải
Theo VNE
Từ 1/8: Trạm thu phí để xe ùn tắc sẽ bị phạt 70 triệu đồng Nếu đơn vị tổ chức thu phí đường bộ không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí sẽ bị phạt từ 50-70 triệu đồng. Đó là mức phạt được ghi rõ trong Nghị định 46-NĐ/CP của...