TPHCM bắt hơn 10 tấn đường lậu chuẩn bị tung ra thị trường
Chiều ngày 14/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT TPHCM phối hợp với Tổ công tác phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Bộ công an phát hiện, bắt giữ hơn 10 tấn đường nghi nhập lậu.
Đường lậu được đóng sẵn bao, chuẩn bị đưa ra thị trường
Lô hàng trên có nguồn gốc bất hợp pháp đang được nhân viên thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên BTFOOD (địa chỉ 1089/29/7 Đường Tỉnh lộ 43, khu phố 2, Phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) đóng gói để tung ra thị trường.
Cơ quan chức năng phát hiện hơn 10 tấn đường lậu nhập từ Thái Lan trị giá gần 64 triệu đồng mộ kho hàng tại Q.Thủ Đức
Theo cơ quan chức năng, khi tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH MTV BTFOOD do ông Lê Văn Biên làm chủ, ghi nhận tại kho của công ty đang lưu giữ 104 bao đường cát hiệu TSM (Thái Lan, loại 50 kg/bao), tổng số là 5.200 kg, trị giá hơn 63 triệu đồng. Trong kho còn có 440 bao đường (loại 50 kg/bao) nhưng không có thương hiệu hay xuất xứ. Tổng số đường không nguồn gốc này là 5.280 kg, trị giá gần 64 triệu đồng.
Ông Lê Văn Biên khai nhận, do giáp tết nên mua số lượng đường trên tung ra thị trường kiếm lời. Giá mua vào là 12.100 đồng/kg. Ông Biên xuất trình cho Tổ kiểm tra một số các giấy tờ liên quan tới công ty. Tuy nhiên, đối với trên 10 tấn đường trên, chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Đường lậu không có giấy tờ nguồn gốc, xuất xứ.
Video đang HOT
Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản tạm giữ số hàng hóa trên, đồng thời tiến hành niêm phong toàn bộ số đường vi phạm giao cho lực lượng QLTT TPHCM tạm giữ để làm căn cứ xử lý vi phạm.
UYÊN PHƯƠNG
Theo tienphong.vn
Sản xuất nước mắm từ hóa chất tẩy rửa: Không xử nghiêm sẽ nhờn luật
Một vụ việc gây chấn động dư luận khi Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công an, cơ quan chức năng hai tỉnh Vĩnh Long, An Giang kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 3 DN sản xuất nước mắm từ hóa chất tẩy rửa công nghiệp.
Tuy nhiên, dư luận không khỏi băn khoăn là mãi tới đầu tháng 1/2020, danh tính của 3 công ty này mới được công bố.
Người tiêu dùng mua nước mắm tại một cửa hàng trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
"Nước mắm bẩn" được sản xuất như thế nào?
Trên cơ sở thông tin và yêu cầu phối hợp của Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), ngày 6/5/2019, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh nước mắm. Theo đó, đoàn liên ngành đã phát hiện 3 DN có vi phạm gồm: Công ty TNHH MTV Điều Hương (ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang); Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (47 Trần Phú, Phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và Công ty TNHH Thực phẩm Tấn Phát (ấp Tân Đông, xã Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long).
Với công nghệ siêu rẻ như trên, rõ ràng nguồn gốc nguyên liệu sản xuất sản phẩm không đúng, hoàn toàn có thể coi là hàng giả. Tuy nhiên, nguy hại hơn hết là những sản phẩm này làm ảnh hưởng tới uy tín nước mắm truyền thống.
TS Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm
Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty TNHH MTV Điều Hương đã đưa khoảng 17.000 lít hỗn hợp gồm: Dịch bột ngọt Vedan, dịch nước tôm và Soda Ash Light (Na2CO3) - hóa chất công nghiệp cơ bản dùng trong ngành xà bông để trung hòa axít (khử chua). Sau đó, đun bằng hơi nước trong khoảng 40 - 50 giờ. Kết quả thu được là 800 lít dung dịch có nồng độ đạm đạt 25 - 350N và 700 lít muối kết tủa. Tương tự, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hòa Hiệp cũng được xác định dùng hóa chất Soda Ash Light (Na2CO3) 99,2% có nguồn gốc từ Trung Quốc để trung hòa axit trong nước bổi cá, tạo thành nước mắm bán thành phẩm (nước hoa cà)...
Cùng với việc sử dụng hóa chất công nghiệp trong tẩy rửa để sản xuất nước mắm, các công ty trên còn vi phạm một loạt điều kiện sản xuất, kinh doanh như: Hệ thống lưới chống côn trùng, động vật chưa đầy đủ; điều kiện vệ sinh chưa bảo đảm... Công ty TNHH MTV Điều Hương thậm chí chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất về an toàn thực phẩm.
Vì sao chưa xử lý hình sự?
Trên cơ sở kết luận thanh tra, Bộ NN&PTNT xác định cả 3 công ty kể trên đều có chung vi phạm: Sử dụng hóa chất Soda Ash Light (Na2CO3) thường được sử dụng trong tẩy rửa, dệt nhuộm... không có trong danh mục chỉ định dùng cho thực phẩm và sản xuất thực phẩm để sản xuất nước mắm bán thành phẩm (nước hoa cà). Theo đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã xử phạt 3 DN trên với số tiền 782 triệu đồng. Thanh tra Bộ cũng đã yêu cầu các công ty này dừng sản xuất, trả lại toàn bộ lượng Soda Ash Light đã nhập.
Mặc dù vậy, dư luận rất bức xúc vì vi phạm sản xuất nước mắm từ hóa chất công nghiệp đặc biệt nguy hiểm, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc các đơn vị chức năng, trực tiếp là Thanh tra Bộ NN&PTNT chỉ xử phạt vi phạm hành chính là còn nương nhẹ. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần xử lý hình sự các đơn vị có vi phạm để tạo sức răn đe.
Ngày 14/1, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT Nguyễn Văn Tiến cho biết, việc 3 DN sử dụng nguyên liệu là hóa chất công nghiệp soda Na2CO3 để sản xuất nước mắm là hành vi gian lận thương mại. Sau khi có kết luận xử phạt vi phạm đối với 3 công ty nêu trên, đơn vị đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an đề nghị xem xét, xử lý theo quy định. Trên cơ sở đề xuất của Thanh tra Bộ NN&PTNT, Bộ Công an đã yêu cầu lấy thêm mẫu phân tích để làm cơ sở xử lý. Tuy nhiên, kết quả mẫu do Thanh tra Bộ gửi đến Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, toàn bộ chất cấm, kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì...) trong nước mắm bán thành phẩm đều... không được phát hiện hoặc vẫn trong ngưỡng cho phép. Do đó, không đủ cơ sở để truy tố hình sự.
Được biết, ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, Thanh tra Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tái kiểm tra hoạt động và các sản phẩm đã niêm phong của các cơ sở này.
Soda có 2 loai: Loại dùng được trong thực phẩm (dùng làm bánh) có công thức là Na2HCO3, còn loại dùng làm chất tẩy rửa có công thức Na2CO3 (soda công nghiệp). Loại soda được sử dụng trong sản xuất nước mắm trên là Na2CO3, là hóa chất dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa (như xà phòng), dệt nhuộm. Na2CO3 dễ bị nhầm lẫn với Na2HCO3 (natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat) vốn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và có nhiều tên gọi khác bread soda, cooking soda. Trong khi đó, Na2CO3 là muối nhưng do tính ăn mòn cao nên chỉ dùng trong công nghiệp. Na2CO3 công nghiệp chứa rất nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội (Thanh Bình ghi)
Theo kinhtedothi.vn
Doanh nghiệp vận tải phải nghiên cứu Nghị định 100 để nhắc nhở lái xe Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải dành thời gian nghiên cứu Nghị định 100/2019/NĐ-CP để nhắc nhở các lái xe. Bến xe Bạc Liêu (phường 7, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu). Ảnh: Gia Minh Ngày 10/1, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch phục vụ Tết Nguyên...