TP.HCM: 6 tháng phát hiện 2.758 người nhiễm HIV
Trong 6 tháng đầu năm 2022, TP.HCM phát hiện 2.758 ca nhiễm HIV, trong đó có 996 người nhiễm có hộ khẩu TP, 1.762 người không có hộ khẩu TP; 92% là nam giới
Ngày 27.9, TP.HCM khởi động triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa (TelePrEP). Chương trình do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tổ chức, có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.
92% là nam giới
Phát biểu tại sự kiện, bác sĩ CK.2 Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về kết quả thực hiện mục tiêu 95 – 95 – 95 tính đến ngày 30.6.2022.
Đối với mục tiêu thứ nhất (95% tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình), TP đã đạt được 94%. Đối với mục tiêu thứ hai (95% tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV), TP đã đạt được 91%. Đối với mục tiêu thứ ba (95% tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, TP đã đạt được 99%.
Tập huấn triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa (TelePrEP) . HCDC
Theo hệ thống báo cáo ca bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, TP phát hiện 2.758 ca nhiễm HIV, trong đó có 996 người nhiễm có hộ khẩu TP, 1.762 người không có hộ khẩu TP. Trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 92% trong tổng số ca nhiễm; 73% ca nhiễm thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); 26% ca nhiễm có độ tuổi từ 22 tuổi trở xuống (trong độ tuổi sinh viên – học sinh), 62% ca nhiễm nằm trong độ tuổi từ 23-40 tuổi.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch HIV có xu hướng tập trung trên nhóm MSM, ngành y tế TP thực hiện truyền thông thay đổi hành vi; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS. Tư vấn xét nghiệm HIV. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cung ứng bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn. Điều trị ARV trong ngày; điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị hành vi về lệ thuộc các chất kích thích dạng Amphetamine. Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Điều trị dự phòng HIV từ xa
Nhưng theo bác sĩ Hưng, TP cần triển khai các giải pháp mới để phù hợp với tình hình mới, hướng đến việc hỗ trợ khách hàng nhóm nguy cơ cao tiếp cận dịch vụ thuận lợi, trong đó phải kể đến là việc thí điểm mô hình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa.
Tại TP.HCM, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được triển khai thí điểm đầu tiên vào tháng 3.2017 với sự tài trợ của PEPFAR thông qua Tổ chức USAID/PATH. Kết quả thí điểm đã cho thấy tính an toàn, hiệu quả, sự tiếp nhận và khả thi của việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV trên các nhóm MSM, chuyển giới và bạn tình bị nhiễm.
Tháng 4.2019, TP đã triển khai hoạt động điều trị PrEP tại 15 cơ sở y tế công và tư. Và đến cuối tháng 6.2022, TP đã mở rộng điều trị PrEP tại 33 cơ sở y tế công và tư.
Tính từ khi triển khai, chương trình đã điều trị lũy tích cho 23.587 khách hàng nguy cơ có kết quả xét nghiệm âm tính HIV vào điều trị PrEP, trong đó khách hàng là nhóm MSM chiếm 83%.
Hướng đến mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, TP.HCM tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm PrEP, phải được triển khai mạnh mẽ hơn, tăng số người được tiếp cận và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp.
Tuy nhiên, thời gian qua, do tác động của dịch Covid-19, nhiều bệnh nhân HIV nói chung và khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP nói riêng đã không tiếp cận được các cơ sở y tế để tiếp tục nhận dịch vụ. Đồng thời, vẫn còn tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử, không những với người nhiễm HIV, mà còn trên nhóm người sử dụng PrEP, nhóm đối tượng MSM và nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Điều này dẫn đến tình trạng nhóm này ngại đến trực tiếp các cơ sở y tế để nhận các dịch vụ liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV.
Do đó, việc điều trị PrEP từ xa là một trong những hoạt động giúp cho những người có nhu cầu thuận tiện tiếp cận dịch vụ mà vì nhiều lí do khác nhau họ chưa thể tiếp cận với phòng khám. Đồng thời, thành phố cũng nhận thấy mô hình này hoàn toàn phù hợp với các định hướng về Khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế cũng như chương trình chuyển đổi số của Quốc gia.
Với sự chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), từ 1.8.2022, TP.HCM đã lựa chọn 11/33 cơ sở đang cung cấp dịch vụ điều trị PrEP để triển khai thí điểm điều trị PrEP từ xa với 60 khách hàng đăng ký hoặc chuyển đổi sang hình thức TelePrEP. Chương trình sẽ kéo dài đến 30.4.2023.
Theo đó, khách hàng không cần tới trực tiếp phòng khám. Bác sĩ và khách hàng sử dụng thiết bị và công nghệ thông tin để thực hiện việc khám, tư vấn và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Việc cấp phát thuốc cho khách hàng sẽ thông qua một đơn vị vận chuyển, khách hàng sẽ không cần đến trực tiếp phòng khám để nhận thuốc.
Lãnh đạo Sở Y tế tin tưởng, với mô hình này, các phòng khám có thể mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ PrEP, đa dạng hóa các mô hình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), đảm bảo sự linh hoạt, thuận tiện, dễ tiếp cận, bảo mật thông tin, hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn diện. Dự phòng HIV kịp thời cho các nhóm đích như: Nam quan hệ tình dục với nam (MSM); vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV… góp phần giúp TP.HCM đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Mua dâm trong trường hợp nào thì bị xử phạt tù?
Hành vi mua dâm với người chưa đủ 18 tuổi hoặc mua dâm khi biết mình bị nhiễm HIV, cố tình truyền bệnh cho người bán dâm thì sẽ bị xử lý hình sự.
Mới đây, Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an đã triệt phá đường dây mua bán dâm hàng chục nghìn USD, do đối tượng Lê Hoàng Long (SN 1991, Hải Phòng) cầm đầu. Đây là đối tượng có nhiều quen biết trong giới showbiz, hot girl và tiến hành môi giới mại dâm cao cấp với giá lên tới 15.000 USD cho một lần "đi khách".
Vụ việc đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là về mức thu lời bất chính "khủng" của Lê Hoàng Long (khoảng 600 triệu đồng cho hai lượt môi giới mại dâm). Nhiều người đặt câu hỏi, pháp luật sẽ xử lý như thế nào với những người có hành vi mua bán dâm và môi giới mại dâm trong trường hợp này?
Đối tượng Lê Hoàng Long
Trao đổi với VOV.VN về vấn đề này, Tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (trưởng VP luật Chính pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, dưới góc độ pháp lý thì pháp luật Việt Nam không cho phép hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, văn hóa, đạo đức con người Việt Nam. Bởi vậy, người thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi cụ thể.
Luật sư Đặng Văn Cường thông tin: "Hiện nay mức chế tài đối với hành vi mua dâm và hành vi bán dâm là rất thấp. Việc xử phạt hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, hành vi mua dâm sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng, nếu là mua dâm từ hai người trở lên cùng một lúc thì phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, đồng thời người mua dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm. Đối với người bán dâm thì sẽ có mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Nếu bán dâm cho hai người trở lên cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng."
Tiến sĩ - luật sư Đăng Văn Cường, trưởng VP luật sư Chính pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội.
Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, có những trường hợp đặc biệt đối với người mua dâm sẽ bị xử lý hình sự (án phạt tù). Theo đó, Điều 22 Pháp lệnh phòng chống mại dâm quy định về xử lý đối với người mua dâm như sau: "Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.". "Mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.".
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu hành vi mua dâm với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc biết mình nhiễm HIV nhưng vẫn thực hiện hành vi mua dâm với mục đích cố ý lây truyền bệnh truyền nhiễm thì sẽ bị xử lý hình sự.
Pháp luật hiện nay cũng không có quy định là cho phép cơ quan chức năng công khai danh tính người mua dâm hay người bán dâm.
"Quá trình thảo luận lấy ý kiến tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh phòng chống mại dâm, rất nhiều ý kiến đưa ra là việc phòng chống mại dâm thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả, để tăng cường biện pháp mạnh mẽ hơn nữa thì cần bổ sung biện pháp hành chính là thông báo về chính quyền địa phương, công khai danh tính của người mua dâm, bán dâm. Tuy nhiên, biện pháp này không được dư luận ủng hộ, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, làm như vậy là ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân và gia đình họ, có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời sống của những người mua dâm, bán dâm. Nên đề xuất này chưa được cơ quan có thẩm quyền thông qua." - Luật sư Đặng Văn Cường cho biết./.
Nghiên cứu cho thấy HIV làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào Virus HIV sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch người nhiễm. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nghiên cứu mới đây còn phát hiện HIV có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Trong nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí iScience, các nhà khoa...