TPCN: Công dụng thực ra sao?
Hiện nay, người dân đã quen với khái niệm thực phẩm chức năng nhưng để dùng đúng và hiểu đúng thì không phải ai cũng biết.
Bị bệnh tiểu đường hai năm nay bà Phạm Thị D (57 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghe đài, báo quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị bệnh nên bà H mua vài loại về uống kèm thuốc với hy vọng khỏi bệnh nhưng càng uống, bệnh của bà càng nặng hơn.
Dược sĩ Nguyễn Hồng Ánh, chủ cửa hàng thuốc tại HN cho biết, có rất nhiều bệnh nhân đến cửa hàng xin tư vấn cách sử dụng thực phẩm chức năng vì không biết công dụng thực của nó ra sao. Dù các chuyên gia đã cảnh báo không phải ai cũng dùng được thực phẩm chức năng nhưng nhiều người vẫn mặc “kệ”, nghe lời đồn thổi rồi tự mua về sử dụng để rồi “tiền mất, tật mang”.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chị Lê Thị H ở Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Tôi xem quảng cáo và bị thuyết phục bởi thực phẩm chức năng giúp làm đẹp da, tóc, trị hết nám. Tôi dành tiền và dùng sản phẩm này gần 8 tháng nhưng không thấy có dấu hiệu khá lên. Và cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết công dụng thực của thực phẩm này”.
Trên thực tế, nhiều người sử dụng thực phẩm chức năng vẫn không biết công dụng thực của nó. Qua kết quả điều tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, tại Hà Nội, cứ 100 người lớn thì có 56 người sử dụng thực phẩm chức năng còn ở TPHCM, 100 người lớn thì có 48 người sử dụng. Trong đó một nửa số người sử dụng thực phẩm chức năng còn thiếu thông tin và thiếu hiểu biết về công dụng thực của nó. Hơn nữa, nhiều người còn nhầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.
Nói về công dụng thực của thực phẩm chức năng, Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng, ông Nguyễn Xuân Hoàng, cho biết, xét về mặt khoa học thì thực phẩm chức năng là an toàn bởi đây là hoạt chất tự nhiên nên tính an toàn được đặt lên hàng đầu, còn thuốc thì tính hiệu quả được đặt lên. “Vì an toàn nên ai cũng sử dụng được thực phẩm chức năng, từ người già đến người trẻ, từ người có bệnh hay không có bệnh. Tại một số bệnh viện, nếu bệnh nhân có nhu cầu hay muốn tăng hiệu quả quá trình điều trị thì bác sỹ có thể tư vấn thêm một số thực phẩm chức năng”. Ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng, thực phẩm chức năng là hoạt chất tự nhiên nên tính an toàn được đặt lên hàng đầu
Nhiều người tin rằng, thực phẩm chức năng là an toàn nên mua về dùng một cách tùy tiện sau đó bị dị ứng, lở loét toàn thân. Đơn cử như trường hợp của bà Nguyễn Thị H. ở Hà Nội, bị bệnh cao huyết áp, nghe lời mách bảo bà mua thực phẩm chức năng về uống bổ sung. Được vài ngày thì bà H phải vào Trung tâm Dị ứng, Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Lý giải điều này, ông Hoàng khẳng định, ngay cả những loại thực phẩm bình thường như tôm cua, ốc, ếch… cũng có một tỷ lệ rất nhỏ khiến con người bị dị ứng khi sử dụng. Sở dĩ bệnh nhân này bị dị ứng vì đây cũng là một loại thực phẩm nên cũng có thể gây ra dị ứng như những loại thực phẩm khác. Hơn nữa, người bệnh lại mua và sử dụng thực phẩm chức năng một cách tùy tiện nên bị dị ứng là điều dễ hiểu.
Đồng quan điểm với ông Hoàng, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, đối với thực phẩm chức năng, nếu người dùng chưa đúng, hiểu chưa đúng thì cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia. Các cụ có “câu cơm ba bát, thuốc ba thang” tức là phải hướng dẫn người bệnh. Vì vậy sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn về công dụng thực của thực phẩm chức năng là quan trọng.
Các chuyên gia khẳng định, mặt tốt của thực phẩm chức năng cũng cần được thừa nhận nhưng không nên cho đó là sản phẩm chữa bách bệnh vì dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Hơn nữa, một số người lạm dụng thực phẩm chức năng sẽ có tác động xấu đến sức khỏe. Trên thực tế, một số loại thực phẩm chức năng tốt, không bị làm giả dùng quá liều đã là không tốt, nếu không may sử dụng phải những loại làm nhái thì càng nguy hại hơn. Và điều quan trọng là người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm chức năng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Thu Trịnh Khampha
Hoa khế sắc rễ cây canh châu chữa lên sởi
Cây khế được trồng phổ biến ở nước ta. Cây khế là cây thân gỗ được trồng trong vườn nhà mỗi gia đình vừa để bóng mát, vừa để thu hoạch hoa và quả để làm thuốc chữa nhiều bệnh.
- Chữa đậu, sởi: Hoa khế 16g, rễ cây canh châu 16g thái nhỏ, sao vàng sắc uống làm hai lần trong ngày.
- Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế 12g, tẩm nước gừng, sao sắc uống.
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế: Cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng lấy 20g phối hợp với vỏ rễ, châu chấu 12g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa viêm họng, viêm amidan, ho lâu ngày, phối hợp với vỏ quýt lâu năm để chữa ho gà.
- Lá khế: Lấy 20g rửa sạch, nấu nước uống ngày 2 lần, mỗi lần nửa bát con, chữa ho suyễn ở trẻ em.
Lá khế tươi 20g giã với lá chanh 10g, thêm nước gạn uống, chữa cảm nắng. Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ, mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, dùng tươi, giã nát hoà với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Trong thời gian có dịch sốt xuất huyết, hằng ngày uống nước sắc lá khế 16g, lá dâu 12g, lá tre 12g, sắn dây 12g, mã đề 8g, sinh địa 8g có tác dụng phòng bệnh.
- Quả khế: Dùng riêng, nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin C khá cao cho cơ thể chống bệnh viêm loét chân răng (scorbut) và chữa ngộ độc.
- Hoa khế: Được dùng với tác dụng thanh nhiệt sát khuẩn, giảm ho.
- Dùng phối hợp: 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng, đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn để chữa tiểu tiện không thông. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em lấy quả khế 10g, lá dây đòn gánh 10g, lá ngải cứu 8g, lá nhọ nồi 8g, rễ táo rừng 6g phơi khô sao vàng sắc uống.
Theo SKDS
Các mẹ nên dùng hồng xiêm để trị táo bón nhé! Miền Bắc gọi là hồm, bà con miền Nam gọi là sa-pô-chê. Quả hồm khi xanha tanin (nhưng khi chín thì không còn), 2-3% dầu acid cyanhydric. Hạa nhựa dầu vỏa 20% dầu béo 1% saponin 0,08% đắng sapotinin. Ngưi cao tuổi, trẻ em, ngưi yếu mệ mi ốm dậy ăn đều tố. Ngoài giá dinh dưỡng, hồm còn được dùng làm thuốc...