TPBank đặt chỉ tiêu nào cho năm 2020?
Trước ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù Ngân hàng TMCP Tiên phong ( TPBank) vẫn báo con số lợi nhuận lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, cùng với lo ngại tỷ lệ thu nhập lãi thuận (NIM) mỏng hơn năm trước.
TPBank vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2020 cao hơn năm trước.
Nợ xấu xu hướng tăng
Báo cáo tài chính quý I/2020 của TPBank cho thấy, các mảng kinh doanh, tín dụng vẫn đóng vai trò chính khi mang về khoản thu nhập lãi thuần 1.727 tỷ đồng, tăng tới 34,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, TPBank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.009 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của ngân hàng được nâng lên mức 176.600 tỷ đồng, tăng tới 7,4% so với đầu năm.
Tuy nhiên, đi sâu vào các chỉ số tài chính khác thì thấy, một số mảng kinh doanh ghi nhận sự sụt giảm trong kỳ như: Lãi thuần hoạt động dịch vụ giảm 27,6%; lãi thuần chứng khoán đầu tư giảm 18,7%; hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 83 tỷ đồng so với mức lỗ gần 14 tỷ đồng cùng kỳ năm trước… Cùng với đó, chi phí hoạt động của ngân hàng này đã tăng 22% so với cùng kỳ. Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 2,1 lần, lên gần 324 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất, về chất lượng tín dụng, tính đến 31/3, TPBank đang có hơn 1.880 tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng này tăng từ mức 1,29% hồi đầu năm lên 1,87% trong quý I. Không những thế, nếu tính từ con số tỷ lệ 1,09% năm 2018, thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank đã cho thấy xu hướng gia tăng rõ rệt.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, với tác động của dịch Covid-19, nợ chắc chắc chắn có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, trong quý I/2020, nhiều khoản nợ xấu tồn đọng từ năm trước chưa được xử lý, hoạt động thu hồi nợ bị đình đốn nên cộng thêm với việc phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nên nợ xấu tăng lên. Ông Hưng cho biết, ngân hàng sẽ kiểm soát dưới 2,5%, và cố gắng đưa về mức dưới 2% tổng dư nợ. Bởi nợ xấu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến cả thu nhập và lợi nhuận ngân hàng do phải trích lập dự phòng rủi ro, nhất là trong bối cảnh các khách hàng cũng gặp khó khăn nên khó thu hồi nợ hơn trước đây.
Lợi nhuận phải chia sẻ
Bức tranh kinh doanh năm 2019 dù còn những mảng màu chưa sáng, nhưng khi so với các ngân hàng thương mại trong nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì TPBank vẫn ở mức khá, vẫn tăng trưởng dương, trong khi nhiều ngân hàng đã tăng trưởng âm. Chính vì có động lực này, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, TPBank tiếp tục đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn trong năm 2020.
Theo đó, TPBank đặt mục tiêu dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng 15%, ở mức 117.181 tỷ đồng; kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 2,5%; tổng tài sản tăng trưởng 9% lên trên 180.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, TPBank đặt kế hoạch lãi trước thuế 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019. ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đạt 22,31%, thấp hơn mức 26,11% của năm 2019. Lãnh đạo TPBank cho biết, kế hoạch này được xây dựng đã có dự tính đến ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt trong năm nay, TPBank là một trong ba ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng cao nhất hệ thống.
Như vậy, các kế hoạch mà ban lãnh đạo TPBank đặt ra trong năm 2020 đều có sự tăng trưởng so với năm 2019. Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 còn những diễn biến khó lường thì vẫn chưa thể có những khẳng định chắc chắn về khả năng đạt kế hoạch hay không, nhất là khi toàn ngành ngân hàng đã có một “khởi đầu” trong quý I đầy gian nan. Theo đó, các ngân hàng đều đã hưởng ứng lời kêu gọi giảm lãi suất cho vay, chấp nhận chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Phía TPBank cũng đã triển khai các chương trình ưu đãi, với lãi suất giảm từ 1,5-2,5% so với lãi suất hiện hành, thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn phí toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền tại quầy và trên các kênh online…
Ông Nguyễn Hưng cho biết, với các chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo ước tính của TPBank, trong năm nay, tổng thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khoảng 1.000 tỷ đồng. Hơn nữa, năm nay, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) sẽ mỏng hơn năm trước, một phần bởi ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng, nhưng lãi suất huy động chưa giảm ngay được, nên ngân hàng chấp nhận giảm NIM để đẩy vốn ra. “Trước đây, NIM của ngân hàng trong khoảng 3-4%, năm nay giảm 0,5-1% so với trước đó. Như vậy, toàn bộ danh mục tài chính của ngân hàng sẽ giảm theo do NIM thấp đi”, ông Hưng nhận định.
Không những thế, khi đại dịch diễn ra, thị trường cổ phiếu cũng chao đảo, khiến thị giá nhiều loại cổ phiếu giảm mạnh. Cổ phiếu TPB của TPBank cũng cùng chung số phận, tính đến đầu tháng 5/2020, thị giá cổ phiếu này đã có lúc giảm sâu tới hơn 17%, nhưng hiện tại đã về được vùng giá ổn định ban đầu.
Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của TPBank đạt 809 tỷ đồng, tăng trưởng 19%
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 vừa công bố của TPBank (TPB - sàn HOSE) cho biết, lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng đạt tương ứng 1.009 tỷ đồng và 809 tỷ đồng, tăng 18% và 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của TPBank chỉ tăng 7% so với đầu năm, lên mức 176,632 tỷ đồng, nguyên nhân do các khoản phải thu giảm 33%, tài sản có khác giảm 22%.
Cho vay khách hàng của TPBank tăng nhẹ 5% so với đầu năm, đạt 100,509 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng giảm 3%, xuống còn 89,687 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần của Ngân hàng đạt gần 1,728 tỷ đồng, tăng 35%, tuy nhiên, lãi từ hoạt động dịch vụ lại giảm đến 28% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 157 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác gấp 14 lần cùng kỳ, đạt gần 306 tỷ đồng do tăng thu từ hoạt động kinh doanh khác.
Tuy nhiên, kinh doanh ngoại hối lại tăng lỗ lên mức 83 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 14 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 19% so với cùng kỳ, chỉ còn 323 tỷ đồng. Tại ngày 31/03/2020, TPBank ghi nhận 44.7 tỷ đồng chứng khoán nợ do DATC phát hành.
Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tăng 22% so với cùng kỳ lên mức gần 1.096 tỷ đồng. Cụ thể, chi phí cho nhân viên của Ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ (670 tỷ đồng), chi về tài sản tăng 53% (153 tỷ đồng). Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của TPBank gấp đôi cùng kỳ năm trước, lên mức 324 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng 53% so với đầu năm, lên mức 1,884 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 61%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 64% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 36%. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,28% lên 1,87%.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 21/4, cổ phiếu TPB giảm khá sâu 6% xuống mức giá 17.200 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 156.000 đơn vị.
Nhuệ Mẫn
Ngân hàng lãi lớn từ dịch vụ bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm (bancassurance) năm 2019 được ghi nhận mang lại lợi nhuận lớn cho hoạt động dịch vụ của nhiều ngân hàng. Cụ thể, tại TPBank, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong năm 2019 đạt hơn 570 tỉ đồng chiếm tới hơn 50% tổng lãi thuần mảng dịch vụ và tăng 55% so với cùng kỳ. Đây...