TPBank “bơm” 600 tỷ đồng cho FPT City Đà Nẵng

Theo dõi VGT trên

Đây là số trái phiếu đợt 1 trong tổng số 1.200 tỷ đồng trái phiếu mà CTCP Đô thị FPT Đà Nẵng (FPT City Đà Nẵng) muốn phát hành.

TPBank bơm 600 tỷ đồng cho FPT City Đà Nẵng - Hình 1

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo dữ liệu của VietTimes, ngày 6/4/2020, CTCP Đô thị FPT Đà Nẵng (FPT City Đà Nẵng) đã phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 42 tháng, theo hình thức riêng lẻ.

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm, có lãi suất kết hợp giữa lãi suất cổ định và lãi suất thả nổi, không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Đối với 2 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất của lô trái phiếu là 11%/năm. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất sẽ bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 4%/năm.

Thương vụ được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Đáng chú ý, TPBank cũng chính là nhà đầu tư đã mua vào toàn bộ số trái phiếu mà FPT City Đà Nẵng đã phát hành.

Để bảo đảm cho lô trái phiếu, FPT City Đà Nẵng đã dùng quyền sử dụng đất tương ứng với 14 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của dự án với tổng diện tích 233.928,1 m2 tại Khu đô thị công nghệ FPT, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, FPT City Đà Nẵng còn bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) tại các thửa đất với tổng diện tích 129.755,8 m2 tại dự án Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Được biết, Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng có diện tích hơn 181 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như: Phân viện Đại học FPT, Khu làm việc cho khoảng 10.000 kỹ sư phần mềm, khu nhà ở cho các kỹ sư chuyên gia CNTT.

Đây cũng là dự án nằm trong 16 dự án trọng điểm được UBND Tp. Đà Nẵng phê duyệt để ưu tiên đàm phán và xúc tiến đầu tư nước ngoài trong năm 2019.

Video đang HOT

TPBank bơm 600 tỷ đồng cho FPT City Đà Nẵng - Hình 2

Phối cảnh Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng (Nguồn: Internet)

Liên quan tới dự án này, tháng 7/2019, FPT City Đà Nẵng đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với một nhà thầu lớn trong nước. Theo đó, nhà thầu này sẽ trở thành tổng thầu thiết kế thi công xây dựng công trình tòa nhà chung cư FPT Plaza với quy mô 1 tầng hầm và 15 tầng nổi khoảng 600 căn hộ nằm trong dự án Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng.

Ở một chi tiết khác đáng chú ý, trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán, CTCP FPT (Mã CK: FPT) chỉ ghi nhận 6 công ty con và 4 công ty liên kết nhưng không bao gồm FPT City Đà Nẵng.

Trên thực tế, FPT từng sở hữu tới 94,9% vốn điều lệ của FPT City Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2011, FPT đã góp được 220 tỷ đồng vào doanh nghiệp này.

Ngoài ra, FPT còn là cổ đông lớn tại TPBank – trái chủ của lô trái phiếu mà FPT City Đà Nẵng đã phát hành./.

Vì sao Âu - Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài

Giới chuyên gia khẳng định Trung Quốc có thể lợi dụng đại dịch Covid-19 để thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài và đây là mối đe dọa an ninh với phương Tây.

Theo Financial Times, chính phủ nhiều quốc gia từ Mỹ, Ấn Độ cho đến Australia cảnh báo nguy cơ các ngành công nghiệp trọng yếu rơi vào tay Trung Quốc khi cổ phiếu của hàng loạt công ty lớn lao dốc nghiêm trọng trong dịch Covid-19.

Việc giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực nhạy cảm dẫn tới nguy cơ chúng bị Trung Quốc thâu tóm. Một số nước đề ra những biện pháp bảo hộ mới, bao gồm siết chặt đánh giá đầu tư nước ngoài, thậm chí chính phủ cân nhắc mua cổ phần của những công ty chiến lược.

Tháng trước, bà Margrethe Vestager, Cao ủy phụ trách cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), tuyên bố các quốc gia khu vực cần cân nhắc mua cổ phần tại các công ty để tránh nguy cơ chúng bị Trung Quốc thâu tóm.

Trên Foreign Policy, chuyên gia Elisabeth Braw thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh nhận định hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ mở cuộc "săn lùng" các công ty gặp khó trong dịch Covid-19 và đây là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với phương Tây.

Vì sao Âu - Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài - Hình 1
Cao ủy phụ trách cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi chính phủ các nước khu vực mua cổ phần những công ty quan trọng để tránh nguy cơ chúng bị Trung Quốc thâu tóm. Ảnh: Reuters.

Chiến dịch thâu tóm ồ ạt

Chuyên gia Braw cho biết năm 2017, một công ty con của China Reform - hãng đầu tư thuộc chính phủ Trung Quốc - mua lại hãng công nghệ Anh Imagination hồi năm 2017. Khi đó, chính phủ Anh không can thiệp. Đầu tháng 4, China Reform đòi chỉ định 4 giám đốc trong hội đồng quản trị Imagination.

Điều đó đồng nghĩa với việc China Reform trực tiếp nắm quyền kiểm soát Imagination. Các nghị sĩ Quốc hội Anh phản ứng quyết liệt, buộc China Reform phải từ bỏ kế hoạch này.

Tại châu Âu và Bắc Mỹ, hàng loạt công ty kinh doanh trong những lĩnh vực trọng yếu như công nghệ sinh học và điện tử không có nguồn vốn dồi dào như Imagination. Và nhóm doanh nghiệp này tê liệt trong dịch Covid-19. Một khảo sát với 10.000 công ty Nhật Bản cho thấy 63% thừa nhận dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh năm nay.

Imagination là một phần trong chiến dịch thâu tóm ồ ạt tại Bắc Mỹ và châu Âu của Trung Quốc trong vài năm qua. Năm 2019, các tổ chức Trung Quốc đầu tư gần 13 tỷ USD vào các nước EU, chủ yếu là trong những hợp đồng sáp nhập. Năm 2018, phía Trung Quốc đổ 25 tỷ USD vào Mỹ.

Theo chuyên gia Braw, sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh giúp các công ty Trung Quốc dễ dàng thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, trong các giai đoạn như năm 2003, 2006 và khủng hoảng tài chính 2008-2009, các tổ chức Trung Quốc cũng từng mua lại nhiều doanh nghiệp suy yếu ở phương Tây.

Vì sao Âu - Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài - Hình 2
Các nghị sĩ Quốc hội Anh ngăn chặn tổ chức đầu tư China Reform thuộc nhà nước Trung Quốc nắm quyền kiểm soát hoàn toàn hãng công nghệ Imagination. Ảnh: Financial Times.

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc chủ yếu tập trung mua lại những công ty công nghệ và nghiên cứu kỹ thuật cao. Đây là một phần trong chiến lược "Made in China 2025", theo đó Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc công nghệ, sản xuất và robot. "Trung Quốc muốn nhảy vọt và bỏ lại các đối thủ nước ngoài ở phía sau", chuyên gia Max Zenglein và Anna Holzmann thuộc Viện Mercator (Đức) nhận xét.

Mua các công ty phương Tây là một phần quan trọng trong chiến lược đó. Báo cáo năm 2019 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển cho thấy phía Trung Quốc đã tăng tốc mua các công ty Thụy Điển từ năm 2014. Hơn 50% thương vụ sáp nhập nằm trong phạm vi ưu tiên của chiến lược "Made in China 2025".

Chuyên gia Braw cho biết Bắc Âu - quê nhà của vô số công ty công nghệ quy mô nhỏ - hiện là mục tiêu đầu tư số một của Trung Quốc tại châu Âu. Một báo cáo khác của Viện Mercator cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển - đặc biệt trong những lĩnh vực nhạy cảm - với đối tác phương Tây.

Không thể chần chừ

Chính phủ Mỹ đã siết chặt kiểm soát đầu tư từ Trung Quốc vì lo ngại nguy cơ an ninh quốc gia. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hiện đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra các thương vụ sáp nhập có tính nhạy cảm về an ninh quốc gia.

EU không có một cơ quan như CFIUS, nhưng hồi đầu tháng Đức ra luật buộc cơ quan quản lý giám sát chặt các khoản đầu tư có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Chính phủ Anh kiểm tra nghiêm ngặt các thương vụ sáp nhập trong những lĩnh vực như quân sự, điện toán, công nghệ lượng tử...

Chuyên gia Braw cho biết vấn đề là nhiều công ty công nghệ cao ở phương Tây không hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Chúng chỉ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ quan trọng với nền kinh tế. Ví dụ, các hãng sản xuất máy thở Mỹ và châu Âu đang đóng vai trò cực lớn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Nhiều nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong dịch, và hoàn toàn có thể bị một tổ chức Trung Quốc hỏi mua. Trong tình huống đó, khó có khả năng hội đồng quản trị công ty nói không với lợi nhuận. Theo Bloomberg, một số ngân hàng Trung Quốc thông báo nhiều tổ chức nước này đang vay tiền để mua lại công ty châu Âu.

Nhiều quốc gia phương Tây đã thông qua gói cứu trợ để bảo vệ doanh nghiệp. Tuy nhiên chừng đó là chưa đủ. Không phải ngẫu nhiên mà Cao ủy cạnh tranh Margrethe Vestager đề xuất các nước EU mua cổ phần một số công ty trọng yếu nhằm ngăn chặn mối đe dọa thâu tóm từ Trung Quốc.

Vì sao Âu - Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài - Hình 3
Trung Quốc có thể phục hồi nhanh hơn sau dịch Covid-19, do đó có ưu thế để theo đuổi các thương vụ đầu tư chiến lược ở nước ngoài. Ảnh: SCMP.

"Chính phủ Anh cần giám sát chặt, không chỉ với các công ty lớn mà cả những doanh nghiệp nhỏ", bà Ruth Smeeth, thành viên Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Anh khẳng định.

Trong khi đó, doanh nhân Sven-Christer Nilsson, cựu CEO Ericsson - tập đoàn viễn thông khổng lồ của Thụy Điển - cho rằng EU cần sớm thành lập một cơ quan giống CFIUS. Các nước thành viên EU cũng nên thiết lập cơ chế giám sát tương tự.

"Nếu chần chừ, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh phía Trung Quốc chèo kéo các công ty châu Âu với những thỏa thuận không thể từ chối", ông Nilsson cảnh báo. Bà Smeeth cũng cho rằng dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi lớn trong môi trường an ninh châu Âu, do đó chính sách quản lý mua bán và sáp nhập của EU cũng cần thay đổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Bức ảnh xóa bỏ mối thâm thù 6 năm đang gây tranh cãi khắp thế giới
10:33:35 20/11/2024
Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 20/11/2024
08:40:17 20/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và cựu Thứ trưởng Bộ Công thương cùng hầu tòa

Pháp luật

14:17:11 20/11/2024
Cấp phép, cấp tín dụng, bao che sai phạm cho Xuyên Việt Oil, cựu Bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, Lê Đức Thọ và cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, cùng 13 bị cáo đồng phạm phải hầu tòa.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

Thế giới

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Đình Toàn nói lý do ở lại Idecaf, phủ nhận chuyện muốn thay thế Thành Lộc

Sao việt

14:07:00 20/11/2024
Đình Toàn biết ơn bản thân vì đã lựa chọn ở Idecaf đến ngày hôm nay. Nghệ sĩ có hơn 20 năm gắn bó với sân khấu kịch này.

Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"

Sao châu á

14:02:49 20/11/2024
Trong cuộc bình chọn do cổng thông tin cộng đồng DC Inside (Hàn Quốc) tổ chức, Song Joong Ki lọt top 3 ngôi sao sống hạnh phúc hơn sau ly hôn. Song Hye Kyo, vợ cũ của Song Joong Ki, đứng thứ 4.

Quang Linh Vlogs gây sốt khi đến ủng hộ Thùy Tiên, khóc lúc xem phim

Hậu trường phim

13:59:46 20/11/2024
Quang Linh Vlogs thu hút sự chú ý của khán giả khi xuất hiện ở buổi ra mắt phim Linh miêu: Quỷ nhập tràng để ủng hộ Hoa hậu Thùy Tiên với vai diễn đầu tay.

Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ

Netizen

13:59:27 20/11/2024
Cùng với sự trở lại của Lý Tử Thất, những câu chuyện và hình ảnh của cô trong quá khứ cũng được cư dân mạng quan tâm. Mới đây, một vài khoảnh khắc của nữ YouTuber từ 10 năm trước đã lan truyền rộng rãi trên MXH.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

Tin nổi bật

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.