TPBank báo lãi trước thuế hơn 1.600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng gấp đôi cùng kỳ 2017
Kết thúc tháng 9/2018, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.613 tỷ đồng – tăng gấp đôi cùng kỳ, hệ số an toàn vốn CAR đạt trên 11%.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa thông báo về kết quả hoạt động kinh doanh 3 quý đầu năm 2018.
Tính đến hết 30/9/2018, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kì năm 2017. Đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao.
Đại diện ngân hàng cho biết, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 440 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2017. Dư nợ cho vay đạt hơn 80 nghin tỷ đồng; huy động vốn đạt hơn 113 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy gia tăng về doanh thu, TPBank tiếp tục áp dụng và triển khai các giải pháp ưu việt về ngân hàng số, các chương trình thu hút khách hàng cũng như các hình thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, giúp giảm chi phí vận hành cho ngân hàng.
Nhờ những biện pháp tối ưu đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2017, từ 807 tỷ đồng lên 1.613 tỷ đồng. Với lợi nhuận hiện tại, TPBank đã hoàn thành xấp xỉ 75% mục tiêu kế hoạch của cả năm. Cũng theo đà của kết quả kinh doanh này, đại diện TPBank tin tưởng năm nay nhà băng sẽ hoàn thành mục tiêu đại hội đồng cổ đông đề ra đầu năm là 2.200 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận khả quan giúp TPBank trở thành một trong những doanh nghiệp nộp thuế cao cho ngân sách nhà nước. Năm 2017, tổng số thuế TPBank đã đóng đạt 260 tỷ đồng. Mới đây, TPBank cũng vinh dự nhận được bằng khen của Bộ Tài chính nhờ việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2017.
Video đang HOT
Phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME tiếp tục là những trụ cột đóng góp phần lớn vào doanh thu của ngân hàng trong năm 2018. Cùng với đó, nhà băng cũng thường xuyên nâng cấp và cho ra mắt những sản phẩm, cập nhật các tính năng cho cho mục tiêu ngân hàng số của mình.
Cụ thể, sau gần 1,5 năm triển khai mô hình ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank, đến nay, TPBank đã có trên 80 LiveBank trên toàn quốc, phục vụ gần 1 triệu lượt khách hàng giao dịch.
Khách hàng cũng có thể thanh toán bằng ứng dụng QuickPay với công nghệ QR code của nhà băng tại hơn 50 nghìn cửa hàng trên toàn quốc, ứng dụng này tương thích với chuẩn quốc tế của các tổ chức thẻ và thanh toán phổ biến trên thế giới, đồng thời cũng liên thông được với các ngân hàng thông qua VNPay QR. Số lượng người sử dụng QuickPay hiện đang gia tăng nhanh chóng.
Không chỉ vậy, TPBank cũng luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với việc tăng cường quản trị rủi ro, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II sẽ có hiệu lực sắp tới. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động của Ngân hàng luôn tuân thủ theo quy định của NHNN và cam kết với các Tổ chức quốc tế như IFC, ADB… Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt ở mức trên dưới 1%. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của TPBank cho thấy ngân hàng đang có sự tăng trưởng đột phá, đúng định hướng chiến lược đã đề ra.
Tháng 8 vừa qua, TPBank đã được Tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s nâng mức xếp hạng lên B1 với triển vọng ổn định, sánh ngang với các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác tại Việt Nam.
A.D
Theo Nhịp sống kinh t
Điều gì khiến nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận bỏ giá 30.000 đồng/cổ phiếu để gom 5% vốn TPBank?
Hồi tháng 8 năm ngoái IFC mua 5% vốn của TPBank với giá trị hơn 400 tỷ đồng, nhưng đến nay PYN Elite Fund lại chấp nhận chi tới hơn 880 tỷ để trở thành cổ đông lớn sở hữu tỷ lệ vốn tương đương với IFC.
Chiều muộn ngày 7/12, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) công bố quỹ đầu tư PYN Elite Fund của Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này với lượng cổ phiếu sở hữu 4,99% vốn của TPBank.
Trị giá của thương vụ góp vốn là 40 triệu USD, tương đương khoảng 880 tỷ đồng. Như vậy, theo tính toán của chúng tôi, mức giá chuyển nhượng cổ phiếu này rơi vào khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, hồi tháng 8/2016, TPBank cũng có một đối tác khác là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chi 18,3 triệu USD tức khoảng 403 tỷ đồng để sở hữu 4,999% vốn của TPBank thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi.
Hai thương vụ với tỷ lệ sở hữu tương đương nhau nhưng giá trị vô cùng khác biệt, trong đó PYN đưa ra giá cao hơn gấp đôi so với IFC. Nhiều người ắt hẳn sẽ đặt câu hỏi, vậy phải chăng IFC mua được rẻ hay là PYN đã mua dính giá đắt? Để trả lời chính xác câu hỏi này có lẽ không đơn giản, nhưng thị trường có thể tự đánh giá và đưa ra câu trả lời phần nào nếu nhìn vào tình hình hoạt động của TPBank thời gian gần đây.
TPBank tiền thân là ngân hàng TienPhongBank - 1 trong 9 ngân hàng yếu kém bị phát hiện vào năm 2011 và thuộc diện buộc phải xử lý do đã bị âm vốn. Đầu năm 2012, Tập đoàn DOJI do ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, làm đại diện và ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana Việt Nam (em trai ông Phú) cùng với các cổ đông tiềm năng khác quyết định bỏ vốn vào tái cơ cấu và nắm giữ 20% tổng số cổ phần của ngân hàng này.
Sau khi bơm vốn, ông Đỗ Minh Phú vào làm chủ tịch của TienPhongBank và ông Tú làm phó chủ tịch HĐQT. Ban đầu, thị trường rất lo ngại bởi anh em nhà ông Phú là người kinh doanh vàng và hàng tiêu dùng vốn có vị thế vững trên thị trường bỗng chốc lại nhảy sang một lĩnh vực hoàn toàn mới lại vô cùng rủi ro là ngân hàng, hơn thế nữa lại là ngân hàng yếu kém thì dù cho nhóm DOJI có mua được cổ phiếu dưới mệnh giá (theo tính toán của chúng tôi mức giá rơi vào khoảng 5.000 - 6.000 đồng/cổ phiếu), thì cũng vẫn chẳng khác nào "lao đầu vào đá".
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Dưới bàn tay của hai doanh nhân trong một nhà và sự trợ giúp từ các nhà đầu tư cùng giàn lãnh đạo ngân hàng, TienPhongBank nhanh chóng hồi phục và bứt phá. Diện mạo mới được thay đổi, từ sắc màu nhận diện thương hiệu cho đến "chiếc áo mới" TPBank ra đời.
Từ một ngân hàng âm vốn, đến giữa năm 2015 TPBank đã bù đắp xong toàn bộ lỗ lũy kế, toàn bộ phần thặng dư âm vốn và xử lý xong mọi tồn đọng của ngân hàng cũ, trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất trong nhóm 12 ngân hàng phải tái cơ cấu (9 ngân hàng ban đầu và sau đó là 3 ngân hàng 0 đồng) tái cơ cấu thành công.
Quý 3/2015, TPBank chính thức bước vào giai đoạn mới là bứt phá. Cả năm 2015, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 625 tỷ đồng, năm 2016 đạt trên 706 tỷ và 11 tháng đầu năm 2017 đã vượt 1.000 tỷ đồng cùng dự kiến cả năm sẽ đạt khoảng 1.200 tỷ - lọt vào nhóm 10 ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất. Quy mô tài sản của ngân hàng cũng đã vượt qua mốc 100 nghìn tỷ và vốn điều lệ đã tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2012.
Ngoài kết quả kinh doanh tốt, TPBank còn kiểm soát tốt được chất lượng nợ xấu. Nếu như thời gian tái cơ cấu nợ xấu có lúc đến hơn 6% trên tổng dư nợ thì hiện nay tỷ lệ này chỉ còn chưa đến 1% - nằm trong nhóm những ngân hàng có nợ xấu thấp nhất. Hơn thế nữa, TPBank còn đang dẫn đầu về ngân hàng số (được cho là xu thế của tương lai) trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nhờ sự lột xác thành công, cổ phiếu của TPBank trên sàn OTC cũng được đánh giá cao, tăng một mạch từ dưới mệnh giá hồi năm ngoái lên vùng 25.000 - 26.000 đồng/cổ phiếu hiện nay - và là một trong những ngân hàng có mức giá cổ phiếu tăng tốt nhất của nhóm chưa lên sàn, cùng với Techcombank, HDBank, OCB.
Một điểm đáng chú ý nữa, trong khi các ngân hàng Việt khác rất chật vật để tìm kiếm đối tác nước ngoài nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vị thế trên thị trường, thì TPBank, với sức hút của một ngân hàng trẻ đang bứt tốc, lại thu hút được sự chú ý của không chỉ một mà tới hai đối tác lớn là IFC và PYN Elite Fund. Chỉ trong vòng 15 tháng, hai nhà đầu tư này đã đổ vào TPBank tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng. Thậm chí, người mua sau hơn 1 năm lại phải bỏ ra lượng tiền cao gấp hơn 2 lần mới sở hữu được số cổ phần mà người đi trước đã mua.
Dù là ngân hàng non trẻ nhất hệ thống với chưa đến 10 năm tuổi và phải trải qua giai đoạn "đại phẫu thuật" nhưng những gì mà TPBank đã và đang thể hiện cũng đủ chứng tỏ cho thị trường thấy họ sẽ là tên tuổi đáng gườm.
Trở lại với câu hỏi ban đầu mà người viết đã nêu rằng liệu IFC đã mua rẻ hay PYN mua giá đắt, câu trả lời lúc này vẫn là tùy thị trường cảm nhận. Nhưng với những phân tích về TPBank nói trên, rõ ràng không chỉ IFC, nhóm nhà đầu tư DOJI mà còn rất rất nhiều nhà đầu tư khác đã thắng lớn khi đặt cược niềm tin vào TPBank.
Còn riêng PYN Elite Fund, dù mới chỉ đầu tư vào Việt Nam từ năm 2013 nhưng quỹ 18 năm tuổi của Phần Lan này đã gặt hái được nhiều thành quả từ các khoản đầu tư khắp thế giới. Tại Việt Nam, danh mục cổ phiếu PYN Elite Fund yêu thích và đầu tư phải kể đến như MWG của Thế giới di động, HBC của Địa ốc Hòa Bình, CII, KDH của Khang Điền, MSN của Masan, VCG của Vinaconex, VND của VnDirect, PAN của PANfoods, HUT, NLG, DIG, CEO...Những cổ phiếu trong danh mục của PYN Elite Fund đều đã tăng mạnh mẽ từ khi quỹ này rót vốn 3-4 năm trước và gần đây bắt đầu chốt lãi tại một số khoản.
Trong lĩnh vực ngân hàng, PYN trước khi rót vốn vào TPBank thì cũng đã đầu tư vào cổ phiếu VPB của VPBank. Với những kết quả đạt được trên thị trường chứng khoán Việt thời gian qua, nhà đầu tư và thị trường chắc hẳn có cơ sở để tin rằng họ lựa chọn các cổ phiếu để đưa vào danh mục không phải là ngẫu hứng mà đã có nghiên cứu kỹ lưỡng và "không phải dạng vừa đâu"!
Theo Trí thức trẻ
Nguy cơ VND "rơi bẫy" tác động kép tỷ giá Giá USD tại hệ thống ngân hàng ngày 26/9 bất ngờ tăng vọt trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố... Giá USD tuần này đã tăng khá mạnh từ 160-168 đồng/USD - Ảnh: K.Linh Giá USD tại hệ thống ngân hàng ngày 26/9 bất ngờ tăng vọt trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên...