TP Hồ Chí Minh: Trung thu đủ bánh, đủ đèn, đủ trò chơi cho các bé trong mùa dịch COVID-19
Các đơn vị, ban ngành, đoàn thể tại TP Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà Trung thu cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, các em có cha mẹ qua đời vì COVID-19 hoặc đang phải thực hiện cách ly… để giúp các em có một cái Tết Trung thu ý nghĩa, ấm áp hơn trong mùa dịch.
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Sở Lao động Thương binh – Xã hội Thành phố tổ chức đoàn đến trao tặng quà cho các em thiếu nhi là con thanh niên công nhân tại các khu lưu trú tại các phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, quận Tân Phú.
Các em thiếu nhi tại quận Tân Phú rất vui khi được xem biểu diễn văn nghệ trong dịp Tết Trung thu.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh cho biết, Trung thu năm nay rất đặc biệt, các em thiếu nhi đón Trung thu trong thời điểm TP tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch để đầy lùi dịch bệnh.
Để chăm lo cho các em một Trung thu ấm áp trong đại dịch, đơn vị đã phối hợp cùng Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đi thăm và tặng quà cho 2.114 em thiếu nhi; trong đó có 1.013 em thiếu nhi là con em công nhân lao động tại các khu lưu trú thanh niên công nhân, 1.101 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở trợ giúp xã hội… với tổng kinh phí là 634 triệu đồng.
“Hy vọng năm nay các em thiếu nhi cũng sẽ có một Tết Trung thu thật vui vẻ, bình an, ý nghĩa và ấm áp bên cạnh người thân. Tôi cũng mong rằng các gia đình hãy quan tâm, nâng cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, góp phần cùng Thành phố chiến thắng đại dịch và chăm lo tốt nhất đời sống tinh thần cho con em mình trong dịp này”, ông Phạm Minh Tuấn nói.
Tương tự, từ ngày 17 – 20/9, Liên đoàn Lao động Quận 7 cùng Đoàn thanh niên Quận 7 cũng đã tổ chức chương trình “Trung thu ấm áp – san sẻ yêu thương” cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn là con của đoàn viên Công đoàn, công nhân, người lao động trên địa bàn 10 phường; con em công nhân khu lưu trú KCX Tân Thuận và con em các trường hợp không may mắc COVID-19 qua đời.
Chị Lê Ý Ngân có con 5 tuổi đang điều trị COVID-19 ở Quận 7 cho biết: “Tôi là công nhân ở khu chế xuất nên cứ đến dịp Trung thu, Công đoàn công ty thường phát bánh, tôi nhận rồi mang về cho con trai là coi như hết Trung thu. Tuy nhiên năm nay, lần đầu tiên thấy con rất vui khi được rước đèn Trung thu cùng các em khác, tôi xúc động!”.
Video đang HOT
Tương tự, anh Nguyễn Văn Trung đang ngồi ôm đứa con nhỏ trong lòng cũng tâm sự: “Hai cha con tôi vô đây điều trị bệnh COVID-19 cũng được gần chục ngày, nhưng lần đầu tiên, tôi thấy con gái rất vui khi được ban tổ chức tặng quà bánh Trung thu, lồng đèn, sữa, bánh kẹo… Nhờ vậy mà cha con tôi cũng yên tâm chữa bệnh để mau chóng trở về nhà”.
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh chăm lo Tết Trung thu cho thiếu nhi tại TP Hồ Chí Minh:
Đại diện lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại quận Tân Phú nhân dịp Tết Trung thu.
Năm nay, các em thiếu nhi đón Tết Trung thu khá đặc biệt khi TP Hồ Chí Minh đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Nhiều em thiếu nhi trong các khu nhà trọ tại TP Hồ Chí Minh được các cơ quan, ban ngành tặng quà Trung thu sớm.
Liên đoàn Lao động Quận 7 đã chăm lo 5.500 phần quà cho các em thiếu nhi đang điều trị COVID-19 và các em thiếu nhi là con em công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận.
Các em thiếu nhi đang điều trị COVID-19 được đón Tết Trung thu ấm áp tại trường sân trường THCS Phạm Hữu Lầu, Quận 7.
Nhiều em thiếu nhi còn được tham gia các trò chơi cùng với chú hề, chị Hằng, chú Cuội.
Dịp này, các bác sĩ, y tá tại các bệnh viện dã chiến của TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức thắp đèn Trung thu bằng các vật dụng tự chế để cho các em thiếu nhi có cơ hội tham gia rước đèn ông sao trong ngày Tết dành cho mình.
Tết Trung thu là dịp để các em được vui vẻ bên gia đình và được các ban ngành, đơn vị chăm lo.
Cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, đưa Thủ đô về trạng thái bình thường mới
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trải qua 4 lần giãn cách cùng với việc đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng và tăng cường bao phủ tiêm vaccine cho người dân, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19.
Minh chứng là số ca bệnh có chiều hướng giảm dần, các điểm phong tỏa cũng được thu hẹp so với thời điểm chưa giãn cách... Điều này một lần nữa cho thấy sự nỗ lực, những giải pháp đúng đắn của chính quyền, sự đồng lòng của người dân... trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
4 đợt giãn cách và những tín hiệu tích cực
Từ ngày 27/4-23/7/2021 (88 ngày) khi Hà Nội chưa thực hiện giãn cách, đã xuất hiện trở lại các ca dương tính với SARS-CoV-2, trung bình 10,4 ca/ngày; các ngày sau đó, số ca mắc tăng cao dần, bao gồm cả các ca ngoài cộng đồng. Cùng với đó, từ giữa tháng 7, còn xuất hiện những chùm ca bệnh phức tạp tại cơ sở khám chữa bệnh, nhà máy trong khu công nghiệp, chợ, khu dân cư... nguy cơ bùng phát dịch rất lớn.
Một chốt kiểm soát trên đường Minh Khai (chốt kiểm soát lối lên cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tháo gỡ. Ảnh: Lê Phú
Trước tình hình trên, toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố được kích hoạt "chế độ" sẵn sàng đối phó với dịch bệnh. Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy, mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Thành ủy, đồng chí Chủ tịch UBND TP đã có hàng loạt chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành vào cuộc triển khai sớm ngăn chặn dịch lây lan... Trên thực tế, thời điểm này Hà Nội đã thực hiện Chỉ thị 15 nhưng có nhiều biện pháp trên mức Chỉ thị 15, các ngành, các cấp đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản ở các cấp độ khác nhau, đồng thời Thành phố đã chỉ đạo tổ chức diễn tập các phương án đó để khi diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp hơn thì hoàn toàn chủ động được. Vì vậy, từ 6 giờ ngày 24/7/2021, thành phố Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất trong 15 ngày theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhờ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đề ra, Hà Nội đã đưa số ca mắc trong đợt giãn cách lần 2 (từ ngày 8/8 - 23/8/2021) giảm hơn 200 ca so với đợt giãn cách lần 1. Không chủ quan với kết quả trong đợt giãn cách lần 2, Thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách lần 3 (từ ngày 23/8 - 6/9/2021); đồng thời cân nhắc trên mọi phương diện và quyết định triển khai giãn cách lần 4 (từ 6/9 đến 6 giờ ngày 21/9/2021).
Kết quả, trong lần giãn cách thứ 4, toàn Thành phố chỉ ghi nhận 312 trường hợp dương tính với số ca mắc chỉ còn 28,3 ca/ngày (đợt 1 là 71,2 ca/ngày, đợt 2 là 56,8 ca/ngày, đợt 3 là 71,1 ca/ngày). Đáng chú ý, các ca mắc này chủ yếu là trong khu cách ly, khu vực phong tỏa và có những ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng...
Không chỉ giảm về số ca mắc, các điểm phong tỏa cũng thu hẹp lại, còn 15 điểm quy mô thôn, xã tại 10 quận, huyện. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các xã vùng xanh, giảm vùng cam - đỏ so với thời điểm ngày 6/9/2021. Cụ thể, số xã vùng đỏ còn 3 xã; vùng cam còn 22 xã; vùng xanh tăng từ 27 xã lên 528 xã...
Thực hiện 2 chiến dịch: Tiêm chủng và xét nghiệm
Nếu như giãn cách xã hội được xem là "thời gian vàng" để bóc tách F0 thì chiến dịch xét nghiệm diện rộng, bao phủ tiêm chủng được xem là "chìa khóa" để truy vết, khoanh vùng triệt để ca bệnh là "vũ khí" hữu hiệu để chống lại COVID-19. Triển khai nhiệm vụ này, lực lượng y tế của Thành phố đã nỗ lực hết sức, không chỉ lấy mẫu và tiêm chủng ban ngày, mà ngay cả tối muộn đến đêm khuya cũng "sáng đèn" tiêm vaccine cho người dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân tổ dân phố số 12 phường Bạch Mai, sáng 12/9. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Trong hai chiến dịch này của Thủ đô, không thể không nhắc đến sự góp sức của gần 4.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ Hà Nội, tham gia công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Với tinh thần "cả nước vì Hà Nội", nhân viên y tế các tỉnh đã tạo thành một hệ thống dây chuyền lấy mẫu, tiêm chủng cùng với cán bộ y tế của Hà Nội thực hiện hoàn thành lấy mẫu cộng đồng và tiêm vaccine mũi 1 cho người dân Thành phố trong thời gian thần tốc vừa qua với tinh thần hăng hái, quyết tâm nhất cùng Thủ đô khống chế dịch bệnh.
Trong những ngày cuối của chiến dịch, tốc độ tiêm vaccine đã được đẩy lên rất cao, số mũi tiêm ngày sau cao hơn ngày trước, có ngày cao điểm, tiêm được gần 600.000 liều. Đến nay, toàn Thành phố Hà Nội đã triển khai 17 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và phương án 170 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, 5.649.581 người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1, đạt 93,8%; tỷ lệ tiêm so với tổng dân số đạt 67,9%. Riêng về xét nghiệm diện rộng, từ ngày 8/9-15/9/2021, đã lấy được 4.197.528 mẫu, đạt 84% kế hoạch; trong 2 ngày 16/9 và 17/9 các địa phương tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch đạt 57.788 mẫu...
Có thể thấy, những con số kể trên là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực, cố gắng, chung sức đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, người dân Thủ đô cũng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng Thành phố sẽ từng bước kiểm soát dịch bệnh và bước sang giai đoạn "bình thường mới".
Đắk Lắk nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 11/9, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn 8708 /UBND-KGVX về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Chốt kiểm soát dịch xã Ea BHốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh tư liệu: Tuấn Anh/TTXVN Theo đó, qua thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phù hợp tại các...