TP Hồ Chí Minh: Trẻ thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý học đường
Trẻ thừa cân béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể trạng cũng như sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị thừa cân béo phì tại TP Hồ Chí Minh đang có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tật học đường.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, công tác khám sức khỏe học sinh năm học 2021 – 2022 cho thấy, tình trạng học sinh bị thừa cân béo phì tại TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất (28,96%) trong số các bệnh tật học đường. Trong đó, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì tăng cao ở khối tiểu học và có chiều hướng giảm dần từ khối trung học cơ sở đến khối trung học phổ thông.
Thức ăn nhanh là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến trẻ bị thừa cân béo phì.
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là do độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống ít vận động. Theo đó, chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có mối liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì.
Bên cạnh đó, thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, hay ăn vặt, sử dụng thức ăn nhanh, thích ăn ngọt, không ăn sáng, hay ăn nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ …cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến thừa cân béo phì. Lối sống tĩnh tại như ít tập luyện thể dục thể thao, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử… cũng là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, có 10% trẻ bị thừa cân béo phì do những bệnh lý bẩm sinh di truyền có bất thường gen.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người trưởng thành nhưng có thể nặng hơn do thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết và tâm lý của trẻ, bao gồm các vấn đề về tâm lý, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa bất thường glucose, rối loạn gan mật – đường ruột, khó thở khi ngủ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, không bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ có thể vui chơi, vận động… là những việc cần làm để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ.
Theo đó, phụ huynh không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ có thể vui chơi, vận động sau những giờ học căng thẳng thông qua các hoạt động đơn giản như đi bộ đến trường, tham gia các môn thể thao; hạn chế cho trẻ ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại. Trẻ cần được ngủ đủ trung bình từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng nhanh
Tình trạng béo phì không chỉ là tình trạng thừa cân mà đang được xem là một "đại dịch" mới bởi sự gia tăng nhanh chóng cũng như những hệ lụy về sức khỏe mà căn bệnh này gây ra.
Ngày 7/7, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) phối hợp tổ chức tọa đàm "Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả".
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tỉ lệ thừa cân béo phì chung toàn quốc khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng, một bên là suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và một bên là thừa cân béo phì ở khu vực thành thị. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2010 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.
Thừa cân béo phì là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể chất; khẩu phần dư thừa chất bột tinh chế, quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, nhiều chất béo, muối, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, và một số các nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết và chuyển hóa... Trong khi đó, thường là hậu quả của bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.
Theo nghiên cứu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc - UNFPA, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người dân cần xây dựng thói quen vận động cũng như có kiến thức về dinh dưỡng, cân bằng.
PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết, vấn đề về dinh dưỡng cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, góp phần xây dựng các giải pháp hiệu quả, hướng vào xử lý gốc rễ các nghịch lý về dinh dưỡng ở Việt Nam.
Bác sĩ Nhật chỉ cách ăn sữa chua giảm 15kg, đường ruột khỏe mạnh: Chỉ cần làm thêm 1 bước trước khi ăn Với cách ăn sữa chua này, cơ thể bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời hơn. Sakako Hibino, một bác sĩ đến từ Nhật Bản từng phải vật lộn với chứng béo phì và phù nề từ nhỏ. Năm 36 tuổi, khi đang du học tại Mỹ, cô tăng liền 17kg. Khi đó, nữ bác sĩ này đã dùng rất nhiều...