TP Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất hỗ trợ trên 7,5 triệu người khó khăn
Chiều 15/9, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về phương án hỗ trợ người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Cán bộ Phường 1, Quận 3 chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố đề xuất gói hỗ trợ đợt 3 dành cho 4 nhóm đối tượng gồm: thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống (có mặt) trên địa bàn xã, phường, thị trấn; người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập, bị giãn cách kéo dài để phòng, chống COVID-19, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Hai nhóm đối tượng còn lại là những người phụ thuộc trong hộ có hoàn cảnh thật sự khó khăn như cha, mẹ, con, trẻ em đang sinh sống và có mặt tại xã, phường, thị trấn; người hưu trí có hoàn cảnh thật sự khó khăn đang có mặt tại phường, xã, thị trấn do giãn cách xã hội.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, dự kiến, tổng số người được hỗ trợ trong đợt này là hơn 7,54 triệu người, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú. Thống kê này được tổng hợp từ Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và đề xuất mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/lần sau ngày 15/9.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất hình thức hỗ trợ là chi trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản khi có yêu cầu. Không hỗ trợ người tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ. Việc chi hỗ trợ cho đối tượng nêu trên được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp, không bỏ sót, không trục lợi, không để lợi dụng việc kê khai người không sinh sống thực tế tại địa phương vào danh sách để được hưởng hỗ trợ. Như vậy, dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ trong đợt này là hơn 7.546 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân thành phố nếu dịch còn kéo dài; khó khăn đến đâu sẽ hỗ trợ đến đó. Thành phố tập trung xây dựng gói hỗ trợ theo định mức từng người tùy theo diễn biến dịch bệnh và khả năng ngân sách của Thành phố.
Theo ông Phan Văn Mãi, ngay từ đầu dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ an sinh cho người dân. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách kéo dài, số lượng người dân mất việc, mất, giảm thu nhập liên tục gia tăng nên Thành phố đã liên tục bổ sung thêm số lượng và đối tượng hỗ trợ mới rất nhiều so với ban đầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hồ Chí Minh đã chi hỗ trợ đợt 1 và 2 gần 6.500 tỷ đồng, trong đó có kinh phí vận động xã hội hóa là 1.400 tỷ đồng, số còn lại là kinh phí từ ngân sách. Hiện các địa phương đã cơ bản hoàn thành 2 đợt hỗ trợ và chuẩn bị triển khai hỗ trợ đợt 3 nhằm giúp người dân ổn định đời sống, an tâm ở nhà chống dịch.
Hà Nam: Đẩy nhanh thực hiện gói hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng của dịch COVID-19
Chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành việc chi hỗ trợ cho 4/12 nhóm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg.
UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các địa phương cần khẩn trương đốc thúc, rà soát để kịp thời phê duyệt, hỗ trợ kinh phí cho các nhóm đối tượng khác, đặc biệt là nhóm lao động tự do.
Các lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nghỉ việc không lương tại huyện Lý Nhân được nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí 26.000 tỉ đồng.
Ngay khi xuất hiện ca F0 đầu tiên trên địa bàn, chị Trần Thị Kim Cúc, ở xã Công Lý, huyện Lý Nhân phải nghỉ việc theo quyết định phong tỏa khu dân cư. Chồng chị là lao động tự do cũng không có việc làm. Đời sống gia đình khó khăn khi hai lao động chính phải nghỉ việc, bản thân chị đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi cùng với mẹ già. Khi được Nhà nước hỗ trợ 5.760.000 đồng, chị rất xúc động vì cuộc sống của gia đình những ngày tới sẽ vơi bớt khó khăn.
Theo thống kê ban đầu, xã Công Lý có 28 trường hợp mắc COVID-19, có 435 người được xác định là F1 phải cách ly tập trung; 475 hộ kinh doanh cá thể. Kết quả rà soát bước đầu ghi nhận 720 lao động có ký kết hợp đồng phải ngừng việc do cách ly tập trung và cách ly tại nhà trong khu vực phong tỏa, có trên 3.800 lao động tự do.
Chị Đỗ Thị Cương, công nhân Công ty Cổ phần dệt may Hòa Phát phải nghỉ việc hơn 1 tháng để thực hiện giãn cách xã hội khi xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân bùng phát dịch. Bản thân không có việc, chồng chị làm nghề phụ hồ cũng không thể đi làm, cả gia đình (vợ chồng chị, hai con nhỏ cùng bố mẹ già) gặp nhiều khó khăn. Ngày 10/9, chị đã nhận được 5,76 triệu đồng tiền hỗ trợ, giúp gia đình giảm đi một phần khó khăn.
Huyện Lý Nhân thực hiện giãn cách xã hội ngay từ đầu tháng 5/2021. Số người làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh lên tới vài trăm người. Ngoài ra, hàng nghìn lao động tự do khác làm... đều phải nghỉ việc thực hiện giãn cách xã hội.
So với các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, Lý Nhân triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP sớm hơn. Đến chiều 10/9, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện đã có kết quả rà soát bước đầu, xác định toàn huyện có khoảng 2.000 đối tượng thuộc diện lao động bị chấm dứt hợp đồng không lương, 100 hộ kinh doanh cá thể có đăng ký đóng thuế bị tác động bởi dịch bệnh. Tất cả đã được nhận tiền hỗ trợ. Đối tượng lao động tự do đang chờ các xã, thị trấn rà soát, thống kê, lên danh sách. Tuy nhiên, khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP là chưa có hướng dẫn cụ thể nào từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về nhóm đối tượng này nên cơ sở đành phải vừa làm chờ đợi.
Ông Nguyễn Chín Hiệp, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lý Nhân cho biết, Phòng đã khẩn trương rà soát đối tượng, thu thập thông tin, tuyên truyền trên loa truyền thanh để nhân dân nắm được thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương làm nhanh thủ tục để bà con được hỗ trợ sớm. Nhiều đối tượng rất chờ đợi khoản hỗ trợ này dù không nhiều so với mức thu nhập hằng tháng họ đi làm nhưng điều quan trọng là nhân dân cảm nhận sự quan tâm của Đảng, Chính phủ trong lúc khó khăn vì dịch bệnh. Địa phương rất muốn triển khai sớm để bà con được nhận hỗ trợ đúng với tinh thần của Nghị quyết số 68/NQ-CP nhưng hiện nay còn nhiều đối tượng phải chờ hướng dẫn.
Theo báo cáo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nam, về Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 12/9, tỉnh Hà Nam đã chi trả các khoản tiền ăn cho trường hợp F0 và F1, hỗ trợ thêm cho trẻ em diện F0, F1 và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế hơn 248 triệu đồng. Tỉnh đã chi trả kinh phí hỗ trợ cho 39 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (trong đó hỗ trợ bổ sung cho 29 lao động mang thai và nuôi con nhỏ ) hơn 173 triệu đồng; hỗ trợ cho 212 người lao động ngừng việc (có 22 người mang thai) là 340 triệu đồng; tiếp nhận 3 hồ sơ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền gần 8 triệu đồng. Sở đang thẩm định và đề nghị hỗ trợ cho viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch.
Để kịp thời hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nam đã có công văn trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sau khi đã tập hợp các ý kiến đề xuất của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam cho biết, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiến hành chi hỗ trợ các nhóm đối tượng còn lại.
Không chỉ hỗ trợ người dân đang sinh sống trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Nam còn quan tâm hỗ trợ người dân Hà Nam bị kẹt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nhằm chia sẻ khó khăn khi chưa thể đón bà con về. Theo đó, tỉnh chi hỗ trợ 1 tỷ đồng chuyển tới cho Hội Đồng hương Hà Nam tại các tỉnh để chi trả trực tiếp cho người dân. Trước đó, tỉnh Hà Nam đã đón 254 công dân từ vùng dịch về địa phương.
Hà Nội thống kê lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị các địa phương thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê. Trao quà hỗ trợ lao động gặp khó khăn tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Các địa phương báo cáo về...