TP. Hồ Chí Minh tăng cường chống buôn lậu dịp cuối năm
Để ổn định thị trường và bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong dịp cuối năm 2019.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nhưng hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng diễn biến còn rất phức tạp trên thị trường TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, trong hơn 9 tháng năm 2019, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện 990 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, hàng hóa vi phạm trị giá khoảng 1.488 tỷ đồng. Ngoài xử phạt hành chính còn khởi tố hình sự 5 vụ án, hành vi bị khởi tố do buôn lậu hàng hóa qua cảng biển. Trong đó, 2 vụ bị khởi tố hình sự liên quan đến xuất khẩu trái phép hàng hóa qua biên giới, 3 vụ nhập khẩu hàng cấm.
Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2019, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức kiểm tra chuyên ngành và liên ngành 29.963 vụ, tăng hơn 142% so với cùng kỳ năm trước. 2019, trong đó phát hiện 3.435 vụ vi phạm, thu nộp ngan sách hơn 54,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy 33 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 79,7 tỷ đồng. Cục QLTT thành phố cũng đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố hình sự 11 vụ án, trong đó có 7 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả; tổng trị giá hàng hóa, tang vật vi phạm khoảng 10,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Bách – quyền Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh – nhìn nhận, từ đầu năm đến nay tình hình vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng…trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa được đẩy lùi. Chỉ riêng mặt hàng thuốc lá, thuốc lá lậu từ các tỉnh Tây Ninh, Long An đi qua địa bàn giáp ranh vào các quận nội thành của thành phố và chuyển đến các tỉnh diễn biến còn rất phức tạp. Thuốc lá được cất giấu trong các bao tải, cốp xe, thùng hàng, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy, thiết kế lại bình xăng, yên xe để cất giấu, sử dụng xe du lịch loại 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ tập kết tại các địa bàn giáp biên giới để vận chuyển thuốc lá vào nội địa với số lượng lớn. Đặc biệt gần đây, để qua mặt lực lượng kiểm tra, trong quá trình vận chuyển các đối tượng thường xuyên thay đổi biển số xe, thời gian vận chuyển, vì thế công tác phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Các loại mỹ phẩm nhập lậu chứa đầy kho của Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh chờ xử lý. Ảnh Thế Vĩnh
Video đang HOT
Để hạn chế hàng hóa xuất nhập khẩu trái phép, hàng cấm, hàng gian lận xuất xứ; sản xuất hàng giả, hàng hóa không có nguồn gốc… UBND TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở ngành, lực lượng chức năng thực hiện nghiêm về công tác chuyên môn để bình ổn thị trường, bảo vệ nền sản xuất hàng hóa trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng từ nay đến cuối năm 2019. Chính quyền thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và phải thực hiện nghiêm, quyết liệt. Tập trung đấu tranh không cho phép có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt các lực lượng QLTT, Hải quan, Công an cần phối hợp chặt, thường xuyên trao đổi thông tin, tăng cường công tác điều tra, xử lý, nhất là các đối tượng chủ mưu, các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất hàng giả.
Theo đó, ngoài chống buôn lậu, hàng giả, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh là đơn vị được giao đề xuất với chính quyền thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu, pha chế dung môi trên địa bàn. Cục Hải quan có trách nhiệm đề xuất, tìm giải pháp quản lý hàng hóa tạm nhập tại Việt Nam và tái xuất sang Campuchia, quyết liệt hơn trong việc chống xuất nhập khẩu hàng hóa trái phép. Sở Y tế tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng. UBND các quận huyện có kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng tại các cửa hàng, đường phố, chợ truyền thống nhằm sớm phát hiện và xử lý nghiêm.
Trần Thế
Theo congthuong
Hà Nội: Số vụ khởi tố về buôn lậu tăng 143% so với cùng kỳ
Nửa đầu năm 2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức thanh, kiểm tra 12.967 vụ; xử lý hành chính 11.199 vụ và khởi tố hình sự 89 vụ/111 đối tượng (tăng 143% số vụ khởi tố và tăng 158% số đối tượng bị khởi tố so với cùng kỳ năm 2018).
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. Nguồn Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội
Trong số này có 1.723 vụ nhập lậu, hàng cấm; 680 vụ hàng giả, vi phạm SHTT; 8.796 vụ gian lận thương mại.
Qua xử lý, các lực lượng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu, thu nộp vào ngân sách hơn 2.958 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, hàng nhập lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới, cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài để đưa vào tiêu thụ trong nội địa và Hà Nội.
Các đối tượng thường thay đổi tuyến đường và phương tiện vận chuyển... hòng trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Hàng cấm chủ yếu gồm ma tuý tổng hợp, heroin, ngoại tệ, sừng tê giác, ngà voi, các sản phẩm từ động vật hoang dã, thuốc lá, xì gà; hàng hóa nhập lậu gồm rượu, bia, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, thực phẩm...
6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các mặt hàng trọng điểm như pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà, điện tử, điện lạnh; xăng dầu, khí hóa lỏng...; tăng cường công tác phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đối với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố chủ động cung cấp thông tin, đề xuất kiểm tra theo lĩnh vực, ngành mình quản lý, đồng thời xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, biểu dương các gương tiêu biểu, cách làm hay, kết quả hoạt động của các lực lượng chức năng.
Mặt khác, thông qua các vụ việc xử lý, các lực lượng cần đưa ra cảnh báo cho người dân về các phương thức làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Quang Hùng
Theo baohaiquan
Giám đốc 3 công ty lữ hành ở TP.HCM bị bắt vì lừa đảo Võ Anh Kiệt lập 3 công ty lữ hành nhưng không tổ chức tour mà mục đích chỉ để lừa đảo tiền của khách hàng. 95 nạn nhân đến công an tố cáo người này chiếm đoạt khoảng 10 tỷ đồng. Ngày 28/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03, Công an TP HCM)...