Tp. Hồ Chí Minh sẽ xúc tiến đầu tư ngành công nghệ thông tin
Tp. Hồ Chí Minh sẽ xúc tiến đầu tư ngành công nghệ thông tin phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp thông minh, đáp ứng xu thế chung của cuộc CMCN lần thứ tư.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN
Đây là mục tiêu của chuỗi Hội thảo “Xúc tiến đầu tư ngành công nghệ thông tin – Phát triển khu công nghiệp thông minh Tp. Hồ Chí Minh”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC), Ban Quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệp ( HEPZA) và Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) triển khai ngày 30/7.
Theo bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC, chuỗi hội thảo nhằm kết nối, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh có cơ hội tìm hiểu, ứng dụng các công nghệ để cải tiến hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển theo hình mẫu khu chế xuất, khu công nghiệp thông minh. Điều này sẽ phát huy tiềm năng nhằm thúc đẩy các khu cũng như doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiến gần hơn tới nền kinh tế 4.0 trên con đường phát triển của mình.
Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) là khu công nghệ thông tin tập trung với rất nhiều doanh nghiệp, hiện được xem như một khu đô thị thông minh mẫu với hệ thống công nghệ hiện đại.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC đã chia sẻ ý tưởng về mô hình khu công nghiệp thông minh từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai xây dựng mô hình đô thị thông minh tại QTSC, với 3 mục tiêu chính là nâng cao chất lượng quản trị, điều hành; gia tăng sự hài lòng của cộng đồng nội khu và phát triển thương hiệu.
Video đang HOT
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN
Trong đó, hệ thống SMS của QTSC giảm tối đa thời gian thông tin cho khách hàng từ 2 ngày xuống còn 2 phút; hệ thống quản lý tài sản không gian trên nền GIS giúp quản lý, truy xuất dữ liệu từng mảng hạ tầng riêng biệt trên cùng một ứng dụng; hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh tiết kiệm 35% điện năng tiêu thụ, quản lý thời gian thực trạng thái đèn, điều khiển chiếu sáng theo lập lịch và tự động, cảnh báo ngay tức thời khi có sự cố; cùng các hệ thống giám sát, theo dõi bảo vệ thông minh khác…
Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, các lợi thế chúng ta đang thực hiện như lao động giá rẻ, đất đai… trong tương lai sẽ không còn, buộc lòng các chủ đầu tư phải tính đến tăng năng suất, hiệu quả. Hiện Tp. Hồ Chí Minh có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động.
Các khu, doanh nghiệp trong khu cần nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp công nghệ cũng giới thiệu các ứng dụng, giải pháp chuyển đổi số nhằm tăng cường tính kết nối và tương tác hiệu quả trong các khu công nghiệp như giải pháp kết nối giao thương, xây dựng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp; hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp kiểm soát chất lượng nước thải, không khí; giải pháp số hóa, quản lý tài liệu; hệ thống thẻ nhận diện và thanh toán không tiền mặt…
Ngoài sự kiện dành cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong tháng 8/2020, Ban Tổ chức sẽ triển khai hội thảo tại ba khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của thành phố là Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu Chế xuất Tân Thuận và Khu Chế xuất Linh Trung./.
Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ
Nhiều hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới đang nỗ lực tăng cường đầu tư vào Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Foxconn có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Ấn Độ.
Tập đoàn Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) đang có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Sriperumbudur, gần Chennai thuộc Đông Nam Ấn Độ, nơi doanh nghiệp này đang lắp ráp điện thoại iPhone của Apple.
Động thái trên là một phần trong kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc mà Apple đang âm thầm thực hiện, trong bối cảnh "người khổng lồ" công nghệ Mỹ tìm cách né tránh những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington cũng như cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Apple đang hối thúc các đối tác chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Theo một nguồn tin khác, kế hoạch đầu tư của Foxconn vào nhà máy Sriperumbudur, nơi sản xuất iPhone XR, sẽ được thực hiện trong 3 năm và tạo ra thêm việc làm cho khoảng 6.000 người.
Hiện Foxconn cũng đang vận hành một nhà máy khác ở bang Andhra Pradesh để sản xuất điện thoại thông minh cho Xiaomi (Trung Quốc) và một số thương hiệu khác. Hồi tháng trước, Chủ tịch Foxconn Liu Young-way cũng đề cập đến kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ, song không cho biết chi tiết.
Apple chiếm khoảng 1% doanh số bán điện thoại thông minh tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, đối thủ "không độ trời chung" của Apple là Samsung cũng đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại thị trường smartphone ở Ấn Độ.
Theo các chuyên gia, hiện làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng tại Ấn Độ, sau những căng thẳng gần đây giữa hai nước ở khu vực biên giới. Do đó, Samsung đang muốn chớp cơ hội này để gia tăng thị phần tại thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ, vốn đang nằm dưới sự thống trị của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Samsung hiện đặt nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất của hãng tại thị trấn Noida, miền Bắc Ấn Độ. Hoạt động kinh doanh smartphone của Samsung đã tăng trưởng chậm lại tại Ấn Độ trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất Trung Quốc mở rộng doanh số và gia tăng cạnh tranh về giá.
Để tạo đà bán hàng tại thị trường lớn thứ hai thế giới, Samsung mới đây đã giới thiệu hai kế hoạch tiếp thị smartphone mới ở Ấn Độ. Đáng chú ý là chương trình Galaxy Assured thu mua lại các dòng smartphone cao cấp với tỷ lệ tối đa 70% giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, chương trình Galaxy Forever cho phép khách hàng có thể mua mẫu smartphone cao cấp nhất Galaxy S20 của hãng với giá chỉ bằng 60% giá gốc.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất Trung Quốc thường chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng 5 thương hiệu smartphone hàng đầu tại thị trường Ấn Độ. Theo số liệu của công ty nghiên cứu Counterpoint Research, Xiaomi dẫn đầu với 30% thị phần, tiếp đến là "người đồng hương" Vivo với 17%. Realme và Oppo xếp thứ 4 và thứ 5 trên thị trường smartphone Ấn Độ với thị phần lần lượt là 14% và 12%. Samsung đứng thứ 3 trong danh sách với 16% thị phần./.
Samsung đang nỗ lực chớp thời cơ tại thị trường smartphone Ấn Độ.
Amazon đầu tư 2 tỷ USD vào năng lượng sạch Amazon sẽ ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm nội bộ trị giá 2 tỷ USD, tập trung vào đầu tư công nghệ để giảm tác động của biến đổi khí hậu. Quỹ đầu tư mới này sẽ được gọi là "The Climate Pledge Fund", nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới sẽ đầu tư vào các công ty trong một...