TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới.
TP Hồ Chí Minh vẫn đang cố gắng để trở lại hoạt động bình thường. Ảnh minh hoạ: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo ông Phan Văn Mãi, Chính phủ đã có Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vì vậy TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu để cụ thể hóa thực hiện. Theo đó, các tổ công tác của TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng và các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh tại thành phố. Trước tiên, sẽ đánh giá Thành phố đang ở cấp độ dịch nào theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế để tổ chức các hoạt động phù hợp.
“Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cải thiện đáng kể và cũng đạt được kết quả cơ bản. Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt được kết quả bền vững và chưa trở lại trạng thái “bình thường mới”. Vì vậy, Thành phố vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch”, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.
Theo ông Phan Văn Mãi, sở dĩ nói TP Hồ Chí Minh chưa trở lại trạng thái “bình thường mới” là do các cơ quan nhà nước chưa hoạt động đầy đủ công suất, hoạt động dạy và học trực tiếp chưa trở lại hết, hoạt động của các cơ sở y tế và rất nhiều hoạt động bình thường khác của xã hội cũng chưa khôi phục được hoàn toàn. Tính đến nay, Thành phố chỉ đang dần từng bước “mở cửa” và việc này lệ thuộc vào kết quả phòng chống dịch.
“Có được như hiện nay là điều rất đáng mừng và hiện Thành phố đang cố gắng phát huy kết quả. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến chưa phù hợp, TP Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh trở lại. Bởi ngay cả diễn tiến thuận lợi như hiện nay, đến tháng 11 cũng chưa thể trở lại trạng thái “bình thường mới” hoàn toàn”, ông Phan Văn Mãi nói.
Video đang HOT
Liên quan đến việc mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ, theo ông Phan Văn Mãi, TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm trong thời gian tới. Có thể thí điểm mở cửa ăn uống tại chỗ ở Quận 7 hoặc quận khác. “Việc mở cửa trở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ dựa trên tinh thần khẩn trương nhưng phải đánh giá kỹ, nếu nôn nóng có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch trong thời gian qua”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nói.
Người ra vào An Giang phải làm đơn, có giấy xét nghiệm âm tính
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký đã công văn quy định tạm thời về quản lý người dân đi/đến các tỉnh thành đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.
Động thái này được đưa ra khi thời gian qua, UBND tỉnh An Giang nhận được phản ánh của các công dân có nhu cầu ra ngoài tỉnh. Cũng như đơn của các công dân từ các tỉnh, thành phố khác đến An Giang với mục đích công vụ, lao động, học tập, điều trị bệnh, thăm người thân và cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau, do ảnh hưởng của dịch và thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trước đây không đi lại được.
UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện nay, các tỉnh, thành phố đã nới lỏng giãn cách xã hội, nên nhu cầu đi lại giữa các địa phương là cần thiết.
Từ đó, An Giang thống nhất chủ trương tạo điều kiện cho các công dân từ các địa phương khác đến tỉnh nhưng bị kẹt lại do giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, được phép trở về nơi cư trú.
Cũng như các công dân trong tỉnh được phép ra ngoài và các trường hợp từ các tỉnh/thành phố khác đến An Giang.
Cụ thể, đối tượng là công dân từ các địa phương khác đến An Giang nhưng bị kẹt lại trong tỉnh, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước (công chức) và công dân đang làm việc tại An Giang có nguyện vọng ra ngoài tỉnh với mục đích công vụ, kinh doanh, học tập, điều trị bệnh, trở về gia đình, các công việc đột xuất khác và quay trở về tỉnh sau khi hoàn tất công việc.
Doanh nghiệp, công dân từ các tỉnh, thành phố khác đến An Giang (theo thư mời, kế hoạch công tác, người được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đi cho phép đến An Giang).
Điều kiện di chuyển áp dụng chung, người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải đảm bảo cam kết và đáp ứng các yêu cầu gồm: có đơn đăng ký di chuyển gửi cơ quan có thẩm quyền được quy định. Trong đó, nêu rõ là người điều trị khỏi Covid-19 dưới 180 ngày (có giấy chứng nhận xuất viện sau điều trị) hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin; đã tiêm 1 mũi, ít nhất 14 ngày sau tiêm hay chưa tiêm.
Giấy xét nghiệm âm tính bằng test nhanh có giá trị trong vòng 24h hoặc PCR trong vòng 72h (kể từ thời điểm lấy mẫu); nêu cụ thể phương tiện di chuyển...
Thẩm quyền cho phép, trường hợp xin di chuyển ra tỉnh , Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký, xem xét và có văn bản chấp thuận hỗ trợ, tạo điều kiện cho công dân đang tạm trú/cư trú; các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương được di chuyển ra khỏi tỉnh (kể cả quay trở lại địa phương).
Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh An Giang tiếp nhận đơn đăng ký di chuyển, xem xét và có văn bản chấp thuận hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công dân, tổ chức hoạt động trong các Khu chức năng Kinh tế cửa khẩu và Khu Công nghiệp được di chuyển ra khỏi tỉnh. Thủ trưởng sở, ban, ngành cấp tỉnh xem xét và có văn bản cho phép di chuyển ra ngoài tỉnh.
Trường hợp ngoài tỉnh di chuyển đến An Giang hoặc lưu thông qua địa bàn tỉnh đến các tỉnh/thành khác.
Đối với các tổ chức, cá nhân đến An Giang với mục đích công tác, làm việc, học tập, đầu tư, kinh doanh..., phải xuất trình thư mời, kế hoạch công tác, chương trình làm việc tại tỉnh (hoặc văn bản chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố nơi đi cho phép đến An Giang).
Các tổ chức, cá nhân đến làm việc tại An Giang phải có trách nhiệm tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch trong suốt thời gian ở lại tỉnh.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước và công dân đang làm việc tại An Giang đi ra ngoài tỉnh với mục đích công vụ, kinh doanh, học tập, điều trị bệnh, trở về gia đình, các công việc đột xuất khác và quay trở về tỉnh sau khi hoàn tất công việc: thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý công chức, viên chức xem xét quyết định áp dụng các biện pháp cách ly y tế. Ưu tiên cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Đối với các tổ chức, cá nhân và phương tiện lưu thông qua địa bàn An Giang đến các tỉnh, thành khác (không dừng đỗ trên địa bàn) và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, thì tạo điều kiện hỗ trợ được di chuyển qua tỉnh.
Lý do xe khách tuyến Hà Tĩnh - TP.HCM được phép chạy nhưng không xuất bến Mặc dù xe khách tuyến Hà Tĩnh - TP.HCM và ngược lại đã được phép hoạt động từ 13/10 nhưng các tài xế chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên vẫn chưa có đơn vị nào đăng ký xuất bến. Hàng chục xe khách vẫn nằm im lìm, đậu kín bãi ở bến xe. Ông Bùi Phan Lương, Phó Giám đốc Công...