TP Hồ Chí Minh: Nhiều quận, huyện lo khu cách ly quá tải
Cho rằng việc cách ly F1 tại nhà là phương án khả thi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, để thực hiện thành công cần phải đảm bảo quy trình giám sát chặt chẽ, thậm chí là đưa ra chế tài để ngăn ngừa sai phạm, rủi ro nếu có.
Nhiều quận, huyện lo khu cách ly quá tải
Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh liên tục tăng, dẫn đến phát sinh nhiều ca F1, tình trạng này đang khiến các quận huyện tại TP lo ngại khu cách ly tập trung bị quá tải trong những ngày tới.
Cụ thể, theo ghi nhận, sau khi ổ dịch liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng được phát hiện, quận Gò Vấp là địa phương tại TP có nhiều ca Covid-19 trong đợt bùng phát dịch này, với 93 ca khiến các F1 (phải cách ly tập trung) cũng tăng theo. Hiện, khu cách ly tập trung ở quận có dấu hiệu quá tải khi có 120 giường nhưng đang phục vụ cách ly 113 ca F1.
F1 gia tăng, khiến quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh lo khu cách ly bị quá tải
“Sắp tới, quận Gò Vấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tầm soát trong đó tập trung những nơi nguy cơ cao, xét nghiệm lần 2 ở những khu phong toả, cách ly nên thời gian tới có thể ca F1 còn tăng lên. Trung tâm y tế đã lập thêm khu cách ly 80 giường đặt ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Gò Vấp nhưng về lâu dài cần phải nâng thêm công suất”, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc trung tâm y tế quận Gò Vấp cho hay.
Tương tự, tại quận Bình Thạnh ghi nhận số ca nhiễm xếp thứ hai TP ở đợt dịch này. Khu cách ly tập trung của quận có 585 giường nhưng đang theo dõi, cách ly cho gần 500 trường hợp. Dự kiến ca F1 còn tăng gây áp lực cho khu cách ly hiện hữu, Bình Thạnh đã sử dụng trường học trên địa bàn để lập khu cách ly công suất 200-300 giường.
Trong khi đó, tại TP Thủ Đức, số ca nhiễm cũng tăng nhanh thời gian gần đây. Chủ tịch TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết, dự báo những ngày tới các ca F0 ở quận sẽ tăng, đồng nghĩa F2 sẽ thành F1.
“Vấn đề cách ly F1 là thách thức lớn với TP Thủ Đức. Vài ngày tới, với tỷ lệ F1 tăng mạnh thế này thì không đủ nơi để cách ly”, ông Tùng lo lắng.
Chung cảnh ngộ, quận Tân Phú với 140 giường cách ly tập trung tại quận hiện đã hết chỗ. Trong khi đó, quận không có khách sạn lớn để triển khai cách ly tập trung có thu phí như các quận, huyện khác.
Liên quan đến nội dung này, trao đổi với PV báo Kinh tế & Đô thị, hầu hết các chuyên gia cho rằng, nếu có thể, TP nên thí điểm cho F1 cách ly tại nhà. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán quá tải tại các khu cách ly tập trung hiện nay, mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Cần quy trình giám sát chặt chẽ
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, số F1 tại TP Hồ Chí Minh phải cách ly tăng gấp nhiều lần trong đợt dịch này khiến sức ép đè nặng lên các khu cách ly tập trung.
“Nhiều ca F1 trở thành F0, , đòi hỏi TP phải có phương thức phù hợp tình hình mới, đặc biệt cần xem lại các phương án cách ly để tránh tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm chéo”, bác sĩ Hùng nói.
Theo các chuyên gia, việc tăng quy mô khu cách ly vẫn chưa phải chiến lược dài hạn. Thay vào đó, phương án cho F1 cách ly tại nhà vẫn có thể là lựa chọn khả quan trong tình hình mới
Tuy nhiên, khi được hỏi về phương án cho F1 cách ly tại nhà, thì bác sĩ Hùng nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn cần phải có ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế.
“Để cho hay không cho F1 cách ly tại nhà là việc hệ trọng, nhìn dưới góc độ chuyên môn thôi thì chưa đủ. Vì cần phải có sự phối hợp giữa chuyên môn và tình hình thực tế kinh tế xã hội. Một mình Bộ Y tế cũng không thể quyết định được, cần sự chung tay của Bộ ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh…và rất nhiều cơ quan ban ngành khác, đặc biệt là ý thức chống dịch của người dân”, bác sĩ Hùng nói thêm.
Video đang HOT
Ủng hộ quan điểm cho F1 cách ly tại nhà, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – Bác sĩ Nguyễn Tri Thức cho rằng, phương án cho một số trường hợp F1 cách ly tại nhà là hợp lý. Thứ nhất, giảm được tình trạng quá tải ở các khu cách ly tập trung; Thứ hai có thể tránh lây nhiễm chéo; Thứ 3 tiết kiệm ngân sách Nhà nước, tiền của của người dân…Tuy nhiên cần có các quy định rõ ràng, cụ thể cũng như có sự giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm khi có vi phạm xảy ra.
“Muốn cho F1 cách ly tại nhà, thì trước hết phải phân loại F1. Ví dụ, F1 được cách ly tại nhà phải bảo đảm các yếu tố như có phòng riêng, thoáng và điều kiện vệ sinh tương đối riêng biệt. Những thành viên khác trong gia đình không tiếp xúc gần với F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Người cách ly tại nhà phải ký cam kết thực hiện các biện pháp như cách ly ở điểm tập trung…”, bác sĩ Thức nói.
Đồng thời, theo bác sĩ Thức, khi F1 cách ly tại nhà, thì vai trò của chính quyền cơ sở cũng rất quan trọng, cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày. Việc thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà cũng phải bảo đảm. Thời gian cách ly tại nhà cũng như tập trung. Đặc biệt, F1 nếu vi phạm khi cách ly tại nhà sẽ được xử lý thật nghiêm.
“F1 cách ly tại nhà phải có đủ kiến thức và có trách nhiệm trong việc cách ly. Song song đó, những người trong gia đình, người xung quanh cũng cần có kiến thức, thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện cách ly với F1. Thực tế, có thể dùng nhiều phương pháp cách ly khác nhau với F1, nhưng vấn để sau cùng là phải đảm bảo nguyên tắc, cắt đứt nguy cơ lây lan dịch bệnh”, bác sĩ Thức nhấn mạnh.
Sáng 10/6, có 70 ca mắc COVID-19, TPHCM nhiều nhất với 26 trường hợp
Bản tin sáng 10/6 của Bộ Y tế cho biết, có 70 ca mắc COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố, trong đó 4 ca nhập cảnh cách ly ngay; 66 ca ghi nhận trong nước. TPHCM có số mắc nhiều nhất với 26 trường hợp. Đến sáng nay, Việt Nam đã có 9.635 bệnh nhân.
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 18h ngày 09/6 đến 6h ngày 10/6 có 70 ca mắc mới (BN9566-9635):
- 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Long An.
- 66 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (26), Bắc Ninh (23), Bắc Giang (16), Hà Tĩnh (1); trong đó 50 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 6h ngày 10/6:
- Việt Nam có tổng cộng 8.020 ca ghi nhận trong nước và 1.615 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 6.450 ca.
- Có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
- Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.833.416 mẫu cho 3.920.867 lượt người.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến sáng 10/6
- Cả thế giới có 175.135.140 ca mắc, trong đó 158.639.641 khỏi bệnh; 3.775.451 vong và 12.720.048 điều trị (85.328 ca diễn biến nặng).
- Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 391.989 ca, tử vong tăng 12.879 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.840 ca, trong đó: Indonesia tăng 7.725 ca, Malaysia tăng 6.239 ca, Philippines tăng 5.462 ca, Thái Lan tăng 2.680 ca, Campuchia tăng 729 ca, Myanmar tăng 136 ca, Singapore tăng 4 ca, Lào tăng 1 ca.
Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 224
Lần 2: 75
Lần 3: 72
- Số ca tử vong: 55 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 3.636 ca.
Thông tin chi tiết các ca mắc mới:
04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- CA BỆNH BN9632-BN9635 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Long An. Ngày 05/6/2021, từ Indonesia nhập cảnh Việt Nam trên tàu VINH02 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Long An. Kết quả xét nghiệm ngày 09/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cần Giuộc, tỉnh Long An.
66 ca ghi nhận trong nước
- CA BỆNH BN9566, BN9581-BN9582, BN9585, BN9589, BN9594, BN9596-BN9605 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- CA BỆNH BN9567 ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh: nam, 45 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 09/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
- CA BỆNH BN9568-BN9580, BN9583-BN9584, BN9586-BN9588, BN9590-BN9593, BN9595 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 16 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 2 ca liên quan đến ổ dịch Đại Phúc, 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 1 ca là F1, 2 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 08-09/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- CA BỆNH BN9606-BN9631 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 8 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 5 ca là các trường hợp F1, 13 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 184.749, trong đó:
- Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 5.093
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 21.163
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 158.493
Thông tin tiêm chủng:
Tính đến 16 giờ ngày 09/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với 1.389.887 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 47.179 người.
Chi tiết 29.967 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong ngày 09/6/2021 như sau:
1- Hải Phòng: 121
2- Thái Bình: 84
3- Hà Nam: 789
4- Bắc Ninh: 15.516
5- Hải Dương: 4.186
6- Lạng Sơn: 852
7- Yên Bái: 455
8- Lào Cai: 2.786
9- Quảng Trị: 185
10- Khánh Hòa: 190
11- Kon Tum: 1.277
12- Gia Lai: 254
13- TP. Hồ Chí Minh: 3.567
14- Sóc Trăng: 1.506
15- Vĩnh Long: 1.487
16- Các đơn vị TƯ tại Hà Nội: 1.776
Cà Mau: Chợ đêm, hàng quán vỉa hè, nhà hàng...được hoạt động từ 0 giờ ngày 10.6 Cà Mau cho phép các chợ đêm, quán vỉa hè, nhà hàng, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, yoga, sân bóng đá... được hoạt động trở lại vào 0 giờ ngày 10.6. Cà Mau vẫn tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke để phòng chống dịch bệnh Covid-19 . ẢNH: CTV Ngày 9.6, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND...