TP Hồ Chí Minh: Lên phương án phòng chống thiên tai tại 300 điểm xung yếu
Ngày 25-4, đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.
Không để xảy ra tình trạng mùa mưa xả tràn bờ gây ngập úng, vỡ bờ bao
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và cứu nạn TPHCM, năm 2019, các sở ngành, quận huyện đã thực hiện tốt các giải pháp, phương án đưa ra, theo đó công tác phòng chống cháy rừng có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, trên địa bàn TPHCM xảy ra 17 vụ cháy thảm thực vật thân cỏ và cây phân tán với tổng diện tích 42,35ha, không xảy ra cháy rừng. Các vụ cháy đã được lực lượng tại chỗ phát hiện phối hợp cùng lực lượng chức năng chữa cháy, dập tắt kịp thời, không để cháy lan vào các khu dân cư, khu công nghiệp và các khu rừng tiếp giáp. Về phòng chống thiên tai, năm 2019, mặc dù trên địa bàn TP xảy ra 3 vụ sạt lở, 2 đợt lốc xoáy, 6 đợt triều cường, nhưng nhờ chủ động thực hiện các phương án phòng ngừa, các sự cố, tai nạn đã không gây thương vong về người.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập dẫn đến công tác phòng chống thiên tai, cháy rừng thời gian qua có lúc, có nơi chưa mang lại hiệu quả cao. Đó là tình trạng san lấp, xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn sông, kênh, rạch phổ biến nhưng chưa được xử lý kiên quyết, ảnh hưởng đến an toàn đê điều; tiến độ thực hiện một số dự án thoát nước, dự án chống sạt lở, công trình thủy lợi còn chậm do cơ quan có thẩm quyền chưa duyệt đơn giá đền bù; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thiếu về số lượng, hạn chế về công suất; công tác phối hợp, chế độ thông tin, báo cáo của địa phương, đơn vị thực hiện chưa kịp thời, đầy đủ theo quy định.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm lưu ý, những năm gần đây, thời tiết tại TPHCM và các vùng lân cận ngày càng cực đoan, hạn mặn kéo dài, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, triều cường dâng cao; các sự cố, tai nạn liên quan đến thiên tai như sạt lở, ngập úng, dông lốc… rất dễ xảy đến. Do đó, các sở ngành, quận huyện, nhất là các thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và cứu nạn TP phải chủ động, sáng tạo hơn trong triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Các thành viên trong ban chỉ đạo cần phối hợp với các quận huyện thực hiện ngay việc rà soát, kiểm tra lại 300 điểm xung yếu, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng khi mưa bão xảy ra, từ đó xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa cụ thể. Các phương án phải dựa trên phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ). Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và cứu nạn TP phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý hồ Dầu Tiếng có phương án xả lũ, điều tiết nước hợp lý, không để xảy ra tình trạng mùa mưa xả tràn bờ gây ngập úng, vỡ bờ bao; trong khi mùa khô lại thiếu nước, mặn xâm lấn…
Đồng chí Lê Thanh Liêm yêu cầu Sở Xây dựng TP khẩn trương khảo sát các công viên, tuyến đường trên địa bàn; nhanh chóng xử lý, mé nhánh, đốn hạ những cây xanh hư hỏng, khô cành, có nguy cơ ngã đổ. Sở VH-TT rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp lắp đặt pa nô, áp phích, cần cẩu không đúng các quy định về an toàn. Sở GTVT thắt chặt công tác quản lý an toàn tại các bến cảng, đò ngang. Sở TN-MT kiên quyết xử lý tình trạng khai thác cát, khoáng sản trái phép… Các phần việc này phải được triển khai thực hiên nghiêm chỉnh trước khi mùa mưa bắt đầu.
Đối với phòng cháy rừng, dù TPHCM đang chuyển vào mùa mưa, tuy nhiên các lực lượng chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương (quận 9 và các huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ) không được chủ quan, lơ là. Hàng tháng, hàng quý, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương phải kiểm tra các tán rừng, tạo ranh ngăn lửa, xử lý các lớp thực bì khô. Đồng thời triển khai sinh động các hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng chống cháy rừng, không đốt, phá rừng.
Đồng chí Lê Thanh Liêm lưu ý Cảng vụ Hàng hải TP và Bộ đội Biên phòng TP ngoài các nhiệm vụ thường xuyên trước đây, thời gian tới cần phối hợp với ngành y tế TP tăng cường kiểm tra, thắt chặt việc nhập cảnh đối với các thuyền viên nước ngoài.
Video đang HOT
TUẤN VŨ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả dông lốc, mưa đá
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 481/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá.
Từ đầu năm đến nay, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Công điện nêu rõ:
Từ đầu năm đến nay, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, làm 8 người chết; trên 40.000 nhà và 30.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 25-27/4 ở khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (có nơi trên 120mm/24h); nguy cơ cao xảy ra lốc sét, mưa đá trên diện rộng nhất là tại các địa phương vừa bị thiệt hại.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới các gia đình có người dân bị thiệt mạng do mưa lũ, dông lốc, sét, chia sẻ những khó khăn, mất mát của chính quyền và người dân vùng bị thiệt hại.
Để ứng phó hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:
- Huy động lực lượng tại hỗ tập trung hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả dông, lốc, mưa đá (đồng thời lưu ý đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19); tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người thiệt mạng, hỗ trợ sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo chỗ ở cho các hộ dân bị thiệt hại, không để người dân bị thiếu đói. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, tổng hợp nhu cầu, gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra trong những ngày tới.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá như: khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi có cảnh báo dông lốc, mưa đá; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói), thay thế bằng các vật liệu đảm bảo (mái tôn mạ kẽm); xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai và cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
3. Giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi UBND các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, các cơ quan liên quan về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: TRẦN HẢI). Theo đó, từ đầu năm đến nay, dông, lốc, sét, mưa...