TP Hồ Chí Minh hoàn thuế 9.103 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong mùa dịch bệnh
Theo Cục thuế TP Hồ Chí Minh, 8 tháng qua đơn vị đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho 1.542 hồ sơ với tổng số tiền được hoàn là 9.103 tỷ đồng, giảm 3,2% số tiền hoàn so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp được hoàn thuế tại TP Hồ Chí Minh chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.
Trong đó, hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 89% tổng số hồ sơ và 92% tổng số thuế được hoàn; trường hợp đầu tư chỉ chiếm 2,3% tổng số hồ sơ và 6,1% tổng số thuế được hoàn. Hầu hết, hồ sơ hoàn thuế được giải quyết bằng phương thức điện tử. Trong đó, 100% trường hợp hoàn thuế xuất khẩu được giải quyết bằng phương thức điện tử, người nộp thuế có nhiều thuận lợi trong việc gửi hồ sơ hoàn thuế cũng như theo dõi tình hình xử lý hồ sơ giải quyết hoàn thuế.
Ngoài ra, trong 8 tháng qua Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 12.263 doanh nghiệp với số thuế truy thu, phạt, truy hoàn là gần 2.502 tỷ đồng. Theo báo cáo của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, tổng số doanh nghiệp (mã 10 số) đang hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là khoảng 259.161 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp phát sinh mới là 27.136, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động là 24.402 doanh nghiệp.
Video đang HOT
Từ nay đến cuối năm, Cục thuế TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục liên quan đến thuế để hàng hóa được thông quan nhanh chóng và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thuế thuận lợi hơn.
Chỉ 7/50 doanh nghiệp du lịch TP.HCM được giảm lãi suất cho vay
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hầu hết doanh nghiệp và người lao động trong ngành chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ, đồng thời việc vay tín chấp còn nhiều khó khăn.
Trong báo cáo mới đây về triển khai công tác phòng, chống Covid-19, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, chỉ 7/50 doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú gặp khó khăn được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Qua phản ánh của các doanh nghiệp, du lịch được các ngân hàng xếp vào nhóm ngành rủi ro cao, không có khả năng trả nợ do khách đi du lịch chưa nhiều. Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành thường không có tài sản thế chấp. Do đó, việc tiếp cận với các gói vay tín chấp trở nên khó khăn.
Covid-19 trở lại tiếp tục gây khó cho các doanh nghiệp du lịch TP.HCM. Ảnh: Phương Lâm.
Bên cạnh đó, đến nay, hầu hết người lao động và doanh nghiệp lữ hành (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
"Tình hình áp dụng chính sách tại mỗi địa phương có những đặc thù riêng; các quy định, điều kiện nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể đối với nghề hướng dẫn viên nên phải thực hiện nhiều thủ tục xác nhận chuẩn hộ nghèo, chứng minh về thu nhập trước khi mất việc, xác nhận không lao động ở quê...", báo cáo nêu rõ.
Trước đó, theo thống kê của Sở Du lịch TP đến ngày 20/8, khoảng 90-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm dừng hoạt động. Một số ít đơn vị còn mở cửa để xử lý công nợ với khách hàng.
Ở mảng lưu trú, đa số đơn đặt phòng khách sạn trong tháng 7 và tháng 8, cũng như các hợp đồng hội nghị, tiệc cưới, nhà hàng quy mô từ 30 người trở lên đều bị hủy.
Tình trạng trên khiến số lượng lao động trong ngành giảm 61% so với cùng kỳ. Trong đó, 87,4% lao động nghỉ không lương, 12,6% chấm dứt hợp đồng lao động.
Đến ngày 24/8, 453 cơ sở lưu trú du lịch đã được giảm 10% giá điện cho các tháng 5, 6 và 7. Đồng thời, 21 công ty lữ hành và 436 hướng dẫn viên cũng được hưởng chính sách giảm phí, lệ phí cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp để người lao động không mất việc Thành phố Hồ Chí Minh đang tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) không phá sản, ngừng hoạt động... nhằm giúp người lao động không bị sa thải, mất việc làm hàng loạt. Người lao động làm hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Ông Lê Minh Tấn, Giám...