TP Hồ Chí Minh hỗ trợ các tỉnh đón khoảng 2.700 người dân về quê
Dự kiến ngày 9/9, TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp đưa khoảng 2.700 người dân về các tỉnh, thành theo nguyện vọng.
Chiều tối 8/9, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, Thành phố đã phối hợp với các địa phương tổ chức đưa hơn 28.000 người dân đang sinh sống, làm việc ở TP Hồ Chí Minh trở về các địa phương.
Nhiều người dân ngoại tỉnh được sắp xếp đưa đón về quê an toàn trong mùa dịch.
Trong số 30 địa phương đã phối hợp với TP Hồ Chí Minh tổ chức cho người dân trở về, Phú Yên là địa phương có số người từ TP Hồ Chí Minh về cao nhất tính từ đầu tháng 7 đến nay, với hơn 8.300 người qua 16 đợt; tiếp đến là các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Bình Thuận, Bình Định, Tây Ninh…
Theo kế hoạch, ngày mai (9/9), TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp tiếp tục đưa khoảng 2.700 người dân về các tỉnh, thành theo nguyện vọng.
Video đang HOT
Thời gian qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao sở Giao thông Vận tải làm đầu mối phối hợp với các hội đồng hương, sở, ngành và chính quyền các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân di chuyển đến các điểm tập kết để về quê.
Đối với vấn đề dịch tễ, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ phối hợp các quận, huyện và thành phố Thủ Đức ưu tiên làm xét nghiệm và trả kết quả sớm nhất cho người dân đủ điều kiện về các tỉnh, thành.
Trước đó, trong chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đối với người dân ngoại tỉnh đến TP Hồ Chí Minh học tập và làm việc, do tình hình dịch bệnh diễn ra quá phức tạp, theo quy định chung không được di chuyển từ các địa phương có dịch về những địa phương khác. “Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được về quê. Những địa phương nào sắp xếp, đón nhận được bà con thì Thành phố phối hợp tổ chức, thậm chí hỗ trợ cả xe, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, Thành phố còn ưu tiên xét nghiệm, tiêm vaccine trước để hỗ trợ đưa người lao động ngoại tỉnh về quê”, ông Phan Văn Mãi nói.
Người dân đang ở tại TP Hồ Chí Minh có mong muốn được trở về quê có thể đăng ký qua hội đồng hương hoặc liên hệ trực tiếp cơ quan chức năng địa phương để TP Hồ Chí Minh chủ động thu xếp, chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
TP Hồ Chí Minh: Cho phép bán thức ăn mang đi khi đảm bảo quy định phòng dịch
Tối 8/9, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản số 2994/UBND-ĐT về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; đáng chú ý, có quy định cho phép kéo dài giấy đi đường đến hết ngày 15/9 và cho phép bán đồ ăn mang đi khi đảm bảo quy định phòng dịch.
TP Hồ Chí Minh tiếp tục kéo dài thời gian hiệu lực của giấy đi đường đến hết ngày 15/9.
Theo văn bản, UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường của Công an TP Hồ Chí Minh đã cấp trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hết ngày 15/9.
Trong trường hợp người dân có nhu cầu cấp đổi giấy đi đường, các đơn vị chủ trì, quản lý đối tượng cấp giấy đi đường theo Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thu hồi giấy cũ; tổng hợp, cập nhật danh sách mới gửi Công an TP Hồ Chí Minh để được cấp đổi.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) được hoạt động trong phạm vi 1 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày để đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân.
UBND TP Hồ Chí Minh giao Chủ tịch UBND quận 7 và UBND huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/1 lần; báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh trước ngày 11/9.
Về việc cung ứng hàng hóa, UBND TP Hồ Chí Mnh cho phép mở hai điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn.
Cùng với đó là tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức để bổ sung nguồn hàng hóa cung ứng cho TP Hồ Chí Minh; đảm bảo lưu thông thông suốt đến người tiêu dùng trên nguyên tắc đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện và thành phố Thủ Đức để được cấp Giấy đi đường theo Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; phải đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 2ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Quận, huyện ở TP.HCM công bố kiểm soát được dịch khi vẫn có F0 Các địa phương công bố kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế, trong khi đó, TP.HCM quy định vùng nguy cơ (xanh, vàng, cam, đỏ) theo từng tổ dân phố. TP.HCM hiện có 3 địa phương công bố kiểm soát được dịch, gồm huyện Củ Chi, Cần Giờ và quận 7. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn phát...