TP Hồ Chí Minh: Ghép gan thành công cho bé gái 7 tuổi bị xơ gan giai đoạn cuối
Ngày 20/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép gan cho bé gái 7 tuổi.
Đây cũng là ca ghép gan thành công đầu tiên của bệnh viện với 100% là đội ngũ y, bác sĩ của Việt Nam.
Đó là trường hợp bệnh nhi G. H. (7 tuổi, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) mắc phải căn b ệnh hiểm nghèo teo đường mật bẩm sinh và phải phẫu thuật khi mới được 1 tháng 21 ngày. Tuy nhiên, sau mổ, G. H. phải nhập viện nhiều lần vì nhiễm trùng đường mật, gan xơ, lách rất to gây cường lách.
Ca ghép gan cho bệnh nhi đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh được thực hiện bởi 100% y, bác sĩ Việt Nam.
Năm 2020, G.H. xuất huyết tiêu hoá, ói ra máu và tiêu phân đen 2 lần, bị suy dinh dưỡng do chức năng gan xấu, giảm tiểu cầu máu nặng, thường xuyên chảy máu mũi. Để có được cuộc sống bình thường, bé chỉ có một con đường duy nhất là được ghép gan.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, mặc dù có nhiều khó khăn trong phẫu thuật ở bệnh nhi nhưng diễn tiến trong và sau mổ khá thuận lợi, cho kết quả thành công ban đầu. Sau hai tuần ghép gan, bệnh nhi ăn uống tốt; gan ghép đã được chấp nhận và hoạt động như một gan bình thường giúp bệnh nhi thay đổi từng ngày và dự kiến xuất viện cuối tháng 12. Người cho gan là bố bé đã xuất viện sau mổ 1 tuần.
TS. BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, ca ghép gan cho bệnh nhi G. H. được thực hiện trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp nên việc liên hệ với các đối tác từ các chuyên gia nước ngoài vô cùng khó khăn. Do đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh chủ động ghép gan cho bệnh nhi mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài như các ca ghép gan trước đó.
“Đây là ca ghép gan thứ 15 tại bệnh viện và cũng là ca ghép gan thành công đầu tiên của bệnh viện với ê kíp toàn đội ngũ y, bác sĩ của Việt Nam. Ca ghép gan thứ 15 này đã đánh dấu một chặng đường của công tác tự chủ ghép gan nói riêng và ghép tạng nói chung tại bệnh viện. Từ đây, việc ghép gan sẽ được thực hiện thường xuyên hơn để cứu được nhiều hơn các bệnh nhi bệnh gan giai đoạn cuối hơn”, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin thêm.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, những năm qua, bệnh viện đã thực hiện ghép thận cho 20 ca, 15 ca ghép gan. Số ca ghép tạng hiện nay còn ít, nguyên nhân bắt nguồn từ khó khăn ở người cho tạng, nguồn tạng từ người cho sống chung huyết thống ít nhiều có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn tạng từ người cho chết não nhiều khả quan nhưng nhận tạng ở trẻ em có nhiều khó khăn về hoà hợp mô tạng, kỹ thuật, chi phí…
Video đang HOT
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sau bữa ăn, bạn thử làm điều này!
Đi bộ nhanh sau bữa ăn được nhiều người Ấn Độ tin rằng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung liên quan vấn đề này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Một lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ; Vì sao không nên ngồi trong nhà vệ sinh lâu quá 10 phút?; Nhiễm trùng đường tiết niệu khi nào trở nên nguy hiểm, cần đi khám gấp?...
Đi bộ sau bữa ăn có lợi ích gì?
Đi bộ nhanh sau bữa ăn được nhiều người Ấn Độ tin rằng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Nhưng nó có thực sự giúp tiêu hóa nhanh hơn và cải thiện sự trao đổi chất không?
Sau khi bạn ăn xong, cơ thể sẽ hoạt động, phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một phần đáng kể của quá trình phân hủy hoặc tiêu hóa thức ăn diễn ra ở ruột non.
Bạn nên đi bộ sau khoảng thời gian 30-45 phút sau bữa trưa hoặc bữa tối để có được nhiều lợi ích nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ sau bữa ăn có thể giúp vận chuyển thức ăn từ dạ dày và ruột non nhanh hơn.
Thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non càng nhanh, thì khả năng mắc các chứng như chướng bụng, đầy hơi và trào ngược axit càng ít.
Bằng chứng cũng chỉ ra rằng đi bộ 30 phút sau bữa ăn, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, có thể cải thiện chức năng ruột và giảm nguy cơ táo bón.
Nghiên cứu cho biết đi bộ sau ăn không chỉ giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa mà còn có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.11.
Một lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ
Nhiều người biết rằng, uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến xơ gan và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn.
Sau đây là những hậu quả của việc uống nhiều rượu bia.
Bệnh truyền nhiễm. Sử dụng quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến dễ bị nhiễm bệnh. Những người nghiện rượu có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như lao, viêm phổi và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mỗi lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ.
Chỉ 1 lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bác sĩ John Spangler, Giáo sư tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist ở Bắc Carolina (Mỹ), cho biết ngay cả 1 lần uống rượu quá mức cũng có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với các mầm bệnh xâm nhập.
Bác sĩ John Spangler giải thích: "Chất chuyển hóa chính của rượu, acetaldehyde, có khả năng làm suy giảm chức năng của lông mao trong phổi, khiến chúng dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập hơn. Điều đó khiến những người lạm dụng rượu có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn" .
Ung thư. Uống rượu nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Các loại ung thư thường thấy ở những người nghiện rượu nặng bao gồm ung thư miệng, ung thư họng, thanh quản, thực quản, gan, ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Nhiều người nghiện rượu nặng cũng hút thuốc, điều này càng làm tăng nguy cơ ung thư. Xơ gan, giảm trí nhớ, trầm cảm... là những hậu quả tiếp theo của việc uống bia rượu quá nhiều sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.11.
Vì sao không nên ngồi trong nhà vệ sinh lâu quá 10 phút?
Ngồi quá lâu trên bồn cầu toilet có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe mà ít người ngờ tới, trong đó có làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi lần không nên ngồi lâu quá 10 phút.
Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm suy giãn tĩnh mạch, gây phình, thậm chí chảy máu ở hậu môn, cuối cùng dẫn đến bệnh trĩ.
Không nên ngồi lâu quá 10 phút khi đi toilet vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
"Cố gắng không ngồi quá 10 phút khi đi vệ sinh. Bạn càng ngồi lâu trong nhà vệ sinh, máu sẽ động lại lâu hơn trong các tĩnh mạch trực tràng. Điều này có thể gây ra bệnh trĩ", bác sĩ phẫu thuật Karan Rajan, giảng viên tại Đại học Sunderland (Anh), cảnh báo. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung hữu ích này bạn nhé!
Nếu thấy dấu hiệu này ở móng tay, bạn có thể đang bị tiểu đường Những bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh như tim mạch, xơ gan hay tuyến giáp. Một nghiên cứu mới đây phát hiện bất thường ở móng tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường. Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, được đăng trên chuyên san Practical Diabetes....