TP Hồ Chí Minh: Đổi lấy 1.300 ha đất lấy 7,5km đường
Theo quy hoạch trục đường Bắc – Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m, gồm 6 làn xe. Tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 8.500 tỉ đồng. Làm dự án này, nhà đầu tư đề xuất được thanh toán bằng 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện nhà bè).
Sơ đồ tuyến đường trục Bắc – Nam của TP Hồ Chí Minh.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận đầu tư xây dựng đường trục Bắc – Nam đoạn từ đường Hoàng Diệu (quận 4) đến đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) và đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm (Q.7) với chiều dài 7,5 km, rộng 29,5 m, bao gồm 6 làn xe.
Dự án gồm cả xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ và xây cầu Rạch Đĩa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm.
Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP, với tổng vốn đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng (đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng).
Liên danh nhà đầu tư được giao nghiên cứu lập đề xuất dự án gồm Công ty TNHH MTV phát triển Công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC), Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần An Phú.
Nhà đầu tư cam kết sẽ ứng toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và ủy thác thành phố thực hiện bồi thường cho dự án đường trục Bắc – Nam cùng Khu đô thị Hiệp Phước.
Đồng thời, liên danh đầu tư cũng cam kết sẽ chuyển tiền ký quỹ 5.000 – 10.000 tỷ đồng khi được chọn làm nhà đầu tư dự án. Bù lại, nhà đầu tư đề xuất thành phố thanh toán bằng quỹ đất 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Theo quy hoạch, đường trục Bắc – Nam bắt đầu từ quốc lộ 22 (An Sương, quận 12) đến Khu công nghiệp Hiệp Phước là một trong 2 tuyến trục xuyên tâm của TP HCM. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm là trục chính trong “Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020″ đã được Chính phủ phê duyệt.
Nam Phong/ Sức Khỏe Cộng Đồng
Đường phố Sài Gòn vắng "như chùa bà Đanh" ngày Quốc khánh
Sáng 2/9, các tuyến đường trung tâm TP.HCM vắng lặng lạ thường, khác hẳn với sự tấp nập, đông đúc thường nhật.
Video đang HOT
Nếu bước ra đường phố Sài Gòn những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước một Sài Gòn vừa thân quen lại vừa lạ lẫm.
Vẫn những hàng cây trên phố Ngô Gia Tự hay từng cửa hàng tại con đường 3 Tháng 2, thế nhưng những ngày này tại đây chẳng còn sự ùn tắc, chen chúc nữa mà thay vào đó lại là cả khoảng đường rộng thênh thang, thoáng đãng.
Người ta nói người Sài Gòn quá nửa là dân ngụ cư, chỉ đến học tập, làm việc thôi chứ đến lễ tết ai lại về quê hương người ấy.
Thêm nữa, nghỉ lễ cũng là dịp để các gia đình vốn chịu cảnh ngột ngạt nơi phố thị tìm đến những chuyến du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn.
Vì vậy, cứ thế mà người người kéo nhau "trốn" khỏi Sài Gòn, trả lại cho thành phố này vẻ tĩnh lặng hiếm hoi, lạ lẫm.
Đây là ngày nghỉ thứ hai trong kỳ nghỉ kéo dài ba ngày dịp lễ Quốc khánh. 7h sáng, các tuyến đường khu vực quận 1 vẫn còn thưa thớt bóng người.
Trong khi đó, khu vực vòng xoay Nhà thờ chính toà Đức Bà vắng lặng phương tiện qua lại. Trong những ngày thường, tuyến đường này luôn là nơi tập trung đông đúc xe cộ.
Tương tự, đường Lý Tự Trọng (quận 1), nơi tập trung nhiều văn phòng, công ty, cửa hàng cũng thưa vắng người qua lại, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh nêm kín xe cộ trong những ngày thường.
Đây là một dịp hiếm hoi trong năm, bên cạnh Tết Nguyên đán và lễ 30/4 - 1/5, đường phố Sài Gòn không đông đúc phương tiện lưu thông do nhiều người đã nhân dịp này rời thành phố để về quê hoặc đi du lịch.
Đa số các hộ gia đình đều treo quốc kỳ ngày nghỉ lễ, tạo nên những sắc màu bắt mắt cho đường phố.
Những chú chim bồ câu trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1) chơi đùa trong nắng sớm yên bình mà không sợ từng hàng dài xe cộ ồn ã gây giật mình.
Trong khi đó, hai người đàn ông trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1) cũng thảnh thơi uống cà phê buổi sáng trong sự yên lặng lạ thường của đường phố trung tâm.
Ngày hôm nay, đa số các cửa hàng kinh doanh đều đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy nhiên, các khu chợ vẫn chợ vẫn hoạt động bình thường. Trong ảnh, chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh) đông đúc người mua, kẻ bán. Nhiều gia đình không đi du lịch cũng tranh thủ ngày nghỉ này để cùng nhau nấu những bữa ăn gia đình. Hết ngày mai, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sẽ kết thúc và người dân trở lại làm việc bình thường vào ngày 4/9.
Từ những ngày đầu của đợt nghỉ lễ, các con đường dọc trung tâm thành phố thưa thớt hẳn. Đường Hồng Bàng vốn luôn đông đúc xe cộ nay lại trở nên thênh thang, rộng rãi.
Những khu dân cư cũng ít đi tiếng xe cộ
Dịp nghỉ lễ dài ngày giúp người dân có cơ hội nghỉ ngơi, cũng giúp cho phố xá Sài Gòn "vươn vai" sau bao ngày tháng tấp nập, xô bồ.
Vinh danh thủ khoa áo lính Năm học 2017-2018, đã có trên 60 học viên đạt thủ khoa suất sắc, 30 học viên đạt giải nhất các kỳ thi Olympic quốc gia và Olympic toàn quân. Thượng tướng Phan Văn Giang trao bằng khen cho sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc Chiều 28/8, tại Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu...